Trong một nghiên cứu của mình ở Thừa Thiên Huế, ThS Mai Văn Phô ở Đại học Huế đã phát hiện ra cây Chóp mau, một loài có khả năng cung cấp dược liệu điều trị ung thư, ngay trên quê hương của mình, đất Huế thân yêu.
Cây Chóc máu tên khoa học là Salacia chinensis L.
Tên địa phương khác: Chóp máu, Chóp mào, Chóc máu tàu
Tên đồng nghĩa: Salacia prinoides (Willd.) DC.
Thuộc họ Chân danh (Celastraceae).
Tên địa phương khác: Chóp máu, Chóp mào, Chóc máu tàu
Tên đồng nghĩa: Salacia prinoides (Willd.) DC.
Thuộc họ Chân danh (Celastraceae).
Mô tả hình thái: Đây là loại dây leo cao 1 - 2m, cành nhỏ có cạnh, màu đỏ nhạt, sau đen dần. Lá mọc đối, phiến hình bầu dục dài 5-11cm, rộng 3-5 cm, đầu hơi nhọn, mép nguyên hay có răng cưa, mặt trên màu lục sẫm, mặt dưới màu nâu, 6-7 đôi gân bên; lá kèm nhỏ. Hoa nhỏ, màu vàng nhạt, mọc 1-2 ở nách lá; cánh hoa cao 6mm, nhị 2, địa mật to. Quả mọc, hình lê, sau tròn dần, màu đỏ, cao 13-15mm chứa 1-2 hạt dài 8mm.
Phân bố: loài của Ấn Độ, Mianma, Trung Hoa, Thái Lan, Malaysia, Indonesia và Việt Nam (yếu tố địa lý nhiệt đới châu Á). Ở Việt Nam đã từng phát hiện ở Lạng Sơn, Bắc Giang, Quảng Ninh, Ninh Bình, Quảng Trị, Quang Nam, Ninh Thuận, Đồng Nai tới Kiên Giang, An Giang.
Công dụng: mới chỉ ghi nhận ở Trung Hoa: loài này được dùng làm thuốc chữa phong thấp, đau nhức khớp xương, lưng cơ yếu và cơ thể gầy mòn.
Trong nghiên cứu của mình, thạc sĩ Mai Văn Phô ở trường Đại học Khoa học, Đại học Huế, người có thâm niên nhiều năm nghiên cứu về thực vật học, đặc biệt là đặc điểm hệ thực vật, thảm thực vật của các khu vực trên đất Huế như Vườn Quốc gia Bạch Mã và các khu vực gò đồi khác, đã phát hiện ra loài này ở VQG Bạch Mã và mới đây nhất là ở hu vực đồi Cù Dù, cửa sông Bù Lu (xã Lộc Vĩnh, huyện Phú Lộc). Ở khu vực núi Kim Phụng, thôn Hải Cát (Hương Thọ, Hương Trà) người dân cũng đã phát hiện loài dược liệu này. theo các tin tức đã đưa thì loài này được xem là loài biệt dược có khả năng hạn chế sự phát triển của tế bào ung thư, chóc máu đang được nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước nghiên cứu.
Đây sẽ là một nguồn tài nguyên quý giá nếu có những khảo cứu khoa học thực thụ nghiêm túc bởi các căn bệnh ung thư hiện nay vẫn là tứ chứng nan y. Trong thực vật dân tộc học, việc phát hiện ra một loài cây thuốc theo kiến thức bản địa mới chỉ là bước đầu, còn đòi hỏi nhiều thí nghiệm khác như việc nghiên cứu tác dụng dược lý, khả năng tinh chiết, sản xuất... và do đó, phải sau rất nhiều công đoạn loài cây đó mới thực sự được công nhận. Tuy nhiên, những nghiên cứu bước đầu của ThS Mai Văn Phô là rất đáng trân trọng, nó góp phần không nhỏ vào kho tàng kiến thức dân tộc và có thể, trong tương lai gần, nó sẽ mở ra một triển vọng mới trong công cuộc đấu tranh với bệnh tật, đặc biệt là căn bênh ung thư.
Nhận xét
Đăng nhận xét