Chuyển đến nội dung chính

Dây đau xương-Tinospora sinensis Merr.


Gần đây, nhiều bệnh nhân lớn tuổi cả Nam lẫn Nữ, có xu hướng khi có đau ốm cấp hoặc mãn tính một số bệnh nội khoa thường gặp.

Gần đây, nhiều bệnh nhân lớn tuổi cả Nam lẫn Nữ, có xu hướng khi có đau ốm cấp hoặc mãn tính một số bệnh nội khoa thường gặp.
Họ đi tìm những cây, vị thuốc trong dân gian để tự chữa bệnh cho mình và mách bảo bạn xung quanh cùng nghiên cứu, tự chữa như: Anh P rất ưu ái với cây chua me đất để anh tự điều chỉnh lượng đường trong máu sau từng đợt sắc uống cây chua me đất, chị Th lại tích trữ hàng thúng chuối chát thái phơi khô và râu bắp để tự điều trị bệnh sỏi nhỏ ở thận... Anh K sáng nào cũng cắt một nắm rau muống biển sau khi tắm biển về, anh chịu rau muống biển trong điều trị sỏi nhỏ ở túi mật, và đau nhức khớp xương v.v... Anh Ch bị bệnh thoái hoá L5+S1 bệnh nghề nghiệp của cánh lái xe ô tô, anh kể cho tôi nghe nhiều vị thuốc mà bản thân anh, gia đình và các bạn của anh đã chữa khỏi các bệnh nội khoa thường gặp, trong đó có bệnh đau cột sống cổ và vùng thắt lưng đó là dây đau xương, mà chính anh đã điều trị cây thuốc đó, anh thấy có tác dụng tốt.

Dây đau xương còn gọi là cây Khoan cân đằng, tiếng Trung Quốc có nghĩa là làm cho xương cốt được thư giãn khoẻ mạnh.

Tên khoa học: Tinospora sinensis Merr. (Tinospora Tomentosa Miers, Timospora Malabarica Miers, Menispermun Malabarilum Lamk).

Mô tả: Dây đau xương là một loại dây leo, dài 7-8cm có cành dài rũ xuống, lúc đầu có lông, sau thì nhẵn lớp vỏ không sần sùi. Lá cũng có lông nhất là ở mặt dưới làm cho mặt dưới có màu trắng nhạt, phần lá hình tim, phía cuốn tròn và hõm lại, phía đỉnh hẹp lại thành mũi nhọn, dài 10-20cm, rộng 8-10cm có 5 gân nhỏ, toả hình chân vịt.

Hoa mọc thành chùm ở kẽ lá hoặc đơn độc, hoặc mấy lá chùm tụ lại, chùm dài khoảng 10cm, có loong măng màu trắng nhạt, quả khi chín có màu đỏ, có dịch nhày, hình bán cầu.

Phân bố: Mọc hoang khắp nơi ở miền núi cũng như đồng bằng ở Việt Nam.

Cây mọc khoẻ, trồng bằng thân cây. Thu hái quanh năm. Thành phần hoá học có nhiều Ancaloit. Dây đau xương là một vị thuốc được lưu truyền nhiều trong nhân dân ở miền núi các tỉnh phía bắc, Tây Bắc đã được trồng rộng rãi trong nhân dân để chữa những triệu chứng của bệnh tê thấp, đau xương, nhức mỏi toàn thân, còn dùng làm thuốc bổ. Dùng dưới hình thức uống,hay xoa bóp, thân cây có tác dụng mạnh hơn.

Dùng dây đau xương như sau:

1, Lấy dây đau xương giã nhỏ, trộn với ít nước đắp lên những chỗ đau nhức.

2, Thái nhỏ thân dây đau xương, sao vàng ngâm rượu với tỷ lệ 1/5. Ngày uống 3 lần, mỗi lần một cốc nhỏ. Phụ nữ hoặc những người không uống được rượu, có thể sắc với nước uống. Thời gian 15-20 ngày.

Một bài thuốc dễ tìm để làm không tốn tiền lại chữa được bệnh đau nhức xương khớp đặc biệt là viêm khớp vùng cổ và thắt lưng, lại không có một phản ứng phụ nào.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Phân biệt : khoai nước- khoai sọ - dọc mùng - môn bạc hà - Ráy voi....

KHOAI NƯỚC Khoai nước, Môn nước - Colocasia esculenta Schott,  Chi Colocasia - Khoai nước, Khoai môn,  Họ Araceae - ráy, khoai môn, khoai nước, thiên nam tinh,  bộ Alismatales Trạch tả Mô tả:  Khoai nước và Khoai sọ cùng loài nhưng khác thứ: +   Khoai nước - Colocasia esacuenta Schott  trồng nước + Khoai sọ - Colocasia esacuenta  var.  antiquorum  trồng khô.  Cây thảo mọc hoang và được trồng, có củ ở gốc thân hình khối tròn. Lá có cuống cao đến 0,8m; phiến dạng tim, màu lục sẫm nhiều hay ít, tím hay nâu tuỳ giống trồng, gân nổi rõ. Mo vàng có phần ống xanh, đầu nhọn. Trục bông mo mang hoa đực và hoa cái, hoa cái có bầu nhiều noãn. Quả mọng vàng khi chín to 3-4mm. Nơi mọc:   Loài được trồng nhiều ở nước ta và các xứ nhiệt đới để lấy củ ăn. Công dụng:  Ta thường dùng củ nấu ăn với xôi hay nấu chè, làm bánh. Cuống lá cũng thường dùng làm rau ăn nhưng phải xát hoặc ngâm với muối để khỏi ngứa. Cũng dùng muối dưa ăn. Củ tươ...

Tổng hợp các loại đậu

Các loại quả đậu ăn cả vỏ lẫn ruột khi chưa chín Đậu rồng – Đậu khế – Đậu xương rồng – Đậu cánh – Winged bean – Winged pea – Goa bean – Asparagus pea – Four-angled bean. Đậu rồng  còn gọi là đậu khế hay đậu xương rồng, đậu cánh (danh pháp hai phần: Psophocarpus tetragonolobus) là một loài cây thuộc họ Đậu (Fabaceae)  Đậu que – Green bean – String bean – Snap bean. Đậu que   là một tên gọi thường dùng ở Việt Nam để chỉ các loại đậu có dạng quả có đặc điểm dài và ốm, như: Đậu đũa , tên khoa học  Vigna unguiculata sesquipedalis , một loại đậu thuộc  chi Đậu  ( Vigna ),  họ Đậu . Đậu cô ve , tên khoa học  Phaseolus vulgaris , một loại đậu thuộc  chi Đậu cô ve  ( Phaseolus ),  họ Đậu . Đậu cô ve – Đậu a ri cô ve – French beans, French green beans, French filet bean (english) – Haricots verts (french): được trồng ở Đà Lạt. Đậu que ,  đậu ve  hay  đậu cô ve , còn gọi là: đậu a ri cô ve do biến âm từ  tiếng...

Cơm nguội vàng hay còn gọi là cây sếu, phác, cơm nguội Trung Quốc - Celtis sinensis Pers.

Cơm nguội vàng  hay còn gọi là  cây sếu ,  phác ,  cơm nguội Trung Quốc  (tên khoa học:  Celtis sinensis  Pers., tiếng Trung:  朴树 ) là một loài thực vật thuộc  chi Cơm nguội ,  họ Gai dầu  ( Cannabaceae ). Phân loại khoa học Giới   ( regnum ) Plantae (không phân hạng) Angiospermae (không phân hạng) Eudicots Bộ   ( ordo ) Rosales Họ   ( familia ) Cannabaceae Chi   ( genus ) Celtis Loài   ( species ) C. sinensis Danh pháp hai phần Celtis sinensis Pers. Các danh pháp đồng nghĩa có:  Celtis bodinieri   H. Léveillé ;  C. bungeana  var.  pubipedicella   G. H. Wang ;  C. cercidifolia   C. K. Schneider ;  C. hunanensis   Handel-Mazzetti ;  C. labilis   C. K. Schneider ;  C. nervosa   Hemsley ;  C. tetrandra   Roxburgh  subsp.  sinensis   (Persoon) Y. C. Tang .