Chè đắng:
Tên khoa học: llex kaushues. Y. Hu = l lex kudingcha C. J. Tseng. Họ Nhựa ruồi. Họ bùi- Aquifoliaceae.
Tên gọi khác: Chè chôm, chè vua.
Cây gỗ cao 6-20m có thể tới 35m, đường kính thân 20-60cm, có khi 120cm. Cành thô, màu nâu xám, không có lông, nhánh non hình trụ tròn có nhiều gờ nhỏ. Lá đơn, mọc so le, dai như da, mỏng, hình thuôn dài hoặc hình ngọn giáo ngược, có kích thước thay đổi. Ở cây trưởng thành lá thường dài 11-17cm, rộng 4-6cm ở cây non lá thường lớn hơn ở những cành trồi sau khi bị đốn lá có cỡ lớn hơn tới 27-31x9-13cm, đầu lá có mũi nhọn hoặc ngắn hay tù, gốc hẹp dần, mép lá có răng dạng răng cưa nhở gần đều nhau, đầu răng màu đen, mặt trên màu lục sẫm, mặt dưới nhạt màu hơn, không lông 10-14 đôi gân, xếp chéo với gân giữa tạo thành một góc lớn hơn 45độ, cuống lá dài 1.5-2 cm. Hoa khác gốc. Cụm hoa đực có trụ dài cỡ 1cm, dạng gù, thường có 20-30 hoa có cuống mảnh dài 4-5mm, đài hoa có đường kính cỡ 3mm, 4 lá đài hình trứng hoặc hình tròn dạng tam giác, cánh hoa 4, hình trứng ngược, dài 3.5-4mm, 4 nhị ngắn hơn hay dài bằng cánh hoa. Cụm hoa cái dạng chùm giả, gồm 3-9 hoa có cuống thô dài 4-6mm. Quả hạch gần hình cầu đường kính cỡ 1cm, ở trên cuống ngắn 2-3mm, khi chín màu đỏ chứa 2-3 hạch. Hạt hình thuôn, dài 7mm rộng 4mm mặt lưng và mặt bên có vân và rãnh dạng mạng lưới.
Mọc rải rác trong rừng thường xnah cây lá rộng, vùng núi đá vôi ở vien suối hoặc trong rừng thưa bên sườn núi ở độ cao 600-900m. Ra hoa vào tháng 2-4 có quả tháng 6-10.
Ở nước ta có nhiều nơi thuộc tỉnh Cao Bằng, Lao Cai (Sapa) Hòa Bình (Lạc Thủy), Ninh Bình (rừng Cúc Phương).
Lá cây được dùng nấu nước uống làm thuốc trị đau đầu, đau răng, mắt đỏ, ù tai, tai giữa chảy mủ, sôt nóng, khát nược, lỵ. đau họng bỏng lửa. Có thể dùng lá sấy khô hãm thuốc như trà, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, giúp tiêu hóa, Nếu dùng lâu sẽ tăng sức khỏe và kéo dài tuổi thọ. Hiện nay ở nước ta cũng có vài chế phẩm của Chè đắng dưới dạng búp sấy khô và dưới dạng chè túi lọc.
Chú ý: Loài này chưa thấy nói đến trong sách của Phạm Hoàng Hộ “Cây cỏ Việt Nam” quyển II (Nhà xuất bản trẻ năm 2000), Võ Văn Chi “Từ điển cây thuốc Việt Nam” 1997, Đỗ Tất Lợi “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” (Nhà xuất bả Y học 1999). “Từ điển Bách khoa dược học”.
Nhận xét
Đăng nhận xét