Chuyển đến nội dung chính

Dây trái guồi-Willughbeia cochinchinensis (Pierre) K.

Dây trái gùi
-Tên gọi khác: Dây trái guồi
-Tên tiếng Anh: Edible willugbeia
-Tên khoa học: Willughbeia cochinchinensis (Pierre) K.
-Tên đồng nghĩa: Willughbeia edulis Roxb.

1-Phân loại khoa học (Scientific classification)


Giới (Kingdom):Thực vật (Plantae)
Ngành (Phylum):Thực vật có hoa (Angiosperms)
Nhánh (Division):Hai lá mầm thực sự (Eudicots)
Lớp (Class):Asterids/Magnoliopsida
Bộ (Order)Long đởm (Gentianales)
Họ (Family)Trúc đào (Apocynaceae)
Chi (Genus)Dây gùi (Willughbeia)
Loài (Species)Willughbeia cochinchinensis 

2-Nguồn gốc và phân bố

Chi Dây gùi (Willughbeia) có nguồn gốc ở Đông Dương với khoảng 54 loài bao gồm những thực vật có dây leo hóa gổ sống hoang dại trong rừng. Trong đó có khoảng 20 loài được định danh và vài loài có quả mộng ăn dược với vị chua ngọt.
Dây gùi (Willughbeia cochinchinensis) là loài dây leo thân hóa gổ sống trong rừng, là loài cây có quả ăn được quan trọng trọng nhất trong Chi Dây gùi. Đây là loài cây đặc hữu của Campuchia và Việt Nam (ở vùng Đông Nam Bộ).
Ở Việt Nam trước đây dây gùi sống tự nhiên rất phổ biến trong các khu rừng nguyên sinh ở Miền Đông Nam Bộ như ở Bến Cát, Lộc Ninh, Chiến khu D…nhưng hiện nay loài dây leo có quả quý này gần như sắp bị tiệt chủng do rừng nguyên sinh đã bị khai phá.
Ở Campuchia trái gùi có tên là Kuy, là loại quả còn phổ biến trong các khu rừng nguyên sinh và đang được bảo tồn và khai thác để phục vụ khách du lịch.
Ngoài ra dây gùi còn gặp ở Thái Lan, Myama và ở Ấn Độ.

3-Mô tả

-Thân: Cây gỗ leo. Thân có mấu lồi, bấm ra nhựa mủ trắng.
: Lá mọc đối, chóp nhọn; gân lá nổi rõ ở mặt trên.
Hoa: Hoa tập hợp ở nách lá, màu trắng.
Quả: Quả to bằng nắm tay, khi chín màu vàng, vị chua ngọt, ăn được.
Cây ra hoa  tháng 1-3, mùa quả tháng 3-5.


Hái trái gùi

Trái gùi chín

 Trái gùi tách vỏ

4-Công dụng

a-Trái gùi là loại quả đặc sản, dùng để ăn chơi
Trái gùi chưa chín có nhựa và vị chát, đắng, không ăn được. Trái gùi chín có kích thước gần bằng quả trứng gà, có vỏ màu vàng, mỏng, khi bẻ ra phần ruột bên trong có những múi như múi mít. Trái gùi chín có vị chua ngọt và mùi thơm đặc biệt, được dùng làm quà cho những người ở thành phố và miền đồng bằng về thăm miền đông Nam Bộ.
Trong những năm trước giải phóng Miền Nam, có bài ca vọng cổ nổi tiếng với tựa đề “Chị Nhành” hay “Trái gùi Bến Cát” kể về một người phụ nữ ở miền xuôi đi buôn bán đường xa trên chuyến xe lửa Sài Gòn-Lộc Ninh, khi trở về chị mua những xâu trái gùi làm quà cho con chị. Rủi thay chị bị xe lửa cán chết, trên tay vẩn còn nắm những sâu trái gùi và những đứa con nhỏ của chị chờ tiếng còi xe lửa để ra ga đón mẹ để nhận lấy trái gùi…bài hát nêu lên câu chuyện tình mẫu tử rất xúc động. (Mời bạn đọc xem Video ở cuối bài).

Trái gùi chín

Ruột trái gùi
b-Các bộ phận dây gùi được dùng làm thuốc
Nơi sống và thu hái: Loài cây đặc hữu của miền Nam Việt Nam và Campuchia, mọc hoang ở rừng rậm hay rừng thưa. Thu hái dây, rễ và mủ cây quanh năm.
Bộ phận dùng: Dây hoặc rễ, mủ cây - Caulis seu Radix et Latex Willughbeiae Cochinchinensis.
Tính vị, tác dụng: Lương y Nguyễn An Cư cho biết: Guồi có vị hơi đắng, tính mát, không độc, có tác dụng lợi thuỷ, thông nhũ, sinh tân, chỉ khát, giáng hoả, thanh nhiệt, tiêu ban, chỉ ẩu, trừ thũng, tán ung.
Mủ cây tạo thành một chất gôm màu đỏ rất dính, rất cứng, khi khô không trong, dễ vỡ.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Ở Campuchia, thân cây được sử dụng làm các chế phẩm thuốc trị lỵ và bệnh về gan và bệnh ghẻ cóc. Có khi người ta ngâm rượu làm thuốc cho phụ nữ mới sinh để uống cho khoẻ.
Lương y Nguyễn An Cư còn cho biết là đàn bà huyết bại tê đau, bạch trọc, bạch đới, băng huyết, rong huyết dùng nó rất hay. Mủ cây thường dùng để làm lành mụn nhọt. Người ta cũng dùng nó bôi chữa ghẻ và sâu răng.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Phân biệt : khoai nước- khoai sọ - dọc mùng - môn bạc hà - Ráy voi....

KHOAI NƯỚC Khoai nước, Môn nước - Colocasia esculenta Schott,  Chi Colocasia - Khoai nước, Khoai môn,  Họ Araceae - ráy, khoai môn, khoai nước, thiên nam tinh,  bộ Alismatales Trạch tả Mô tả:  Khoai nước và Khoai sọ cùng loài nhưng khác thứ: +   Khoai nước - Colocasia esacuenta Schott  trồng nước + Khoai sọ - Colocasia esacuenta  var.  antiquorum  trồng khô.  Cây thảo mọc hoang và được trồng, có củ ở gốc thân hình khối tròn. Lá có cuống cao đến 0,8m; phiến dạng tim, màu lục sẫm nhiều hay ít, tím hay nâu tuỳ giống trồng, gân nổi rõ. Mo vàng có phần ống xanh, đầu nhọn. Trục bông mo mang hoa đực và hoa cái, hoa cái có bầu nhiều noãn. Quả mọng vàng khi chín to 3-4mm. Nơi mọc:   Loài được trồng nhiều ở nước ta và các xứ nhiệt đới để lấy củ ăn. Công dụng:  Ta thường dùng củ nấu ăn với xôi hay nấu chè, làm bánh. Cuống lá cũng thường dùng làm rau ăn nhưng phải xát hoặc ngâm với muối để khỏi ngứa. Cũng dùng muối dưa ăn. Củ tươ...

Tổng hợp các loại đậu

Các loại quả đậu ăn cả vỏ lẫn ruột khi chưa chín Đậu rồng – Đậu khế – Đậu xương rồng – Đậu cánh – Winged bean – Winged pea – Goa bean – Asparagus pea – Four-angled bean. Đậu rồng  còn gọi là đậu khế hay đậu xương rồng, đậu cánh (danh pháp hai phần: Psophocarpus tetragonolobus) là một loài cây thuộc họ Đậu (Fabaceae)  Đậu que – Green bean – String bean – Snap bean. Đậu que   là một tên gọi thường dùng ở Việt Nam để chỉ các loại đậu có dạng quả có đặc điểm dài và ốm, như: Đậu đũa , tên khoa học  Vigna unguiculata sesquipedalis , một loại đậu thuộc  chi Đậu  ( Vigna ),  họ Đậu . Đậu cô ve , tên khoa học  Phaseolus vulgaris , một loại đậu thuộc  chi Đậu cô ve  ( Phaseolus ),  họ Đậu . Đậu cô ve – Đậu a ri cô ve – French beans, French green beans, French filet bean (english) – Haricots verts (french): được trồng ở Đà Lạt. Đậu que ,  đậu ve  hay  đậu cô ve , còn gọi là: đậu a ri cô ve do biến âm từ  tiếng...

Cơm nguội vàng hay còn gọi là cây sếu, phác, cơm nguội Trung Quốc - Celtis sinensis Pers.

Cơm nguội vàng  hay còn gọi là  cây sếu ,  phác ,  cơm nguội Trung Quốc  (tên khoa học:  Celtis sinensis  Pers., tiếng Trung:  朴树 ) là một loài thực vật thuộc  chi Cơm nguội ,  họ Gai dầu  ( Cannabaceae ). Phân loại khoa học Giới   ( regnum ) Plantae (không phân hạng) Angiospermae (không phân hạng) Eudicots Bộ   ( ordo ) Rosales Họ   ( familia ) Cannabaceae Chi   ( genus ) Celtis Loài   ( species ) C. sinensis Danh pháp hai phần Celtis sinensis Pers. Các danh pháp đồng nghĩa có:  Celtis bodinieri   H. Léveillé ;  C. bungeana  var.  pubipedicella   G. H. Wang ;  C. cercidifolia   C. K. Schneider ;  C. hunanensis   Handel-Mazzetti ;  C. labilis   C. K. Schneider ;  C. nervosa   Hemsley ;  C. tetrandra   Roxburgh  subsp.  sinensis   (Persoon) Y. C. Tang .