Chuyển đến nội dung chính

Wedelia Biflora (Cây Rau Mui )

Tên khác
Cúc biển, Sài đất hai hoa
Tên khoa học
Wedelia Biflora (L) DC (Verbesina biflora L)
Mô tả: Cây thảo cao 1-1,5m, mọc đứng, gần như trườn, có thân và cành có rãnh nhẵn. Lá hình ngọn giáo, thon lại trên cuống, có mũi nhọn dài, dài 4-7cm, rộng 2-4cm, có lông cứng nham nhám trên cả hai mặt, mép có răng thưa, cuống lá rất mảnh, dài 1-3cm. Hoa đầu cô độc hay từng cặp lưỡng phân hoặc ở nách lá phía ngọn; lá bắc xoan, dài 4-5mm; hoa hình môi có 5-10 cái, giữa các hoa có vảy. Quả bế hình xoan ngược, tròn và có lông ở đỉnh, không có lông mào, dài 4mm, rộng 2,5mm.
Ra hoa quanh năm.
Cây Rau Mui - Wedelia Biflora
Cây Rau Mui - Wedelia Biflora
Bộ phận dùng: Toàn cây - Herba Wedeliae Biflorae.
Nơi sống và thu hái: Loài phân bố ở Ấn Ðộ, Nam Trung Quốc, Việt Nam, Thái Lan, Philippin. Ở nước ta cây mọc ở nơi ẩm rợp từ ven biển tới độ cao 1500m.
Tính vị, tác dụng: Lá có tác dụng bổ huyết, hoạt huyết, tán ứ, tiêu thũng. Hoa gây xổ mạnh, thân lá già có độc.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Ở Cà Mau (Minh Hải) và nhiều vùng khác của nước ta và Ấn Ðộ, người ta dùng đọt lá non làm rau xào nấu với thịt, ốc len, cá, rùa. Lá cây được dùng làm thuốc trị nổi mầy đay bằng cách lấy 3 nắm lá đậm, vắt, rồi pha đường (hoặc muối) để uống.
Ở Ấn Ðộ, lá giã ra dùng làm thuốc đắp lên da bị biến màu, vết cắt, sâu bọ đốt loét, các chỗ đau, sưng và dãn tĩnh mạch. Cũng dùng đắp vào bụng phụ nữ sau khi sinh và dùng cho những loại đau đớn không rõ nguyên nhân. Dịch lá dùng làm thuốc tăng trương lực cùng với sữa bò cho phụ nữ sau khi sinh con. Dùng phối hợp với Ðại hoàng trị táo bón mạn tính. Lá còn dùng sắc uống trị đái ra máu và thông tiểu. Rễ dùng trị rối loạn về âm đạo, bệnh lậu và sỏi thận hoặc dùng đắp vết thương và ghẻ ngứa.
Cây Rau Mui - Wedelia Biflora
Hoa Cây Rau Mui - Wedelia Biflora
Ở Malaixia, người ta cũng dùng lá giã và nghiền ra để đắp trị mụn nhọt, apxe, sởi đậu, các vết đốt của sâu bọ. Lá được dùng làm thuốc uống trong trị sốt rét theo chu kỳ, trị đái ra máu. Rễ trị băng huyết.
Ở Philippin, nước sắc lá dùng trị vết thương và trị ghẻ, nước hãm rễ và lá dùng dịu các cơn đau dạ dày.
Ở Quảng Tây (Trung Quốc) cây được dùng trị phong thấp, đau xương, đòn ngã tổn thương, sang dương thũng độc.
Ở Thái Lan, người ta dùng thân lá trị đau đầu và sốt. 
Thân và lá già có độc với dê, ngựa. Khi các loài động vật này ăn nhầm phải sẽ bị ngộ độc sinh nôn tháo và có thể bị chết. 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Phân biệt : khoai nước- khoai sọ - dọc mùng - môn bạc hà - Ráy voi....

KHOAI NƯỚC Khoai nước, Môn nước - Colocasia esculenta Schott,  Chi Colocasia - Khoai nước, Khoai môn,  Họ Araceae - ráy, khoai môn, khoai nước, thiên nam tinh,  bộ Alismatales Trạch tả Mô tả:  Khoai nước và Khoai sọ cùng loài nhưng khác thứ: +   Khoai nước - Colocasia esacuenta Schott  trồng nước + Khoai sọ - Colocasia esacuenta  var.  antiquorum  trồng khô.  Cây thảo mọc hoang và được trồng, có củ ở gốc thân hình khối tròn. Lá có cuống cao đến 0,8m; phiến dạng tim, màu lục sẫm nhiều hay ít, tím hay nâu tuỳ giống trồng, gân nổi rõ. Mo vàng có phần ống xanh, đầu nhọn. Trục bông mo mang hoa đực và hoa cái, hoa cái có bầu nhiều noãn. Quả mọng vàng khi chín to 3-4mm. Nơi mọc:   Loài được trồng nhiều ở nước ta và các xứ nhiệt đới để lấy củ ăn. Công dụng:  Ta thường dùng củ nấu ăn với xôi hay nấu chè, làm bánh. Cuống lá cũng thường dùng làm rau ăn nhưng phải xát hoặc ngâm với muối để khỏi ngứa. Cũng dùng muối dưa ăn. Củ tươi giã nhỏ dùng đắp trị mụn nhọt có mủ. Dùng ngoài giã nhỏ t

Các loài chim ở Việt Nam

Tên Việt Nam Cu rốc đầu vàng Golden-throated Barbet Tên Khoa Học Megalaima franklinii Tên Việt Nam Gõ kiến vàng lớn Tên Khoa Học Chrysocolaptes lucidus Tên Việt Nam Chim manh Vân Nam Tên Khoa Học Anthus hodgsoni Tên Việt Nam Phường chèo lớn (Hồng Tước) Tên Khoa Học Coracina macei Tên Việt Nam Chim Uyên Ương (Hồng Tước Nhỏ Dalat) Tên Khoa Học Campephagidae tên Việt Nam Chim Ngũ Sắc (Silver-eared Mesia) Tên Khoa Học Leiothrix argentauris Tên Việt Nam Mi lang biang Tên Khoa Học Crocias langbianis King, Tên Việt Nam Khướu mào bụng trắng Tên Khoa Học Yuhina zantholeuca Tên Việt Nam Khướu mỏ dẹt đầu xám Tên Khoa Học Paradoxornis gularis Tên Việt Nam Khướu mỏ dẹt đầu xám Tên Khoa Học Paradoxornis gularis Tên Việt Nam Bạc má họng đen ( Black-throated Tit ) Tên Khoa Học Aegithalos concinnus Tên Việt Nam Bạc má bụng vàng Tên Khoa Học Parus monticolus Tên Việt Nam Bạc má rừng hay bạc má mày vàng Tên Khoa Học Sylviparus modestus Tên Việt Nam Trèo cây huyệt h

Tổng hợp các loại đậu

Các loại quả đậu ăn cả vỏ lẫn ruột khi chưa chín Đậu rồng – Đậu khế – Đậu xương rồng – Đậu cánh – Winged bean – Winged pea – Goa bean – Asparagus pea – Four-angled bean. Đậu rồng  còn gọi là đậu khế hay đậu xương rồng, đậu cánh (danh pháp hai phần: Psophocarpus tetragonolobus) là một loài cây thuộc họ Đậu (Fabaceae)  Đậu que – Green bean – String bean – Snap bean. Đậu que   là một tên gọi thường dùng ở Việt Nam để chỉ các loại đậu có dạng quả có đặc điểm dài và ốm, như: Đậu đũa , tên khoa học  Vigna unguiculata sesquipedalis , một loại đậu thuộc  chi Đậu  ( Vigna ),  họ Đậu . Đậu cô ve , tên khoa học  Phaseolus vulgaris , một loại đậu thuộc  chi Đậu cô ve  ( Phaseolus ),  họ Đậu . Đậu cô ve – Đậu a ri cô ve – French beans, French green beans, French filet bean (english) – Haricots verts (french): được trồng ở Đà Lạt. Đậu que ,  đậu ve  hay  đậu cô ve , còn gọi là: đậu a ri cô ve do biến âm từ  tiếng Pháp :  haricot vert , danh pháp khoa học Phaseolus vulgaris , là một giống  đ