Rau cúc sữa
Rau cúc sữa thường gặp mọc ở vùng lạnh, có tìm thấy ở Hà nội, nhưng thường gặp nhiều ở các tỉnh phía Nam, nhất là các tỉnh Tây nguyên, mọc nhiều ở đất hoang Đà lạt
Rau cúc sữa, Nhũ cúc rau, cỏ sữa hay Tục đoạn , tên khoa học Sonchus oleraceus L., thuộc họ Cúc – Asteraceae. Cây thảo mọc hằng năm, có thân rỗng, thẳng, nhẵn, cao 30cm tới 100cm hay hơn. Lá mọc so le, xẻ tua, với các thuỳ có răng, thuỳ cuối cùng hình tam giác, có tai rộng, tận cùng thành mũi. Cụm hoa đầu màu vàng, dạng trứng, thành ngù hay thành tán; lá bắc nhiều, xếp nhiều dãy, lợp lên nhau, hình tam giác hay hình dải. Quả bế hẹp, có mào lông rất mềm xếp thành nhiều dãy.
Rau cúc sữa thường gặp mọc ở vùng lạnh, có tìm thấy ở Hà nội, nhưng thường gặp nhiều ở các tỉnh phía Nam, nhất là các tỉnh Tây nguyên, mọc nhiều ở đất hoang Đà lạt
Lá và ngọn non làm rau ăn được, nhưng người ta thường dùng rau này nuôi thỏ. Ở Inđônêxia và Philippin, người ta cũng thường dùng các chồi non để ăn như ăn rau Xà lách. Trong các chồi non này, có 2,4% hydrat carbon, 1,2% protein, 0,3% chất béo và 1,2% tro; nó giàu vitamin C.
Dịch sữa của cây chứa 0,41% chất cao su nguyên, mà khi khô, tạo thành chất gôm màu trắng. Với liều 15-25g, sẽ tạo thành một loại thuốc xổ có hiệu lực, một loại thuốc tẩy tác động lên ruột và lên sự bài tiết mật và tạo ra những khối phân lỏng nhiều, do đó nó trở thành có ích trong việc trị bệnh phù thũng, cổ trướng, tràn dịch màng phổi v.v.., Nó tạo nên những cơn đau bụng mót,do đó cần phối hợp với các chất kích thích thơm, với Hồi, với carbonat magnesium.
Để dùng làm thuốc, người ta thường sử dụng thân cây, thu hái quanh năm, thái nhỏ dùng tươi hay phơi khô. Rau cúc sữa có vị đắng, tính mát, hơi có độc, có tác dụng kháng viêm,lọc máu.
Rau cúc sữa được chỉ định dùng điều trị những chứng bệnh sau
1. Viêm ruột, lỵ
2. Bệnh đau gan, xơ gan
3. Ruột thừa, viêm vú
4. Viêm hầu,viêm miệng, viêm hạnh nhân
5. Nôn ra máu từ dạ dày, chảy máu cam, ho ra máu, xuất huyết tử cung
Dùng 15- 30g dạng thuốc sắc
Dùng ngoài trị nhọt đinh và viêm da, viêm tai giữa. Nghiền cây tươi để dùng ngoài hoặc trích dịch để dùng như thuốc nhỏ tai.
Các bài thuốc dùng rau cúc sữa
- Xơ gan : Rau cúc sữa 30g, rau chua me 30g xào với thịt lợn nạc. Dùng ăn như thức ăn
- Viêm vú, đinh nhọt và viêm da : Rau cúc sữa 15 – 30g dạng thuốc sắc. Đồng thời giã cây tươi đắp lên vết thương
Rau cúc sữa thường gặp mọc ở vùng lạnh, có tìm thấy ở Hà nội, nhưng thường gặp nhiều ở các tỉnh phía Nam, nhất là các tỉnh Tây nguyên, mọc nhiều ở đất hoang Đà lạt
Lá và ngọn non làm rau ăn được, nhưng người ta thường dùng rau này nuôi thỏ. Ở Inđônêxia và Philippin, người ta cũng thường dùng các chồi non để ăn như ăn rau Xà lách. Trong các chồi non này, có 2,4% hydrat carbon, 1,2% protein, 0,3% chất béo và 1,2% tro; nó giàu vitamin C.
Dịch sữa của cây chứa 0,41% chất cao su nguyên, mà khi khô, tạo thành chất gôm màu trắng. Với liều 15-25g, sẽ tạo thành một loại thuốc xổ có hiệu lực, một loại thuốc tẩy tác động lên ruột và lên sự bài tiết mật và tạo ra những khối phân lỏng nhiều, do đó nó trở thành có ích trong việc trị bệnh phù thũng, cổ trướng, tràn dịch màng phổi v.v.., Nó tạo nên những cơn đau bụng mót,do đó cần phối hợp với các chất kích thích thơm, với Hồi, với carbonat magnesium.
Để dùng làm thuốc, người ta thường sử dụng thân cây, thu hái quanh năm, thái nhỏ dùng tươi hay phơi khô. Rau cúc sữa có vị đắng, tính mát, hơi có độc, có tác dụng kháng viêm,lọc máu.
Rau cúc sữa được chỉ định dùng điều trị những chứng bệnh sau
1. Viêm ruột, lỵ
2. Bệnh đau gan, xơ gan
3. Ruột thừa, viêm vú
4. Viêm hầu,viêm miệng, viêm hạnh nhân
5. Nôn ra máu từ dạ dày, chảy máu cam, ho ra máu, xuất huyết tử cung
Dùng 15- 30g dạng thuốc sắc
Dùng ngoài trị nhọt đinh và viêm da, viêm tai giữa. Nghiền cây tươi để dùng ngoài hoặc trích dịch để dùng như thuốc nhỏ tai.
Các bài thuốc dùng rau cúc sữa
- Xơ gan : Rau cúc sữa 30g, rau chua me 30g xào với thịt lợn nạc. Dùng ăn như thức ăn
- Viêm vú, đinh nhọt và viêm da : Rau cúc sữa 15 – 30g dạng thuốc sắc. Đồng thời giã cây tươi đắp lên vết thương
Nhận xét
Đăng nhận xét