Cây sa mộc còn được gọi là sa mu, xa mu, sà mu, sa múc, thông mụ, co may (Dao), long len, thông Tàu. Tên khoa học của cây là Cunninghamia lanceolata, tên tiếng Pháp là sapin de Chine (dịch nghĩa là lãnh sam Trung Hoa) và samou hoặc cha-mou (rõ ràng là phiên âm của杉木, sam mộc). Cây sa mộc là loài cây gỗ lớn, có giá trị kinh tế cao, gỗ bền đẹp dùng trong xây dựng và đóng đồ gia dụng. Sa mộc ưa ánh sáng, mọc nhanh so với một số loài cây lá kim khác, sinh trưởng tốt ở các huyện vùng cao của tỉnh Hà Giang, Lào Cai… phù hợp nơi tầng đất dày, ẩm, nhiều mùn, thoát nước.
Từ lâu, cây sa mộc được coi là biểu tượng của vùng cao phía Bắc. Cây luôn vượt qua mọi gian khó để xanh lá quanh năm. Cây sa mộc là một trong những cây trồng hiệu quả để nhanh phủ xanh đất trống, đồi núi trọc ở vùng núi phía Bắc.
Cây sa mộc phân bố tự nhiên ở vùng khí hậu ôn và á nhiệt đới thuộc miền Trung và Nam Trung Quốc biên giới Việt – Trung, từ 22 đến 32 vĩ độ Bắc. Việt Nam đã trồng ở các tỉnh biên giới phía Bắc như Hà Giang, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, Lạng Sơn, Cao Bằng, Quảng Ninh nhiều năm nay.
Cây sa mộc ưa nơi khí hậu ôn hòa, ít tháng rét quá và cũng không có tháng quá nóng. Thích hợp ở nhiệt độ trung bình năm từ 16-190C lượng mưa năm 1400-1900mm. Độ ẩm không khí của các tháng trong năm trên 75%, vùng có nhiều sương mù và ánh sáng tán xạ.
Cây sa mộc ưa đất sâu ẩm, cát pha, thoát nước, mát thoáng, độ pH lớn hơn 5, nhiều mùn, còn mang tính chất đất rừng. Ưa đất phát triển trên đá phiến thạch sét hoặc phiến thạch mica, đá vôi, đá macma các loại, có tầng dầy 0,7-0,8m trở lên. Không thích hợp trên đất kiềm hoặc mặn.
Cây sa mộc gỗ lớn, cao trên 30 m, đường kính có thể tới trên 200 cm. Thân tròn và rất thẳng. Vỏ nâu hoặc xám nâu, nứt dọc. Phân cành thấp, cành mọc vòng, thẳng góc với thân, xếp thành nhiều tầng. Tán lá hẹp hình trụ.
Lá hình ngọn giáo, dài 3-6 cm, rộng 3-5 mm; đầu nhọn, cứng; mép lá có răng cưa sắc. Dọc 2 bên gân giữa phía mặt dưới lá có 2 dải phấn trắng, mặt trên có 2 rãnh song song mép lá. Lá xếp xoắn ốc nhưng vặn ở cuống và cùng với cành làm thành mặt phẳng.
Nón đơn tính cùng gốc. Nón đực mọc cụm đầu cành. Nón cái mọc lẻ hoặc gồm 2-3 chiếc mọc cụm đầu cành. Quả nón hình trứng tròn, cao 2,5-5 cm, đường kính 3-5 cm. Lá bắc dạng vẩy, hoá gỗ, bao phía ngoài vảy nón (lá noãn); mỗi vảy nón mang 3 hạt. Hạt dẹt, có cánh mỏng bao quanh. Nón hình thành vào tháng 3, chín vào tháng 10-11.
Rễ chính ít phát triển, rễ ăn nông, rễ bàng tập trung ở lớp đất mặt nhất là khi nhỏ tuổi hệ rễ phân bố gần như ăn ngang.
Cây sa mộc là loài cây ưa sáng, lúc nhỏ cũng cần có bóng che, mọc khá nhanh so với các loài cây lá kim khác.
Cây sa mộc tỉa cành tự nhiên rất tốt và tái sinh chồi cũng rất mạnh, có thể kinh doanh rừng chồi liên tục 3 đến 4 thế hệ.
Gỗ Sa mộc thơm, lõi màu vàng nâu hoặc đỏ nhạt, nhẹ, thớ thẳng bền đẹp, ít bị mối mọt, sâu nấm ăn hại, dễ cưa xẻ, bào trơn đánh bóng, có thể dùng vào: đóng tàu thuyền, ô tô, trụ mỏ, đồ gia dụng. Hình dáng cây Sa mộc đẹp nên có thể dùng tạo cây cảnh trong khu du lịch, nơi công cộng.
Tinh dầu sa mộc dùng để chữa trị các vết thương và đụng giập, sây sát, thâm tím, đau thấp khớp.
Ở Trung Quốc, cây được dùng trị: lở sơn, ecpét mọc vòng, di tinh, bỏng lửa nhẹ, bệnh mụn, trĩ ngoại và trĩ nội hỗn hợp sưng đau, lở ngứa khắp người do ngộ độc phong thấp.
Một số hình ảnh tham khảo về cây sa mộc:
Cây sa mộc phân bố tự nhiên ở vùng khí hậu ôn và á nhiệt đới thuộc miền Trung và Nam Trung Quốc biên giới Việt – Trung, từ 22 đến 32 vĩ độ Bắc. Việt Nam đã trồng ở các tỉnh biên giới phía Bắc như Hà Giang, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, Lạng Sơn, Cao Bằng, Quảng Ninh nhiều năm nay.
Cây sa mộc ưa nơi khí hậu ôn hòa, ít tháng rét quá và cũng không có tháng quá nóng. Thích hợp ở nhiệt độ trung bình năm từ 16-190C lượng mưa năm 1400-1900mm. Độ ẩm không khí của các tháng trong năm trên 75%, vùng có nhiều sương mù và ánh sáng tán xạ.
Cây sa mộc ưa đất sâu ẩm, cát pha, thoát nước, mát thoáng, độ pH lớn hơn 5, nhiều mùn, còn mang tính chất đất rừng. Ưa đất phát triển trên đá phiến thạch sét hoặc phiến thạch mica, đá vôi, đá macma các loại, có tầng dầy 0,7-0,8m trở lên. Không thích hợp trên đất kiềm hoặc mặn.
Cây sa mộc gỗ lớn, cao trên 30 m, đường kính có thể tới trên 200 cm. Thân tròn và rất thẳng. Vỏ nâu hoặc xám nâu, nứt dọc. Phân cành thấp, cành mọc vòng, thẳng góc với thân, xếp thành nhiều tầng. Tán lá hẹp hình trụ.
Lá hình ngọn giáo, dài 3-6 cm, rộng 3-5 mm; đầu nhọn, cứng; mép lá có răng cưa sắc. Dọc 2 bên gân giữa phía mặt dưới lá có 2 dải phấn trắng, mặt trên có 2 rãnh song song mép lá. Lá xếp xoắn ốc nhưng vặn ở cuống và cùng với cành làm thành mặt phẳng.
Nón đơn tính cùng gốc. Nón đực mọc cụm đầu cành. Nón cái mọc lẻ hoặc gồm 2-3 chiếc mọc cụm đầu cành. Quả nón hình trứng tròn, cao 2,5-5 cm, đường kính 3-5 cm. Lá bắc dạng vẩy, hoá gỗ, bao phía ngoài vảy nón (lá noãn); mỗi vảy nón mang 3 hạt. Hạt dẹt, có cánh mỏng bao quanh. Nón hình thành vào tháng 3, chín vào tháng 10-11.
Rễ chính ít phát triển, rễ ăn nông, rễ bàng tập trung ở lớp đất mặt nhất là khi nhỏ tuổi hệ rễ phân bố gần như ăn ngang.
Cây sa mộc là loài cây ưa sáng, lúc nhỏ cũng cần có bóng che, mọc khá nhanh so với các loài cây lá kim khác.
Cây sa mộc tỉa cành tự nhiên rất tốt và tái sinh chồi cũng rất mạnh, có thể kinh doanh rừng chồi liên tục 3 đến 4 thế hệ.
Gỗ Sa mộc thơm, lõi màu vàng nâu hoặc đỏ nhạt, nhẹ, thớ thẳng bền đẹp, ít bị mối mọt, sâu nấm ăn hại, dễ cưa xẻ, bào trơn đánh bóng, có thể dùng vào: đóng tàu thuyền, ô tô, trụ mỏ, đồ gia dụng. Hình dáng cây Sa mộc đẹp nên có thể dùng tạo cây cảnh trong khu du lịch, nơi công cộng.
Tinh dầu sa mộc dùng để chữa trị các vết thương và đụng giập, sây sát, thâm tím, đau thấp khớp.
Ở Trung Quốc, cây được dùng trị: lở sơn, ecpét mọc vòng, di tinh, bỏng lửa nhẹ, bệnh mụn, trĩ ngoại và trĩ nội hỗn hợp sưng đau, lở ngứa khắp người do ngộ độc phong thấp.
Một số hình ảnh tham khảo về cây sa mộc:
Nhận xét
Đăng nhận xét