Chuyển đến nội dung chính

Cây dướng-Broussonedia papyrifera (L) Vent.

Cây dướng mọc hoang khắp nơi ở miền Bắc đất nước ta. Cây dướng có tên khoa học Broussonedia papyrifera (L) Vent. thuộc họ dâu tằm (Moraceae).

Nhiều bộ phận của cây dướng được dùng làm thuốc phòng chữa bệnh đặc biệt nhóm bệnh thận của Đông y. Sau khi hái quả về ngâm nước 3 ngày, quấy lên, vứt bỏ quả nổi, sau đó phơi khô, ngâm với rượu một lúc rồi nấu. Nấu xong phơi khô dùng dần. Quả dướng Đông y gọi là chử thực tử. Vào 2 kinh: tâm, tỳ. Có vị ngọt, mát, thanh can, bổ thận, mạnh gân cốt, sáng mắt. Dùng tốt cho người có tuổi. Liều dùng hằng ngày 8-10g quả chín phơi âm can hay sấy khô ngâm rượu uống. Có nơi dùng nấu nước chè, cháo, cao..

Một số cách dùng cây dướng chữa bệnh

Bổ thận tráng dương: có thể ngâm rượu. Thường được phối hợp thêm các vị thuốc bổ thận khác như đỗ trọng, câu kỷ tử, ngưu tất, ngũ vị tử, ba kích, hà thủ ô...

Già yếu, tiểu nhiều, chân phù: quả dướng 12g, phục linh 10g, đỗ trọng 10g, câu kỷ tử 10g, ngưu tất 8g, tiểu hồi hương 3g, bạch truật 10g. Nước 3 bát sắc còn 1 bát. Uống ngày 3 lần trước bữa ăn 30 phút.

Lưng gối mỏi, nóng trong xương, sưng mộng răng: quả dướng 9-15g. Sắc uống.

Đau nhức cơ xương khớp: lá dướng bánh tẻ tươi ăn như món rau hằng ngày.

Lợi tiểu tiêu phù: lá dướng nấu lấy nước đặc cô thành cao. Mỗi lần uống một chén nhỏ hòa với nước ấm, uống vào lúc đói. Ngày 3 lần.

Chữa đái đục: lá dướng sấy khô, tán bột luyện hồ làm viên bằng hạt ngô. Mỗi lần uống 50 viên với nước ấm (Namdược thần hiệu).

Phù toàn thân: vỏ thân cây dướng cạo bỏ lớp bẩn bên ngoài, rửa sạch, thái mỏng, phơi khô. Khi dùng lấy 12g dược liệu phối hợp mộc thông 12g, phục linh 12g, vỏ rễ dâu 4g, vỏ quýt khô 4g, gừng 3 lát. Sắc với 400ml nước còn 100ml. Chia 2 lần uống trong ngày (Namdược thần hiệu).

Gan nóng sinh mắt vàng: quả dướng nghiền, lọc lấy nước, uống sau bữa ăn.

Mắt mờ, nhức mỏi: quả dướng 500g, hoa kinh giới 500g, nghiền nhỏ hoàn mật bằng đầu ngón tay trỏ. Uống mỗi lần 1 viên với nước sắc lá bạc hà loãng.

Kinh nguyệt không đều và kéo dài: vỏ dướng 8-10g sao cháy. Uống với nước hòa ít rượu. Chia 2 lần uống.

Kiết lỵ: lá dướng tươi (bánh tẻ) 20g, rửa sạch giã nhỏ thêm nước gạn lấy 10ml, thân rễ seo gà 20g, thái nhỏ sắc với 200ml nước còn 50ml. Trộn 2 nước (lá và rễ) uống làm một lần trong ngày. Dùng liền 5 ngày.

Chữa mụn nhọt, vết ong đốt: lấy lá, quả dướng tươi giã đắp hoặc lấy nhựa lá để bôi.

Chảy máu cam: lá dướng tươi giã vắt lấy nước uống trong ngày.

Bị đâm chém chảy máu: quả dướng giã đắp.

Thổ huyết, tử cung xuất huyết: lá dướng tươi 50-100g giã vắt lấy nước uống.

Nhiễm nấm, hắc lào, lang ben, chàm: lấy mủ nhựa để bôi (tránh vùng mắt) hoặc giã nhuyễn lá, quả để bôi đắp. Lở ngứa ghẻ đun nước các bộ phận của cây dướng (tươi tốt hơn khô) để tắm, rửa, ngâm…

Cảm sốt: lá dướng nấu để xông.

Trẻ em táo bón: Để nhuận tràng cho trẻ lấy lá non bánh tẻ nấu canh cho trẻ ăn hoặc quả chín nấu nước uống.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Phân biệt : khoai nước- khoai sọ - dọc mùng - môn bạc hà - Ráy voi....

KHOAI NƯỚC Khoai nước, Môn nước - Colocasia esculenta Schott,  Chi Colocasia - Khoai nước, Khoai môn,  Họ Araceae - ráy, khoai môn, khoai nước, thiên nam tinh,  bộ Alismatales Trạch tả Mô tả:  Khoai nước và Khoai sọ cùng loài nhưng khác thứ: +   Khoai nước - Colocasia esacuenta Schott  trồng nước + Khoai sọ - Colocasia esacuenta  var.  antiquorum  trồng khô.  Cây thảo mọc hoang và được trồng, có củ ở gốc thân hình khối tròn. Lá có cuống cao đến 0,8m; phiến dạng tim, màu lục sẫm nhiều hay ít, tím hay nâu tuỳ giống trồng, gân nổi rõ. Mo vàng có phần ống xanh, đầu nhọn. Trục bông mo mang hoa đực và hoa cái, hoa cái có bầu nhiều noãn. Quả mọng vàng khi chín to 3-4mm. Nơi mọc:   Loài được trồng nhiều ở nước ta và các xứ nhiệt đới để lấy củ ăn. Công dụng:  Ta thường dùng củ nấu ăn với xôi hay nấu chè, làm bánh. Cuống lá cũng thường dùng làm rau ăn nhưng phải xát hoặc ngâm với muối để khỏi ngứa. Cũng dùng muối dưa ăn. Củ tươ...

Tổng hợp các loại đậu

Các loại quả đậu ăn cả vỏ lẫn ruột khi chưa chín Đậu rồng – Đậu khế – Đậu xương rồng – Đậu cánh – Winged bean – Winged pea – Goa bean – Asparagus pea – Four-angled bean. Đậu rồng  còn gọi là đậu khế hay đậu xương rồng, đậu cánh (danh pháp hai phần: Psophocarpus tetragonolobus) là một loài cây thuộc họ Đậu (Fabaceae)  Đậu que – Green bean – String bean – Snap bean. Đậu que   là một tên gọi thường dùng ở Việt Nam để chỉ các loại đậu có dạng quả có đặc điểm dài và ốm, như: Đậu đũa , tên khoa học  Vigna unguiculata sesquipedalis , một loại đậu thuộc  chi Đậu  ( Vigna ),  họ Đậu . Đậu cô ve , tên khoa học  Phaseolus vulgaris , một loại đậu thuộc  chi Đậu cô ve  ( Phaseolus ),  họ Đậu . Đậu cô ve – Đậu a ri cô ve – French beans, French green beans, French filet bean (english) – Haricots verts (french): được trồng ở Đà Lạt. Đậu que ,  đậu ve  hay  đậu cô ve , còn gọi là: đậu a ri cô ve do biến âm từ  tiếng...

Cơm nguội vàng hay còn gọi là cây sếu, phác, cơm nguội Trung Quốc - Celtis sinensis Pers.

Cơm nguội vàng  hay còn gọi là  cây sếu ,  phác ,  cơm nguội Trung Quốc  (tên khoa học:  Celtis sinensis  Pers., tiếng Trung:  朴树 ) là một loài thực vật thuộc  chi Cơm nguội ,  họ Gai dầu  ( Cannabaceae ). Phân loại khoa học Giới   ( regnum ) Plantae (không phân hạng) Angiospermae (không phân hạng) Eudicots Bộ   ( ordo ) Rosales Họ   ( familia ) Cannabaceae Chi   ( genus ) Celtis Loài   ( species ) C. sinensis Danh pháp hai phần Celtis sinensis Pers. Các danh pháp đồng nghĩa có:  Celtis bodinieri   H. Léveillé ;  C. bungeana  var.  pubipedicella   G. H. Wang ;  C. cercidifolia   C. K. Schneider ;  C. hunanensis   Handel-Mazzetti ;  C. labilis   C. K. Schneider ;  C. nervosa   Hemsley ;  C. tetrandra   Roxburgh  subsp.  sinensis   (Persoon) Y. C. Tang .