Chuyển đến nội dung chính

Sung và bài thuốc điều kinh, lợi sữa, giời leo, đinh nhọt của cây sung

Những chùm quả sung tròn trĩnh không chỉ có mặt trên các mâm ngũ quả ngày tết với ý nghĩa “sung túc” mà còn gắn bó với con người trong đời sống hàng ngày, từ đời sống vật chất đến tinh thần, đến lời ăn tiếng nói.Kết quả hình ảnh cho Ficus racemosa

Cây sung qua lời ăn tiếng nói hàng ngày

Dân gian ta có thành ngữ “ăn quả vả, trả quả sung” để ám chỉ những người tánh tình hẹp hòi vì quả vả và sung nhìn tương tự nhau, đều ăn được nhưng quả vả to hơn. Hay như để cười cái tánh lười biếng, ỷ lại, xốc nổi, dân gian không chỉ ví như “há miệng chờ sung” mà còn đả kích:
Ăn sung ngồi gốc cây sung
Ăn rồi lại ném tứ tung ngũ hoành” (1)
Và, cả cái lá sung non chát lè cũng đi vào ca dao qua lời tâm sự của người phụ nữ muốn chống lại quan niệm “trai tam thê tứ thiếp, gái chính chuyên một chồng“:
Đói lòng ăn nắm lá sung
Chồng một thì lấy, chồng chung thì đừng” (2)
Không chỉ thế, cây sung trong chậu, bên hè, dưới bến sông, giữa đồng vắng… còn là cây thuốc dân gian rất thông dụng.Kết quả hình ảnh cho Ficus racemosa

Đặc điểm

Sung (tên khoa học: Ficus racemosa, họ Dâu tằm: Moraceae) (3) là cây thân gỗ lớn, sinh trưởng nhanh, dễ tạo dáng, mọc hoang dại hoặc được trồng để làm cây cảnh và lấy quả trên khắp nước ta. Cây còn có các tên gọi khác như ưu đàm thụ, tụ quả dong…
Lá sung thuôn dài hình mũi mác, mọc so le, các phiến lá thường có các nốt u sần nổi cộm lên do ký sinh. Cây sung cho ra rất nhiều chùm quả mọc từ thân và cành. Quả sung hình trứng, nhọn dần về cuống (do đế hoa phát triển thành túi bao lấy các hoa nhỏ bên trong), có lớp lông mịn.
Trong ẩm thực, lá sung non (vị chát) có thể dùng như rau chấm ăn kèm. Quả sung sống màu xanh, vị chát có thể dùng kho với thịt cá hoặc muối dưa, gói nem. Quả sung chín màu ánh đỏ hoặc đỏ nâu, đỏ tím, có vị ngọt, dùng để ăn tươi.
Cách dùng quả sung làm thuốc

Tính vị, công dụng của quả sung

Quả sung vị ngọt chát, tính mát, có công dụng bổ máu, thông huyết, lợi tiểu, chỉ thống, tiêu đàm, tiêu thũng, tiêu viêm, sát trùng. Bên cạnh đó, phụ nữ bị thiếu sữa sau sinh có thể dùng quả sung và quả mít non (hoặc dái mít) thái nhỏ rồi nấu cháo gạo nếp để ăn khoảng 3 lần mỗi tuần (4).

Công dụng của nhựa, vỏ cây và lá sung

Nhựa: Nhựa sung (được trích trực tiếp từ cây tươi) dùng bôi ngoài da và để khô tự nhiên giúp điều trị sang độc, chốc lở, đinh nhọt, ghẻ ngứa và đặc biệt là giời leo (5).
Vỏ cây và lá: Vỏ cây sung (đẽo lớp vỏ ngoài, rửa sạch, thái mỏng, khơi khô) cũng như cành lá sung (lá có u sần càng tốt) được dùng làm thuốc bổ, điều trị phong thấp, sốt rét, ít sữa sau sinh (vỏ cây còn dùng điều trị thiếu máu). Liều lượng: sắc uống từ 10 – 20 g (4).
Ngoài ra, còn có thể kể đến các bài thuốc sau đây:
  • Bổ huyết, điều kinh (đau bụng khi hành kinh, khí huyết kém): củ cỏ cú (tứ chế), hà thủ ô, lá sung già, đậu đen (mỗi loại 20 g), ngải diệp, ích mẫu (mỗi loại 15 g), rễ cây gai (10 g), nấu trong 600 ml đến khi còn 200 ml, mỗi thang dùng 2 nước, mỗi ngày một thang (4).
  • Bỏng da: lấy lá sung có tật (các u sần) phơi khô, tán bột, trộn với mỡ lợn và bôi lên da bỏng (5).

Một số nghiên cứu về cây sung

  • Theo Tạp chí về các loại thuốc truyền thống, bổ sung và thay thế châu Phi (African journal of traditional, complementary and alternative medicines), kết quả nghiên cứu cho thấy chiết xuất etanolic từ vỏ cây sung có tác dụng điều trị tiểu đường và hạ đường huyết mạnh (6).
  • Theo Tạp chí Khoa học đời sống (Life Sciences), chiết xuất từ cây sung có khả năng chống o xy hóa và ức chế quá trình gây ung thư thận do Fe-NTA (Ferric nitrilotriacetate, chất gây ung thư thận nổi tiếng) (7).
  • Theo Tạp chí Nghiên cứu liệu pháp thực vật (Phytotherapy research), chiết xuất từ lá sung còn có tác dụng bảo vệ gan đối với tổn thương gan do Carbon tetrachloride (8).

Lưu ý

Không ăn quá nhiều quả sung cũng như lạm dụng các bài thuốc từ sung để tránh các tác dụng phụ như xuất huyết, tụt đường huyết (đối với người có lượng đường huyết thấp)…
Kết quả hình ảnh cho Ficus racemosa





















Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Phân biệt : khoai nước- khoai sọ - dọc mùng - môn bạc hà - Ráy voi....

KHOAI NƯỚC Khoai nước, Môn nước - Colocasia esculenta Schott,  Chi Colocasia - Khoai nước, Khoai môn,  Họ Araceae - ráy, khoai môn, khoai nước, thiên nam tinh,  bộ Alismatales Trạch tả Mô tả:  Khoai nước và Khoai sọ cùng loài nhưng khác thứ: +   Khoai nước - Colocasia esacuenta Schott  trồng nước + Khoai sọ - Colocasia esacuenta  var.  antiquorum  trồng khô.  Cây thảo mọc hoang và được trồng, có củ ở gốc thân hình khối tròn. Lá có cuống cao đến 0,8m; phiến dạng tim, màu lục sẫm nhiều hay ít, tím hay nâu tuỳ giống trồng, gân nổi rõ. Mo vàng có phần ống xanh, đầu nhọn. Trục bông mo mang hoa đực và hoa cái, hoa cái có bầu nhiều noãn. Quả mọng vàng khi chín to 3-4mm. Nơi mọc:   Loài được trồng nhiều ở nước ta và các xứ nhiệt đới để lấy củ ăn. Công dụng:  Ta thường dùng củ nấu ăn với xôi hay nấu chè, làm bánh. Cuống lá cũng thường dùng làm rau ăn nhưng phải xát hoặc ngâm với muối để khỏi ngứa. Cũng dùng muối dưa ăn. Củ tươi giã nhỏ dùng đắp trị mụn nhọt có mủ. Dùng ngoài giã nhỏ t

Các loài chim ở Việt Nam

Tên Việt Nam Cu rốc đầu vàng Golden-throated Barbet Tên Khoa Học Megalaima franklinii Tên Việt Nam Gõ kiến vàng lớn Tên Khoa Học Chrysocolaptes lucidus Tên Việt Nam Chim manh Vân Nam Tên Khoa Học Anthus hodgsoni Tên Việt Nam Phường chèo lớn (Hồng Tước) Tên Khoa Học Coracina macei Tên Việt Nam Chim Uyên Ương (Hồng Tước Nhỏ Dalat) Tên Khoa Học Campephagidae tên Việt Nam Chim Ngũ Sắc (Silver-eared Mesia) Tên Khoa Học Leiothrix argentauris Tên Việt Nam Mi lang biang Tên Khoa Học Crocias langbianis King, Tên Việt Nam Khướu mào bụng trắng Tên Khoa Học Yuhina zantholeuca Tên Việt Nam Khướu mỏ dẹt đầu xám Tên Khoa Học Paradoxornis gularis Tên Việt Nam Khướu mỏ dẹt đầu xám Tên Khoa Học Paradoxornis gularis Tên Việt Nam Bạc má họng đen ( Black-throated Tit ) Tên Khoa Học Aegithalos concinnus Tên Việt Nam Bạc má bụng vàng Tên Khoa Học Parus monticolus Tên Việt Nam Bạc má rừng hay bạc má mày vàng Tên Khoa Học Sylviparus modestus Tên Việt Nam Trèo cây huyệt h

Tổng hợp các loại đậu

Các loại quả đậu ăn cả vỏ lẫn ruột khi chưa chín Đậu rồng – Đậu khế – Đậu xương rồng – Đậu cánh – Winged bean – Winged pea – Goa bean – Asparagus pea – Four-angled bean. Đậu rồng  còn gọi là đậu khế hay đậu xương rồng, đậu cánh (danh pháp hai phần: Psophocarpus tetragonolobus) là một loài cây thuộc họ Đậu (Fabaceae)  Đậu que – Green bean – String bean – Snap bean. Đậu que   là một tên gọi thường dùng ở Việt Nam để chỉ các loại đậu có dạng quả có đặc điểm dài và ốm, như: Đậu đũa , tên khoa học  Vigna unguiculata sesquipedalis , một loại đậu thuộc  chi Đậu  ( Vigna ),  họ Đậu . Đậu cô ve , tên khoa học  Phaseolus vulgaris , một loại đậu thuộc  chi Đậu cô ve  ( Phaseolus ),  họ Đậu . Đậu cô ve – Đậu a ri cô ve – French beans, French green beans, French filet bean (english) – Haricots verts (french): được trồng ở Đà Lạt. Đậu que ,  đậu ve  hay  đậu cô ve , còn gọi là: đậu a ri cô ve do biến âm từ  tiếng Pháp :  haricot vert , danh pháp khoa học Phaseolus vulgaris , là một giống  đ