Chuyển đến nội dung chính

Dây sương sâm-Tiliacora triandra

Dây sương sâm còn gọi là Sương sâm trơndây xanh leodây xanh ba nhịxanh tam (danh pháp khoa học Tiliacora triandra); là một loài thực vật có hoa có nguồn gốc bản địa tại Đông Nam Á và được dùng trong ẩm thực của một số quốc gia như Thái LanLàoViệt Nam,... Trong tiếng Lào, nó được gọi là bai yanang hay bai ya nang (có nghĩa là "lá yanang"), hoặc đơn giản là yanang hay ya nang (ย่านาง).





2 Mua lá sâm










Sương Sâm còn có tên là sâm nam, sâm lông, sâm nam leo (danh pháp khoa học Tiliacora triandra).

Tìm hiểu về cây sương sâm và cách làm món sương sâm an toàn
Theo tự điển “Cây Thuốc và Động Vật Làm Thuốc ở Việt Nam” của Viện Dược liệu Việt nam, thì sương sâm là loại dây leo mãnh, dài 3-10 mét. Phân bổ ở vùng nhiệt đới Nam Á, Đông Nam Á, phía nam Trung Quốc, Malaysia và Việt Nam.
–  Dây sương sâm có lá dùng làm thạch sâm, để làm thức uống giải khát, nhuận gan, tiêu độc.
–  Rễ Dây sương sâm là vị thuốc trị các bệnh về gan, thanh nhiệt, giảm đau.
– Lá sương sâm làm thạch :
Thạch sương sâm ăn ngon, mát, bổ, giải nhiệt; trị được các chứng: Mụn, nhọt, kiết lỵ, trĩ, táo bón, tiểu gắt, làm hạ huyết áp. Giả đắp trị đau mắt đỏ dây sương sâm (Sâm Nam) có nhiều ở vùng tỉnh Bình Thuận và các tỉnh miền Đông Nam bộ.
Rễ sương sâm dùng làm thuốc:
Rễ dây sương sâm khi thu hái về, rửa sạch, thái lát, phơi hay sấy khô. Trong rễ sương sâm có alcaloid tetrandrin, isochondrodendrin, homoaromalin, linacin, magnoflorin, protoquecitol, curin… Có hoạt tính chống sốt rét, giản cơ, hạ huyết áp nhẹ, chống viêm và ức chế miễn dịch… Rễ sương sâm có vị đắng, tính hàn. Có tác dụng giải độc, giảm đau, tan ứ, lợi tiểu, giải nhiệt, nhuận trường nhẹ.
– Công dụng:
Rễ sương sâm chữa đau họng, đau lưng, đau bụng, đau dạ dày, tiêu chảy, kiết lỵ, bệnh về gan, trĩ, đau răng, tổn thương do té ngã. Liều dùng: 15g – 20 g/ ngày. Dây sương sâm rất dể trồng, sống lâu năm.. Có thể trồng củ hoặc trồng bằng dây. Hiện nay nhân dân một số nơi đã trồng hàng hecta và thu hoạch lá Sâm Nam để bán làm thạch sâm quanh năm. Đây là món quà trời cho nhân dân vùng nắng hạn, vừa dùng làm nước giải khát, vừa làm thuốc để thanh nhiệt, giải độc, điều hoà cơ thể trong mùa nắng nóng. Chúng ta cần phổ biến và nhân rộng việc sử dụng củ Sâm Nam và Thạch Sâm. Dùng nhiều sẽ rất tốt cho sức khoẻ, chữa được nhiều bệnh, nhất là những người có các bệnh về gan, dạ dày, huyết áp cao do tăng cholesterol

Cách trồng cây sương sâm

–  Giống: Từ hạt hoặc củ sương sâm.
– Thời vụ: Trồng quanh năm, nhưng tốt nhất là trồng vào tháng 7 Âm lịch.
– Làm đất: Sương sâm thích hợp trên nhiều chân đất, nơi đất cao ráo thoát nước tốt, có độ mùn cao, được che mát 20 – 30%. Cây cần nhiều nước nhưng không chịu úng nên những vùng đất thấp phải lên ụ hay lên liếp cao để thoát nước. Nhưng để cây phát triển tốt thì chọn chân đất nhiều mùn, nhiều dinh dưỡng và có cây chà chống đỡ. Trồng theo hàng phải làm luống.
– Gieo trồng:
Giâm củ: Cắt củ thành những đoạn ngắn khoảng 2- 3cm, mang giâm thành luống và có che nắng bằng rơm khô hoặc làm giàn che mưa
Trồng cây: Sau một khoảng thời gian chăm sóc, củ sương sâm được giâm sẽ nảy mầm, lúc này ta sẽ mang củ sương sâm trồng theo luống dài (ngập 2/3 đoạn thân vừa cắt), sau đó tưới nước nhẹ cho cây đủ ẩm. Hàng ngày tưới nước 2 lần cho cây.
Bón phân: Lượng phân bón cho 1.000m2 như sau:
+ Bón lót: Phân chuồng hoai 1,5 tấn, phân lân 35kg.
+ Bón cho cây đang thu hoạch, phân chuồng ủ hoai + phân NPK: 16-16-8 liều lượng 5kg phân chuồng + 200g phân NPK: 16-16-8/năm/gốc chia làm nhiểu lần trong năm (3 – 5 lần bón).
Để bảo đảm vườn luôn xanh tốt, thường xuyên tăng cường bón phân hữu cơ hoai mục, hạn chế bón phân đạm.
cach-lam-thach-suong-sam
Phòng trừ sâu bệnh và thu hoạch: Lá sương sâm là loại cây trồng ít sâu bệnh hại, sương sâm rất sợ úng, úng sẽ dễ bị bệnh, đặc biệt là bệnh thối rễ, chết nhanh. Nếu đất không được tơi xốp và thoát nước thì bệnh chết nhanh có điều kiện phát triển mạnh, gây chết dây hoàn toàn. Trong trường hợp trồng cây với mật độ dầy thì những lá phía dưới hay bị cháy, dùng Fe-EDTA tưới thì lá phát triển diêp lục sẽ xanh lại.
Sau khi trồng khoảng 2 tháng thì có thể thu hoạch lá.

 Hướng dẫn làm món sương sâm ngon tuyệt và an toàn

Chuẩn bị:
– 100gr lá sâm (có thể mua ngoài chợ hoặc tự trồng cho an toàn ) và 3 lít nước đun sôi để nguội
– Nang mực: miếng nang hình bầu dục dài nằm giữa con mực được lấy ra và phơi khô mài với nước
– Đường, 1 ống tinh dầu chuối, nước đá đập nhỏ
Vật liệu:
1 cái thau, cái rổ cước và 1 cái rổ lọc, vài hộp nhựa
Cách làm:
B1. Lá sâm phơi héo, sau đó rửa thật sạch , rồi dùng 1 lít nước chín để nguội rửa lại 1 lần, tráng lại thau, rổ cước bằng nước chín rồi đổ bỏ nước.
B2. Rửa tay thật sạch lau thật khô. Cho lá sâm vào rổ cước lót trong cái thau, cho 2 lít nước đun sôi để nguội còn lại vào dùng tay vò cho lá bể ra và chà nhẹ lá sâm vào rổ cước (tay luôn luôn nhấn trong nước mà vò, nếu không sẽ nổi bọt sâm không mịn và không dai).
B3. Vò đến khi lá sâm nát nhừ ra hết chất xanh, còn nước thì lềnh lềnh, sệt sệt (càng vò kỹ, nước ra càng đậm đặc thì sâm càng dai và ngon) thì dùng rổ lọc lọc lại nước sâm và vắt sạch lá sâm đã nát, cho nước sâm đã lọc sạch vào các hộp nhựa, cho vào 3 thìa cafe nước Nang mực (Chỉ lấy phần nước trong ở trên) để tay chìm trong nước sâm đánh nhẹ nhẹ thấy sâm bắt đầu đặc thì lấy tay ra, đem sâm cho vào tủ lạnh để 1 lúc khoảng 1 tiếng hơn thì sâm đặc lại.
Tìm hiểu về cây sương sâm và cách làm món sương sâm an toàn
 B4. Cắt sâm đã đặc cho vào ly, để 1 ít đường và 2 giọt tinh dầu chuối vào, cho đá đập lên thì được ly sương sâm  (nếu thích thì cho thêm nước cốt dừa vắt ăn cũng rất ngon)






Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Phân biệt : khoai nước- khoai sọ - dọc mùng - môn bạc hà - Ráy voi....

KHOAI NƯỚC Khoai nước, Môn nước - Colocasia esculenta Schott,  Chi Colocasia - Khoai nước, Khoai môn,  Họ Araceae - ráy, khoai môn, khoai nước, thiên nam tinh,  bộ Alismatales Trạch tả Mô tả:  Khoai nước và Khoai sọ cùng loài nhưng khác thứ: +   Khoai nước - Colocasia esacuenta Schott  trồng nước + Khoai sọ - Colocasia esacuenta  var.  antiquorum  trồng khô.  Cây thảo mọc hoang và được trồng, có củ ở gốc thân hình khối tròn. Lá có cuống cao đến 0,8m; phiến dạng tim, màu lục sẫm nhiều hay ít, tím hay nâu tuỳ giống trồng, gân nổi rõ. Mo vàng có phần ống xanh, đầu nhọn. Trục bông mo mang hoa đực và hoa cái, hoa cái có bầu nhiều noãn. Quả mọng vàng khi chín to 3-4mm. Nơi mọc:   Loài được trồng nhiều ở nước ta và các xứ nhiệt đới để lấy củ ăn. Công dụng:  Ta thường dùng củ nấu ăn với xôi hay nấu chè, làm bánh. Cuống lá cũng thường dùng làm rau ăn nhưng phải xát hoặc ngâm với muối để khỏi ngứa. Cũng dùng muối dưa ăn. Củ tươ...

Tổng hợp các loại đậu

Các loại quả đậu ăn cả vỏ lẫn ruột khi chưa chín Đậu rồng – Đậu khế – Đậu xương rồng – Đậu cánh – Winged bean – Winged pea – Goa bean – Asparagus pea – Four-angled bean. Đậu rồng  còn gọi là đậu khế hay đậu xương rồng, đậu cánh (danh pháp hai phần: Psophocarpus tetragonolobus) là một loài cây thuộc họ Đậu (Fabaceae)  Đậu que – Green bean – String bean – Snap bean. Đậu que   là một tên gọi thường dùng ở Việt Nam để chỉ các loại đậu có dạng quả có đặc điểm dài và ốm, như: Đậu đũa , tên khoa học  Vigna unguiculata sesquipedalis , một loại đậu thuộc  chi Đậu  ( Vigna ),  họ Đậu . Đậu cô ve , tên khoa học  Phaseolus vulgaris , một loại đậu thuộc  chi Đậu cô ve  ( Phaseolus ),  họ Đậu . Đậu cô ve – Đậu a ri cô ve – French beans, French green beans, French filet bean (english) – Haricots verts (french): được trồng ở Đà Lạt. Đậu que ,  đậu ve  hay  đậu cô ve , còn gọi là: đậu a ri cô ve do biến âm từ  tiếng...

Cơm nguội vàng hay còn gọi là cây sếu, phác, cơm nguội Trung Quốc - Celtis sinensis Pers.

Cơm nguội vàng  hay còn gọi là  cây sếu ,  phác ,  cơm nguội Trung Quốc  (tên khoa học:  Celtis sinensis  Pers., tiếng Trung:  朴树 ) là một loài thực vật thuộc  chi Cơm nguội ,  họ Gai dầu  ( Cannabaceae ). Phân loại khoa học Giới   ( regnum ) Plantae (không phân hạng) Angiospermae (không phân hạng) Eudicots Bộ   ( ordo ) Rosales Họ   ( familia ) Cannabaceae Chi   ( genus ) Celtis Loài   ( species ) C. sinensis Danh pháp hai phần Celtis sinensis Pers. Các danh pháp đồng nghĩa có:  Celtis bodinieri   H. Léveillé ;  C. bungeana  var.  pubipedicella   G. H. Wang ;  C. cercidifolia   C. K. Schneider ;  C. hunanensis   Handel-Mazzetti ;  C. labilis   C. K. Schneider ;  C. nervosa   Hemsley ;  C. tetrandra   Roxburgh  subsp.  sinensis   (Persoon) Y. C. Tang .