Tên khác: Chân chim – Sâm Nam – Cây chân vịt – áp cước mộc (TQ)
Tên khoa học: Schefflera heptaphylla (L.) Frodin
Họ: Nhân sâm (Araliaceae)
1. Mô tả, phân bố
Là loại cây nhỡ, thân đứng, cao từ 5 – 15m. Lá mọc so le, kép chân vịt, thường có 8 lá chét, phiến lá hình bầu dục, mép lá nguyên. Hoa nhỏ, mọc thành chùy, màu trắng ở đầu cành. Quả mọng hình cầu, khi chín có màu tím sẫm, trong chứa 6 – 8 hạt.
Cây mọc hoang ở các tỉnh miền núi nước la. Các tỉnh có nhiều Ngũ gia bì chân chim là: Bắc Cạn, Hòa Bình, Lạng Sơn, Lâm Đồng và nhiều nơi khác.
2. Bộ phận dùng, thu hái
Bộ phận dùng làm thuốc của Ngũ gia bì chân chim là vỏ thân và cành. Thu hái ở những cây trên 10 năm tuổi là tốt. Bóc lấy vỏ cây và cành to theo kích thước qui định, phơi khô. Cần chú ý bóc vỏ đúng kỹ thuật để cây vẫn còn tồn tại và phát triển được, tránh làm cây chết.
Dược liệu Ngũ gia bì có dạng hình lòng máng, dài 20 – 50cm, rộng 3 – l0cm. Ngũ gia bì chân chim có mùi thơm nhẹ, vị hơi đắng.
Ngũ gia bì chân chim đã được ghi trong Dược điền Việt Nam (2002).
Ngoài Ngũ gia bì chân chim, Dược điển Việt Nam còn có ghi cả Ngũ gia bì gai là vỏ thân và rễ của cây Ngũ gia bì gai (Acanthopanax trifolialus (L.) Merr.) cũng thuộc họ Nhân sâm.
3. Thành phần hóa học
Ngũ gia bì chân chim có chứa tinh dầu và nhiều glycosid khác nhau, trong đó chủ yếu là các hợp chất thuộc nhóm saponin triterpen. Ngoài ra còn có chất béo, acid hữu cơ, tanin.
4. Công dụng, cách dùng
Ngũ gia bì chân chim cũng giống các loài ngũ gia bì khác, có tác dụng làm mạnh gân cốt, tăng sức bền bỉ cho cơ thể và trừ phong thấp.
Dùng chữa các chứng bệnh: Đau nhức xương, tê bại, chân tay co quắp, tiêu hóa kém; trẻ em chậm lớn, còi xương…
Cách dùng: Uống 10 – 20g/ ngày, dạng thuốc sắc, rượu thuốc.
- Bài thuốc có dùng Ngũ gia bì
Ngâm uống mỗi bữa 1 chén con trước bữa ăn.
Công dụng: Chữa tê thấp, đau nhức xương.
Nhận xét
Đăng nhận xét