CÂY CƠM CHÁY
Cây Cơm Cháy còn có nhiều tên gọi khác như cây sóc dịch, cây thuốc mọi, tiếp cốt thảo, …. tên khoa học là Sambucus javanica Reinw. ex Blume, thuộc họ Cơm cháy – Sambucaceae. Cây cơm cháy có nhiều tác dụng, dùng để chế biến thành một số loại thức ăn, đồ uống, và có tác dụng làm thuốc chữ bệnh trong y học.
Đặc Điểm Phân Bố Của Cây Cơm Cháy: Cây cơm cháy mọc hoang ở miền núi, ven suối, bờ khe từ Lai Châu, Lào Cai, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Thái tới Lâm Đồng.
Đặc Điểm Của Cây Cơm Cháy
Cây Cơm Cháy là loài cây mọc hoang ở miền núi, ven suối, bờ khe; sống nhiều năm, cao tới 3m. Thân xốp gần tròn, nhẵn, màu lục nhạt; cành to trong rỗng có tuỷ trắng xốp, ngoài mặt có nhiều lỗ bì. Lá mềm, mọc đối, kép lông chim lẻ gồm 3-9 lá chét, dài 8-15cm, rộng 3-5 cm, mép khía răng; cuống lá có rãnh ở mặt trên và loe rộng ở phía gốc thành bẹ.
Hoa nhỏ màu trắng, mọc thành xim, nom như tán kép. Quả mọng, hình cầu, màu đỏ sau đen, chứa 3 hạt dẹt. Mùa hoa tháng 5-8, quả tháng 9-11. Thu hái cả cây vào mùa hè-thu, rửa sạch, dùng tươi hay phơi khô dùng dần.
Cây Cơm Cháy là loài cây mọc hoang ở miền núi, ven suối, bờ khe; sống nhiều năm, cao tới 3m. Thân xốp gần tròn, nhẵn, màu lục nhạt; cành to trong rỗng có tuỷ trắng xốp, ngoài mặt có nhiều lỗ bì. Lá mềm, mọc đối, kép lông chim lẻ gồm 3-9 lá chét, dài 8-15cm, rộng 3-5 cm, mép khía răng; cuống lá có rãnh ở mặt trên và loe rộng ở phía gốc thành bẹ.
Hoa nhỏ màu trắng, mọc thành xim, nom như tán kép. Quả mọng, hình cầu, màu đỏ sau đen, chứa 3 hạt dẹt. Mùa hoa tháng 5-8, quả tháng 9-11. Thu hái cả cây vào mùa hè-thu, rửa sạch, dùng tươi hay phơi khô dùng dần.
Công Dụng Của Cây Cơm Cháy:
Theo Đông y, Cây Cơm Cháy vị chua, tính ấm; có tác dụng khử phong trừ thấp, hoạt huyết tán ứ. Các thầy thuốc thường dùng cây cơm cháy chữa phong thấp đau nhức, cước khí phù thũng, kiết lỵ, hoàng đản, viêm khí quản mạn, phong chẩn, mụn nhọt lở loét sưng đau, ngã chấn thương… Lá cây cơm cháy còn được dùng để nấu nước tắm cho sản phụ hoặc giã chung với giấm, xào nóng đắp sưng vú. Ngày dùng với liều 10-12g dưới dạng thuốc sắc. Nếu dùng với liều 3g/kg thể trọng có thể đái nhiều, ỉa lỏng và nôn mửa.
Theo Đông y, Cây Cơm Cháy vị chua, tính ấm; có tác dụng khử phong trừ thấp, hoạt huyết tán ứ. Các thầy thuốc thường dùng cây cơm cháy chữa phong thấp đau nhức, cước khí phù thũng, kiết lỵ, hoàng đản, viêm khí quản mạn, phong chẩn, mụn nhọt lở loét sưng đau, ngã chấn thương… Lá cây cơm cháy còn được dùng để nấu nước tắm cho sản phụ hoặc giã chung với giấm, xào nóng đắp sưng vú. Ngày dùng với liều 10-12g dưới dạng thuốc sắc. Nếu dùng với liều 3g/kg thể trọng có thể đái nhiều, ỉa lỏng và nôn mửa.
Theo nghiên cứu của y học hiện đại, thành phần hóa học của Cây Cơm Cháy gồm có: A-amyrin galmitate, acid ursol, stigmasterol, camposterol, tanin… Các bác sỹ thường dùng cây cơm cháy đề làm thuốc chữa lợi tiểu, ra mồ hôi, nhuận tràng, thấp khớp, ngứa, eczema. Đặc biệt, cây cơm cháy là vị thuốc rất tốt cho phụ nữ sau sinh.
Sau đây là một số bài thuốc từ Cây Cơm Cháy
– Chữa, bong gân sưng đau: Dùng lá cây cơm cháy cắt nhỏ, giã nát cùng với mấy củ hành để liền cả rễ và bã rượu, đắp vào chỗ đau rồi băng lại, mỗi ngày thay thuốc một lần.
– Chữa tiểu tiện nhỏ giọt: Dùng rễ cây cơm cháy 90 – 120g hầm với 200g thịt lợn, ăn nhiều lần trong ngày. Mỗi liệu trình 10 ngày.
– Chữa gãy xương: Dùng vỏ rễ và lá cây cơm cháy giã nát đắp vào chỗ xương gãy rồi băng lại cho cố định.
– Chữa chấn thương thổ ra huyết: Dùng rễ cây cơm cháy, trắc bách diệp, mỗi thứ 9g, địa du 12g, sắc nước uống.
– Chữa phong thấp khớp xương sưng đau: Dùng rễ cây cơm cháy 20 – 30 g sắc nước uống trong ngày; đồng thời nấu lấy nước đặc rửa chỗ đau.
– Chữa đau nhức: Mùa lạnh dùng rễ (giã nát), còn mùa nóng thì dùng cành lá sao lên cho nóng, xoa và đắp lên rốn bệnh nhân; đồng thời dùng lá cây cơm cháy hơ nóng, rải lên chiếu cho bệnh nhân nằm sẽ đỡ đau nhức tứ chi…
– Chữa, bong gân sưng đau: Dùng lá cây cơm cháy cắt nhỏ, giã nát cùng với mấy củ hành để liền cả rễ và bã rượu, đắp vào chỗ đau rồi băng lại, mỗi ngày thay thuốc một lần.
– Chữa tiểu tiện nhỏ giọt: Dùng rễ cây cơm cháy 90 – 120g hầm với 200g thịt lợn, ăn nhiều lần trong ngày. Mỗi liệu trình 10 ngày.
– Chữa gãy xương: Dùng vỏ rễ và lá cây cơm cháy giã nát đắp vào chỗ xương gãy rồi băng lại cho cố định.
– Chữa chấn thương thổ ra huyết: Dùng rễ cây cơm cháy, trắc bách diệp, mỗi thứ 9g, địa du 12g, sắc nước uống.
– Chữa phong thấp khớp xương sưng đau: Dùng rễ cây cơm cháy 20 – 30 g sắc nước uống trong ngày; đồng thời nấu lấy nước đặc rửa chỗ đau.
– Chữa đau nhức: Mùa lạnh dùng rễ (giã nát), còn mùa nóng thì dùng cành lá sao lên cho nóng, xoa và đắp lên rốn bệnh nhân; đồng thời dùng lá cây cơm cháy hơ nóng, rải lên chiếu cho bệnh nhân nằm sẽ đỡ đau nhức tứ chi…
Lưu Ý Về
Rễ và một số bộ phận khác của cây cơm háy có độc tính mạnh, có thể gây ra bệnh dạ dày.
Rễ và một số bộ phận khác của cây cơm háy có độc tính mạnh, có thể gây ra bệnh dạ dày.
Nhận xét
Đăng nhận xét