- Tên khác: Cây lưỡi nhân hay còn được gọi là cây cam xũng cây lưỡi người, đơn lưỡi cọp….
- Tên khoa học: Sauropus rostratus Miq, thuộc họ thầu dầu (1)
- Bộ phận dùng: Lá cây.
- Tính vị: vị nhạt, hơi chua, tính bình (2).
- Công dụng chính: Dân gian thường dùng làm thuốc điều trị phù thũng tích nước, sưng vú, ho và hen phê quản, ho ra máu. Gần đây cây còn được người dân một số nơi dùng làm thuốc hỗ trợ điều trị hở van tim.
Mô tả cây lưỡi nhân
- Thân: Là dạng cây thân thảo nhỏ thường chỉ cao tối đa khoảng 30cm ~ 35cm, sống lâu niên.
- Lá: Dài khoảng 5cm ~ 7cm, rộng 1,5 ~ 2cm, mặt trên màu xanh có gân và xung quanh các gân lá có vằn màu trắng nhìn giống lưỡi cọp, mặt dưới lá màu trắng xanh.
- Hoa: Hoa lưỡi nhân nhỏ xíu, màu nâu đỏ, hoa có 6 cánh nhìn như một cái nút áo, cuống ngắn khoảng 1cm.
Cây lưỡi nhân (cam xũng) mọc ở đâu
Cây được nhiều nơi trồng làm cảnh và làm dược liệu, thường hay có ở các viện bảo tàng hay các nhà thuốc từ thiện. Ở nước ta cây thuốc này rất ít thấy mọc hoang.
Bộ phận dùng: Lá cây
Thu hái, chế biến: Người dân thường hái lá tươi làm thuốc, có khi dùng cả lá khô. Lá tươi hái về được rửa sạch, sau đó phơi khô bảo quản để dùng dần.
Thành phần hóa học
Nhóm nghiên cứu tại Đại học y học cổ truyền Quảng Tây, Nam Ninh, Trung quốc đã tiến hành phân lập và tìm ra 12 hợp chất trong lá của cây lưỡi nhân hay cam xũng Sauropus rostratus Miq, cụ thể là: n-triacontanol (1), β-sitosterol (2), (Z) -10-Eicosenoic acid (3), 1,3-tetradecane Axit diglyceride (4), axit linoleic (5), anhydrid thioacetic (6), caroten (7), axit lauric (8), 3-hydroxy-2-hydroxymethyl-pyran-4- Ketone (9),-sitosterol oleate (10), axit 3-acetoxy caffeic (11), isoquercitrin (12) (3).
Công dụng của cây lưỡi nhân
Cây cam xũng mới được sử dụng trong phạm vi nhân dân. Theo kinh nghiệm dân gian cây có công dụng điều trị một số chứng bệnh sau:
- Phù nề
- Ho, khó thở, có đờm
- Viêm họng hạt
- Viêm phế quản
- Viêm vú
- Tiêu chảy
- Kiết lỵ
- Gần đây còn có thông tin dùng cây lưỡi nhân điều trị bệnh hở van tim
Nhận xét
Đăng nhận xét