Chuyển đến nội dung chính

Cây Kha Tử -Terminalia chebula Retz.

CÂY KHA TỬ CHỮA BỆNH ĐẠI TRÀNG

Cây Kha Tử được Y Học Cổ Truyền đánh giá là một trong những loại cây thuốc nam quý, có giá trị dược liệu và công dụng chữa bệnh tốt. Cây Kha Tử được sử dụng như một thành phần chính của các bài thuốc nam chữa bệnh đại tràng, chữa kiết lỵ, chữa tiêu chảy lâu ngày không khỏi.
chữa bệnh đại tràng
Cây Kha Tử còn được biết đến với một số tên gọi khác như: Chiêu liêu, Chiêu Liêu hồng, Xàng, Tiếu. Cây Kha Tử có tên khoa học là: Terminalia chebula Retz. Cây Kha Tử chữa bệnh đain tràng thuộc họ Bàng.
Cây Kha Tử  là loại cây thân gỗ, cây to, cao từ 15 đến 20m. Cành non của cây Kha Tử có lông. Vỏ của cây Kha Tử chữa bệnh đại tràng có màu xám nhạt, thân cây thường có vách nứt dọc theo thân cây.
Lá của cây Kha Tử mọc so le, đầu lá nhọn, là dài từ 15 đến 20cm, lá của cây Kha Tử có lông mềm, mặt sau của lá nhẵn. Ở đầu cuống của cây Kha Tử lá có hay tua nhỏ.
Hoa của cây Kha Tử chữa bệnh đại tràng nhỏ, có màu trắng hơi vàng. Hoa của cây Kha Tử có mùi thơm; hoa xếp thành chùy, mọc ra ở nách lá hay ở ngọn. Hoa của cây Kha Tử chữa bệnh đại tràng có phủ lông, màu đồng.
Quả của cây Kha Tử có hình trứng thuôn dài 3 từ 4cm, chiều rộng của quả cây Kha Tử từ 22 đến 25mm, tù hai đầu. Quả của cây Kha Tử không có cánh, có 5 cạnh dọc, quả có màu nâu vàng nhạt, thịt quả có màu đen. Hạch của quả cây Kha Tử chứa một hạt dày khoảng 4mm, có lá mầm cuộn. Cây Kha Tử chữa bệnh đại tràng thường ra hoa tháng vào Tháng 5 và Tháng 6. Cây Kha Tử đậu quả trong Tháng 8 và 9.
Cây Kha Tử mọc hoang và hiện nay được trồng ở một số tỉnh miền Nam Việt Nam. Trên thế giới, cây Kha Tử mọc hoang và được trồng ở các nước Đông Nam Á bao gồm: Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanmar và Ấn Độ.
Cây Kha Tử chữa bệnh đại tràng thường được thu hoạch vào mùa quả chin trong khoảng Tháng 9 đến Tháng 11. Khi thu hoạch, quả của cây Kha Tử được phơi khô. Khi dùng cây Kha Tử làm thuốc, được sao qua, bỏ hạt. Quả của cây Kha Tử cũng có thể được sấy hoặc phơi khô, bảo quản để sử dụng lâu dài.
chữa bệnh đại tràng

CÔNG DỤNG CHỮA BỆNH ĐẠI TRÀNG BẰNG CÂY KHA TỬ

Theo Đông Y, cây Kha Tử có vị chát, nhạt, hơi chua, tính mát. Cây Kha Tử có tác dụng trừ ho, sát trùng đường ruột. Quả của cây Kha Tử xanh chứa một hoạt chất làm săn da, có tính gây trung tiện, và cũng gây xổ, quả già gây xổ mạnh. Hợp chất chebulin được tìm thấy trong quả Kha Tử có tác dụng chống co thắt tương tự papaverin. Vỏ của cây Kha Tử có tác dụng lợi tiểu và tăng cường sức khỏe tim mạch. 
Quả của cây Kha Tử là một vị thuốc nam chuyên dùng chữa chứng ỉa lỏng lâu ngày, chữa lỵ kinh niên; chữa ho mất tiếng, di tinh, ra mồ hôi trộm, chữa bệnh trĩ, xích bách đới.
Đông Y thường dùng quả khô của cây Kha Tử làm thuốc chữa bệnh đại tràng, đôi khi sử dụng cả vỏ của cây Kha Tử bào chế một số bài thuốc nam.
BÀI THUỐC NAM DÙNG CÂY KHA TỬ
Chữa chứng xích bạch lỵ:
Dùng 12 quả Kha Tử, 6 quả để sống, 6 quả nướng bỏ hạt, sao vàng và tán nhỏ. Nếu lỵ ra máu thì dùng nước sắc Cam thảo mà chiêu thuốc; nếu lỵ ra mùi, thì dùng nước sắc Cam thảo chích.
Chữa ho lâu ngày:
Dùng Kha tử, Đảng sâm mỗi vị 4g sắc với 400ml, còn 1/2 chia uống 3 lần.
Chữa ỉa chảy mãn tính, lỵ mãn tính:
Kha Tử nướng chín, bỏ hạt, tán thành bột mịn. Uống mỗi lần 6g bột mịn Kha tử với nước cơm. Ngày uống 2 lần, đến khi khỏi.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Phân biệt : khoai nước- khoai sọ - dọc mùng - môn bạc hà - Ráy voi....

KHOAI NƯỚC Khoai nước, Môn nước - Colocasia esculenta Schott,  Chi Colocasia - Khoai nước, Khoai môn,  Họ Araceae - ráy, khoai môn, khoai nước, thiên nam tinh,  bộ Alismatales Trạch tả Mô tả:  Khoai nước và Khoai sọ cùng loài nhưng khác thứ: +   Khoai nước - Colocasia esacuenta Schott  trồng nước + Khoai sọ - Colocasia esacuenta  var.  antiquorum  trồng khô.  Cây thảo mọc hoang và được trồng, có củ ở gốc thân hình khối tròn. Lá có cuống cao đến 0,8m; phiến dạng tim, màu lục sẫm nhiều hay ít, tím hay nâu tuỳ giống trồng, gân nổi rõ. Mo vàng có phần ống xanh, đầu nhọn. Trục bông mo mang hoa đực và hoa cái, hoa cái có bầu nhiều noãn. Quả mọng vàng khi chín to 3-4mm. Nơi mọc:   Loài được trồng nhiều ở nước ta và các xứ nhiệt đới để lấy củ ăn. Công dụng:  Ta thường dùng củ nấu ăn với xôi hay nấu chè, làm bánh. Cuống lá cũng thường dùng làm rau ăn nhưng phải xát hoặc ngâm với muối để khỏi ngứa. Cũng dùng muối dưa ăn. Củ tươi giã nhỏ dùng đắp trị mụn nhọt có mủ. Dùng ngoài giã nhỏ t

Tổng hợp các loại đậu

Các loại quả đậu ăn cả vỏ lẫn ruột khi chưa chín Đậu rồng – Đậu khế – Đậu xương rồng – Đậu cánh – Winged bean – Winged pea – Goa bean – Asparagus pea – Four-angled bean. Đậu rồng  còn gọi là đậu khế hay đậu xương rồng, đậu cánh (danh pháp hai phần: Psophocarpus tetragonolobus) là một loài cây thuộc họ Đậu (Fabaceae)  Đậu que – Green bean – String bean – Snap bean. Đậu que   là một tên gọi thường dùng ở Việt Nam để chỉ các loại đậu có dạng quả có đặc điểm dài và ốm, như: Đậu đũa , tên khoa học  Vigna unguiculata sesquipedalis , một loại đậu thuộc  chi Đậu  ( Vigna ),  họ Đậu . Đậu cô ve , tên khoa học  Phaseolus vulgaris , một loại đậu thuộc  chi Đậu cô ve  ( Phaseolus ),  họ Đậu . Đậu cô ve – Đậu a ri cô ve – French beans, French green beans, French filet bean (english) – Haricots verts (french): được trồng ở Đà Lạt. Đậu que ,  đậu ve  hay  đậu cô ve , còn gọi là: đậu a ri cô ve do biến âm từ  tiếng Pháp :  haricot vert , danh pháp khoa học Phaseolus vulgaris , là một giống  đ

Cơm nguội vàng hay còn gọi là cây sếu, phác, cơm nguội Trung Quốc - Celtis sinensis Pers.

Cơm nguội vàng  hay còn gọi là  cây sếu ,  phác ,  cơm nguội Trung Quốc  (tên khoa học:  Celtis sinensis  Pers., tiếng Trung:  朴树 ) là một loài thực vật thuộc  chi Cơm nguội ,  họ Gai dầu  ( Cannabaceae ). Phân loại khoa học Giới   ( regnum ) Plantae (không phân hạng) Angiospermae (không phân hạng) Eudicots Bộ   ( ordo ) Rosales Họ   ( familia ) Cannabaceae Chi   ( genus ) Celtis Loài   ( species ) C. sinensis Danh pháp hai phần Celtis sinensis Pers. Các danh pháp đồng nghĩa có:  Celtis bodinieri   H. Léveillé ;  C. bungeana  var.  pubipedicella   G. H. Wang ;  C. cercidifolia   C. K. Schneider ;  C. hunanensis   Handel-Mazzetti ;  C. labilis   C. K. Schneider ;  C. nervosa   Hemsley ;  C. tetrandra   Roxburgh  subsp.  sinensis   (Persoon) Y. C. Tang .