Bình bát hay còn gọi là nê, hoặc na xiêm, tên khoa học là Annona reticulata, một số ngôn ngữ châu Âu gọi là tim bò, tiếng Hindi gọi là sitaphal, tức quả Sita, là một loài thực vật thuộc chi Na (Annona), có nguồn gốc từ khu vực nhiệt đới của Tân Thế Giới (châu Mỹ,bao gồm Bắc Mỹ, Nam Mỹ, Trung Mỹ và Caribe cũng như các đảo xung quanh).
Cây bình bát là cây gỗ nhỡ, sớm hay nửa rụng lá. Thân cao 2 – 5 m, thậm chí đến 10 m. Lá đơn, mọc so le, nhọn hai đầu, có 8 - 9 cặp gân phụ, dài 10–15 cm và rộng 5–10 cm. Hoa vàng, hai vòng cánh, nhiều nhị đực và tâm bì.
Bình bát
Quả hình tim (quả kép, như các loại na), mặt ngoài có từng ô 5 góc mở; thịt quả trắng hoặc hơi hồng, ăn được, nhưng không ngon như na hoặc mãng cầu xiêm, vì vị hơi chát, ít ngọt và không thơm. Quả xanh (8 - 12g) thái mỏng phơi khô, sắc uống chữa sốt, tiêu chảy, kiết lỵ, giun sán, nhiễm khuẩn hô hấp. Hạt có tính sát khuẩn. Quả bình bát(na xiêm) ngoài vị ngọt thanh còn chứa: vitamin C giúp chống gốc tự do gây lão hóa sớm; vitamin A giúp da và tóc khỏe, hỗ trợ thị lực; vitamin B6, magnésium, potassium, chất xơ tốt cho hệ tim mạch, hệ tiêu hóa, có tác dụng lợi tiểu và giảm trầm cảm; có tính giảm co thắt, giảm a xít tại các khớp xương,giúp trị bệnh huyết trắng ở phụ nữ.
Bình bát
Phân bố
Cây bình bát thường phổ biến ở vùng đất thấp, có khí hậu nóng và ẩm. Loài này thường mọc hoang tại nhiều khu vực trên thế giới như Ấn Độ, Úc và châu Phi. Tại Việt Nam, thường mọc ven bờ kênh, rạch có nước phèn, nước lợ ở Nam Bộ và một số tỉnh đồng bằng Bắc Bộ. Do chịu được phèn nên có thể làm gốc ghép cho mãng cầu xiêm.
Quả bình bát xanh
Quả bình bát chín
Ngoài tác dụng cho quả ăn, cây bình bát còn được trồng để chống được sạt lở bờ đê, kênh rạch, chắn sóng, do cây bình bát lớn nhanh, sống lâu, bộ rễ khá phát triển, rễ ăn xuống theo chiều sâu lẫn vươn xa nên bám chắc rất tốt, đặc biệt sau mỗi lần cắt ngọn, gốc thân và cả bộ rễ càng phát triển.
Bình bát trong y học dân gian
Toàn cây bình bát có vị chát, có độc đặc biệt là hạt và vỏ thân, có tác dụng sát trùng. Quả xanh có tác dụng làm se, trừ lỵ, trị giun.
Một số bài thuốc :
- Nước sắc lá để trị bệnh giun sán hoặc giã nát đắp mụn nhọt, áp xe và loét.
- Ăn nhiều quả bình bát, trị được bệnh khí hư (huyết trắng) ở phụ nữ, chứng thiếu máu.
- Quả bình bát xanh có chứa nhiều tanin, được sấy khô, nghiền thành bột dùng chữa tiêu chảy và bệnh lỵ.
- Vỏ cây giã nát dùng đắp quanh nướu răng để làm giảm nhức răng.
- Nước sắc vỏ cây bình bát được dùng như thức uống giải nhiệt.
- Hột bình bát từ những quả già, giã nhỏ, nấu với nước làm nước gội đầu (không nên để nước bắn vào mắt), hoặc ngâm quần áo để trừ chí, rận.
- Hột bình bát đốt thành tro, trộn với dầu dừa bôi chữa trị ghẻ.
Chú ý : Cây có độc, tránh để nước của các bộ phận của cây bắn vào mắt sẽ rất nguy hiểm. Nhựa cây bình bát có tính chất kích ứng ngoài da, có thể giải độc bằng dịch quả chanh.
Bình bát
Quả hình tim (quả kép, như các loại na), mặt ngoài có từng ô 5 góc mở; thịt quả trắng hoặc hơi hồng, ăn được, nhưng không ngon như na hoặc mãng cầu xiêm, vì vị hơi chát, ít ngọt và không thơm. Quả xanh (8 - 12g) thái mỏng phơi khô, sắc uống chữa sốt, tiêu chảy, kiết lỵ, giun sán, nhiễm khuẩn hô hấp. Hạt có tính sát khuẩn. Quả bình bát(na xiêm) ngoài vị ngọt thanh còn chứa: vitamin C giúp chống gốc tự do gây lão hóa sớm; vitamin A giúp da và tóc khỏe, hỗ trợ thị lực; vitamin B6, magnésium, potassium, chất xơ tốt cho hệ tim mạch, hệ tiêu hóa, có tác dụng lợi tiểu và giảm trầm cảm; có tính giảm co thắt, giảm a xít tại các khớp xương,giúp trị bệnh huyết trắng ở phụ nữ.
Bình bát
Phân bố
Cây bình bát thường phổ biến ở vùng đất thấp, có khí hậu nóng và ẩm. Loài này thường mọc hoang tại nhiều khu vực trên thế giới như Ấn Độ, Úc và châu Phi. Tại Việt Nam, thường mọc ven bờ kênh, rạch có nước phèn, nước lợ ở Nam Bộ và một số tỉnh đồng bằng Bắc Bộ. Do chịu được phèn nên có thể làm gốc ghép cho mãng cầu xiêm.
Quả bình bát xanh
Quả bình bát chín
Ngoài tác dụng cho quả ăn, cây bình bát còn được trồng để chống được sạt lở bờ đê, kênh rạch, chắn sóng, do cây bình bát lớn nhanh, sống lâu, bộ rễ khá phát triển, rễ ăn xuống theo chiều sâu lẫn vươn xa nên bám chắc rất tốt, đặc biệt sau mỗi lần cắt ngọn, gốc thân và cả bộ rễ càng phát triển.
Bình bát trong y học dân gian
Toàn cây bình bát có vị chát, có độc đặc biệt là hạt và vỏ thân, có tác dụng sát trùng. Quả xanh có tác dụng làm se, trừ lỵ, trị giun.
Một số bài thuốc :
- Nước sắc lá để trị bệnh giun sán hoặc giã nát đắp mụn nhọt, áp xe và loét.
- Ăn nhiều quả bình bát, trị được bệnh khí hư (huyết trắng) ở phụ nữ, chứng thiếu máu.
- Quả bình bát xanh có chứa nhiều tanin, được sấy khô, nghiền thành bột dùng chữa tiêu chảy và bệnh lỵ.
- Vỏ cây giã nát dùng đắp quanh nướu răng để làm giảm nhức răng.
- Nước sắc vỏ cây bình bát được dùng như thức uống giải nhiệt.
- Hột bình bát từ những quả già, giã nhỏ, nấu với nước làm nước gội đầu (không nên để nước bắn vào mắt), hoặc ngâm quần áo để trừ chí, rận.
- Hột bình bát đốt thành tro, trộn với dầu dừa bôi chữa trị ghẻ.
Chú ý : Cây có độc, tránh để nước của các bộ phận của cây bắn vào mắt sẽ rất nguy hiểm. Nhựa cây bình bát có tính chất kích ứng ngoài da, có thể giải độc bằng dịch quả chanh.
Mấy hôm nay bình bát quê tôi đang vào mùa chín rộ.
Mấy hôm nay bình bát quê tôi đang vào mùa chín rộ. Bình bát là loại cây mọc hoang và xuất hiện ở khắp mọi nơi: bờ sông, góc vườn, bờ đê… Những ngày này đi đâu cũng thấy một màu vàng ươm của những trái bình bát chín cây treo lủng lẳng trên cành.
Một thời, bình bát là món ăn khoái khẩu của lũ trẻ nghèo chúng tôi. Và đến tận bây giờ vẫn thế! Trái bình bát dầm đường vẫn là một món ăn thân thuộc của người dân miền Tây.
Trái bình bát còn sống có màu xanh khi chín chuyển sang màu vàng và có một mùi thơm rất đặc trưng. Theo kinh nghiệm thì sau khi hái bình bát từ trên cây xuống nên đem vú khoảng một ngày cho bình bát chín mùi ăn mới ngon. Bình bát chín đem gọt vỏ, bỏ cùi, tách nhỏ rồi dùng muỗng dầm ra. Sau đó cho thêm vào vài muỗng đường. Nếu muốn ăn lạnh thì bỏ vào một ít đã nhuyễn.
Trái bình bát còn sống
Giữa những ngày hè nóng nực thế này mà được thưởng thức một ly bình bát trộn đá đường thì còn gì bằng. Ngon không thể tả!!!
Mình hiện bán bình bát, bần cả cây giống, lá, cành, quả tươi và khô. Liên hệ: Phong 0981434969 (Cả fb, zalo).
Trả lờiXóaĐược mọc từ tự nhiên chữa được rất nhiều bệnh: tiểu đường, thoát vị đĩa đệm, máu não...
😘Quả Bình Bát( na xiêm , nê..)
😋Ăn có vị chua ngọt thanh( dầm đường đá ( sữa ) thì chấm hết nửa cuộc đời😂 thơm thơm mát lạnh😋
Thanks!!!!!