Chuyển đến nội dung chính

Euphorbia pekinensis (ĐẠI KÍCH)

Tập tin:Euphorbia pekinensis 3.JPGĐại kích là phần rễ của một loại cây có cùng tên thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiaceae). Trong Đông y, Đại kích có vị đắng, tính mát, có độc được quy vào kinh Can, Tỳ và Thận với tác dụng hỏa ẩm, trục thủy. Loại dược liệu này được dân gian sử dụng khá nhiều trong các bài thuốc chữa ho suyễn, đờm ẩm tích tụ, đau lưng, đau hông, phù thủng tay chân, cơ thể và một số bệnh lý khác.

1. Tên gọi – Phân nhóm

  • Tên gọi khác: Hồng nha đại kích, Cung cự, Kiều, Hạ mã tiên, Trạch hành, Chi Hành, Phá quân xác, Lặc mã tuyên,…
  • Tên khoa học: Euphorbia pekinensis
  • Tên tiếng Trung: 大戟
  • Họ: Thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiaceae)

2. Đặc điểm sinh thái

+ Mô tả: Cây Đại kích là cây thân thảo, sống lâu năm, cây có độc trong mủ khi bẻ cây làm đôi hoạch tách lấy lá. Khi trưởng thành, cây cao khoảng 30 – 70cm, có lông tơ mềm nhỏ. Lá nguyên, đơn, hình mũi mác có lá hình bầu dục. Mép lá có răng cưa nhỏ, có hình dạng không rõ ràng. Hoa nhỏ có màu vàng chanh. Quả hình tròn, hơi dẹp, trên mặt quả có vết nứt lòi ra.
Hiện nay, cây Đại kích có hai loại Miên đại kích và Hồng nha đại kích được phân biệt như sau:
  • Miên đại kích: Hay còn được gọi với tên khác là Thảo đại kích, Bắc đại kích. Dược liệu có hình trụ tròn, dài khoảng 20 – 25 cm, có khi lên tới 50 cm, rộng 5 – 9 mm. Mặt ngoài dược liệu này có màu nâu xám hoặc đỏ nâu. Cành hơi uốn cong, mềm nhưng khó bẻ gãy, dễ tước.
  • Hồng nha đại kích: Hay còn được gọi là Tử đại kích hoặc Hồng mao đại kích. Dược liệu có hình dạng như tơ xe, uốn công, nhăn nheo, dài khoảng 30 – 55 mm và rộng 6 – 12 mm. Mặt ngoài có màu nâu cám hoặc nâu đỏ. Có ít rễ con, rễ nhánh, có vết nhăn dài và sâu. Dược liệu cứng, giòn, dễ bẻ gãy. Khi bẻ gãy, bên trong có màu nâu đất, có mùi thơm.
+ Phân bố: Cây Đại kích thường được trồng hoặc mọc hoang nhiều ở các tỉnh thuộc nước Trung Quốc như Quảng Tây, Quảng Đông, Hà Nam, Giang Tô, Triết Giang, Sơn Đông, Thiểm Tây,… Loại cây này ít khi tìm thấy ở nước ta, có nhưng ít, không đủ để làm thuốc, chủ yếu là nhập từ nước Trung Quốc.

3. Bộ phận dùng, thu hái, chế biến và bảo quản

+ Bộ phận dùng: Dùng rễ cây Đại kích để làm thuốc.
+ Thu hái: Thu hoạch vào tháng 8 – 10 âm lịch hàng năm, chỉ thu hoạch với những cây đã trưởng thành và già.
+ Chế biến: Những phần rễ thu hoạch được đem rửa sạch để loại bỏ lớp đất cát và vi khuẩn rồi vớt ra để ráo. Sau khi phần rễ mềm ra, thái rễ thành từng lát mỏng để đem phơi nắng hoặc sấy khô. Sau đó trộn đều với giấm sao cho giấm thấm đều, tiếp tục phơi khô để dùng. Hoặc đem rễ cây Đại kích chưng với đậu hũ cho nhừ.
+ Bảo quản: Bảo quản dược liệu ở nhiệt độ phòng (nhiệt độ từ 25 – 30°C), nơi thoáng mát, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.

4. Thành phần hóa học

Chưa có tài liệu nghiên cứu về thành phần hóa học về dược liệu này.

5. Tính vị

Đại kích có vị đắng, tính mát, có độc.

6. Quy kinh

Đại kích được quy vào kinh Can, Tỳ và Thận.

Kết quả hình ảnh cho Euphorbia pekinensis

7. Tác dụng dược lý

Theo nghiên cứu dược lý hiện đại: Chưa được nghiên cứu.
Theo Y học cổ truyền:
Trong Đông y, Đại kích là vị thuốc nam quý với những công dụng sau:
  • Trục thủy, hỏa ẩm, trị phù thủng đàm ẩm do thiệt chứng
  • Trị ác huyết, khối kết, thông kinh nguyệt, trụy thai và sôi bụng (theo Dược tính bản thảo)
  • Chữa mề đay, chứng phong độc, sưng chân (theo Gia Hựu đồ kinh bản thảo)
  • Chữa bệnh vàng da dịch lây lan, sốt rét, trị tan khối cứng ở bụng (theo Nhật hoa chư gia bản thảo)
  • Thông lợi đại tiểu tiện, trục huyết khối tích tụ (theo Bản thảo đồ giải)
Chủ trị:
  • Ho suyễn, đàm ẩm tích tụ
  • Đau hông sườn, đau lưng
  • Phù thũng tay, chân, phù thũng toàn cơ thể

8. Cách dùng – Liều lượng

+ Cách dùng: Dùng Đại kích độc vị hoặc kết hợp với các bài thuốc khác dưới dạng thuốc sắc hoặc dạng thuốc bột. Nếu dùng ở dạng thuốc sắc, sắc một thang thuốc cùng với năm phần nước, sắc cô đặc còn một nửa để dùng. Nên dùng thuốc khi thuốc còn nóng, nếu nguội nên hâm nóng lại. Dùng thuốc ở dạng bột, người bệnh cùng thuốc cùng với nước ấm hoặc rượu trắng (tùy vào từng bệnh lý).
+ Liều dùng: Dùng 2 – 6 gram/ ngày.

9. Những bài thuốc chữa bệnh hiệu quả từ Đại kích

Với những công dụng trục thủy, hỏa ẩm, Đại kích được xem như vị thuốc quý được chỉ định điều trị một số bệnh lý trong các bài thuốc cụ thể dưới đây:
Bài thuốc từ dược liệu Đại kích chữa đờm đọng lại ở trên dưới ngực cơ hoàng (Tam nhân phương):
  • Dùng Đại kích, Bạch giới tử và Bạch cam toại với liều lượng bằng nhau. Đem ba nguyên liệu trên tán thành bột mịn rồi hòa với nước gừng trộn đều để hoàn thành viên có kích thước bằng hạt ngô đồng. Mỗi lần sử dụng 1 – 2 viên cho vào miệng để nuốt trôi. Có thể sử dụng một ít nước lọc để uống cùng.
Bài thuốc từ Đại kích chữa chứng sốt do trúng gió (Thiên kim phương):
  • Dùng Đại kích và Khổ sâm mỗi vị 160 gram. Đem hai vị thuốc trên nấu cùng với một chén giấm và một chén rượu trắng để rửa người.
Bài thuốc từ Đại kích chữa đau răng, răng lung lay (Sinh sinh phương):
  • Dùng một ít Đại kích, đem rửa sạch rồi nhau ở vị trí răng đau.
Bài thuốc từ Đại kích chữa tiểu tiện ít, phù bụng, phù thủng thở gấp (Thánh Tế Tổng Lục):
  • Dùng 80 gram Đại kích cùng với 20 gram Can khương (sao đen). Đem hai vị dược liệu trên tán thành bột mịn. Mỗi lần sử dụng 12 gram bột để uống cùng với ly nước gừng tươi. Kiên trì sử dụng thuốc đến khi việc đi tiểu tiện được cải thiện.
Bài thuốc từ Đại kích chữa phù thủng cấp và mãn tính (Binh Bộ Thủ Tập Phương):
  • Dùng Đại kích, Trần bìĐương quy mỗi vị 40 gram. Đem các vị thuốc trên sắc cùng với năm phần nước, sắc cô đặc còn hai phần để uống. Nếu cần thiết, nên sử dụng thêm nửa phần thuốc sắc để dùng. Khi bệnh tình hết hẳn, người bệnh cần cử những món ăn gây độc nhiều trong khoảng 12 tháng để tránh bệnh tình tái phát.
Bài thuốc từ Đại kích chữa phù thủng căng sình (Hoạt Pháp Cơ Yếu):
  • Dùng 40 gram Đại kích cùng với 20 gram Quảng mộc hương. Đem hai vị thuốc trên tán thành bột mịn. Mỗi lần sử dụng 6 gram thuốc bột uống cùng với rượu ấm. Nếu đi tiểu tiện ra nước xanh biếc, người bệnh nên cháo và không được những thức ăn mặn.
  • Dùng 40 gram Đại kích đốt tồn tính, sau đó đem tán thành bột mịn. Mỗi lần sử dụng một lượng vừa đủ để uống cùng với rượu lúc bụng đói. Kiên trì sử dụng thuốc đến khi bệnh tình dần thuyên giảm.
Bài thuốc từ Đại kích chữa phù cả người, phù lớn (Hoạt Pháp Cơ Yếu):
  • Dùng một lượng Táo vừa đủ, làm sạch bằng nước rồi cho vào nồi cùng với một ít nước. Cho tiếp một lượng vừa đủ Đại kích (rễ và ngọn non) trét kín nắp nồi rồi bắt đầu đun cho đến khi táo chín nhừ. Người bệnh sử dụng táo để ăn trị bệnh.
  • Dùng Đại kích, Mộc hương và Bạch thiên ngưu với liều lượng bằng nhau. Đem các vị thuốc trên tán thành bột. Mỗi lần sử dụng 4 gram hỗn hợp bột cho vào một cặp thịt thăn heo (xẻ làm đôi rồi cho thuốc vào) đem nấu chín nhừ để dùng cả nước lẫn cái. Người bệnh sử dụng thuốc khi bụng đói.
Bài thuốc từ Đại kích chữa thủy khí bên trong bị ngăn trở, đầy bụng, thủy thũng, khí đoản, miệng khát, tiểu tiện khó khăn (Đan khê tâm pháp):
  • Dùng Đại kích, Đại hoàng, Cam toại, Thanh bì, Trần bì, Nguyên hoa, Khiên ngưu tử và Mộc hương với liều lượng bằng nhau. Đem một thang thuốc trên sắc cùng với năm phần nước, sắc cô đặc còn lại hai phần để uống. Người bệnh có thể chia phần nước sắc thành nhiều lần uống trong ngày. Nên dùng thuốc khi thuốc còn nóng, nếu thuốc nguội nên hâm lại trước khi dùng.
Bài thuốc từ Đại kích chữa mụn nhọt ở cổ, ở sau gáy và nách (Bản thảo hối ngôn):
  • Dùng Đại kích, Đương quy, Sinh bán hạ và Bạch truật với liều lượng bằng nhau. Đem các vị thuốc trên tán thành bột mịn rồi hoàn thành viên với kích thước bằng hạt ngô đồng. Mỗi lần sử dụng 2 viên cùng với nước ấm sau mỗi bữa ăn.
Bài thuốc từ Đại kích chữa tràng nhạc (Bản thảo hối ngôn):
  • Dùng một ít Đại kích nấu cùng với 1 – 2 quả trứng gà. Mỗi ngày sử dụng một quả trứng gà vào mỗi buổi sáng sớm. Người bệnh kiên trì sử dụng 7 ngày sẽ có kết quả điều trị như mong muốn.
Bài thuốc từ Đại kích chữa tê liệt đau, bệnh ở bụng, lưng, tay, gót chân, cổ, sau gáy liền đến các cơn đau xương (Tam nhân phương):
  • Dùng Đại kích, Cam toại và Bạch giới với liều lượng bằng nhau. Đem một thang thuốc trên sắc cùng với một lượng nước vừa đủ. Sắc cô đặc còn một nửa để dùng. Người bệnh nên dùng thuốc khi còn ấm, nếu nguội nên hâm lại trước khi dùng.


Những bài thuốc trị bệnh từ Đại kích
Những bài thuốc trị bệnh từ Đại kích

10. Một số lưu ý khi sử dụng dược liệu Đại kích

Trong quá trình sử dụng các bài thuốc từ dược liệu Đại kích, người bệnh cần lưu ý đến một số vấn đề sau:
  • Không sử dụng các bài thuốc từ dược liệu Đại kích cho các đối tượng dị ứng hoặc quá mẫn cảm với một số thành phần có trong dược liệu.
  • Không phối hợp dược liệu Đại kích với Cam thảo.
  • Phụ nữ mang thai hoặc có dấu hiệu đang mai thai tuyệt đối không được sử dụng các bài thuốc từ Đại kích. Những thành phần có trong dược liệu này có thể gây hại đến sức khỏe thai sản và thai nhi.
  • Đại kích có tác dụng tăng nhu động ruột, gây tiêu chảy, táo bón, tả mạnh. Người bệnh cần thận trọng trong quá trình sử dụng.
  • Trong quá trình sử dụng cần thường xuyên theo dõi phản ứng buồn nôn và quá trình đi đại tiện của thuốc.
  • Khi dùng thuốc có dấu hiệu nôn ọe, co giật, choáng váng,… cần ngưng sử dụng thuốc và tìm gặp bác sĩ để được trợ giúp. Những triệu chứng trên là biểu hiện của ngộ độc thuốc.











Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Phân biệt : khoai nước- khoai sọ - dọc mùng - môn bạc hà - Ráy voi....

KHOAI NƯỚC Khoai nước, Môn nước - Colocasia esculenta Schott,  Chi Colocasia - Khoai nước, Khoai môn,  Họ Araceae - ráy, khoai môn, khoai nước, thiên nam tinh,  bộ Alismatales Trạch tả Mô tả:  Khoai nước và Khoai sọ cùng loài nhưng khác thứ: +   Khoai nước - Colocasia esacuenta Schott  trồng nước + Khoai sọ - Colocasia esacuenta  var.  antiquorum  trồng khô.  Cây thảo mọc hoang và được trồng, có củ ở gốc thân hình khối tròn. Lá có cuống cao đến 0,8m; phiến dạng tim, màu lục sẫm nhiều hay ít, tím hay nâu tuỳ giống trồng, gân nổi rõ. Mo vàng có phần ống xanh, đầu nhọn. Trục bông mo mang hoa đực và hoa cái, hoa cái có bầu nhiều noãn. Quả mọng vàng khi chín to 3-4mm. Nơi mọc:   Loài được trồng nhiều ở nước ta và các xứ nhiệt đới để lấy củ ăn. Công dụng:  Ta thường dùng củ nấu ăn với xôi hay nấu chè, làm bánh. Cuống lá cũng thường dùng làm rau ăn nhưng phải xát hoặc ngâm với muối để khỏi ngứa. Cũng dùng muối dưa ăn. Củ tươi giã nhỏ dùng đắp trị mụn nhọt có mủ. Dùng ngoài giã nhỏ t

Tổng hợp các loại đậu

Các loại quả đậu ăn cả vỏ lẫn ruột khi chưa chín Đậu rồng – Đậu khế – Đậu xương rồng – Đậu cánh – Winged bean – Winged pea – Goa bean – Asparagus pea – Four-angled bean. Đậu rồng  còn gọi là đậu khế hay đậu xương rồng, đậu cánh (danh pháp hai phần: Psophocarpus tetragonolobus) là một loài cây thuộc họ Đậu (Fabaceae)  Đậu que – Green bean – String bean – Snap bean. Đậu que   là một tên gọi thường dùng ở Việt Nam để chỉ các loại đậu có dạng quả có đặc điểm dài và ốm, như: Đậu đũa , tên khoa học  Vigna unguiculata sesquipedalis , một loại đậu thuộc  chi Đậu  ( Vigna ),  họ Đậu . Đậu cô ve , tên khoa học  Phaseolus vulgaris , một loại đậu thuộc  chi Đậu cô ve  ( Phaseolus ),  họ Đậu . Đậu cô ve – Đậu a ri cô ve – French beans, French green beans, French filet bean (english) – Haricots verts (french): được trồng ở Đà Lạt. Đậu que ,  đậu ve  hay  đậu cô ve , còn gọi là: đậu a ri cô ve do biến âm từ  tiếng Pháp :  haricot vert , danh pháp khoa học Phaseolus vulgaris , là một giống  đ

Cơm nguội vàng hay còn gọi là cây sếu, phác, cơm nguội Trung Quốc - Celtis sinensis Pers.

Cơm nguội vàng  hay còn gọi là  cây sếu ,  phác ,  cơm nguội Trung Quốc  (tên khoa học:  Celtis sinensis  Pers., tiếng Trung:  朴树 ) là một loài thực vật thuộc  chi Cơm nguội ,  họ Gai dầu  ( Cannabaceae ). Phân loại khoa học Giới   ( regnum ) Plantae (không phân hạng) Angiospermae (không phân hạng) Eudicots Bộ   ( ordo ) Rosales Họ   ( familia ) Cannabaceae Chi   ( genus ) Celtis Loài   ( species ) C. sinensis Danh pháp hai phần Celtis sinensis Pers. Các danh pháp đồng nghĩa có:  Celtis bodinieri   H. Léveillé ;  C. bungeana  var.  pubipedicella   G. H. Wang ;  C. cercidifolia   C. K. Schneider ;  C. hunanensis   Handel-Mazzetti ;  C. labilis   C. K. Schneider ;  C. nervosa   Hemsley ;  C. tetrandra   Roxburgh  subsp.  sinensis   (Persoon) Y. C. Tang .