Chuyển đến nội dung chính

Kinh giới

Kinh giới là một trong những dược liệu quen thuộc được dùng trong điều trị khá nhiều bệnh như: đau đầu, ớn lạnh, viêm họng, amidan,… Tuy nhiên cũng cần phải thận trọng trong việc sử dụng để hạn chế tối đa tác dụng phụ có thể gặp phải. 

Kinh giới

  • Tên khác: Giả tô, Thử minh, Khương giới, Kinh giới thán, Kinh giới huệ, Tái sinh đơn, Nhất niệp kim, Độc hành tán, Như thánh tán, Tịnh giới, Cử khanh cố bái tán, Thạch kinh giới, Hồ kinh giới, Trân la kinh… 
  • Tên khoa học: Elsholtzia Cristata
  • Họ: Hoa môi (Lamiaceae) vừa là một cây thuốc vừa là một loại rau thơm

Mô tả cây kinh giới 

Đặc điểm của cây kinh giới

Đây là một loại cây thân cỏ, có mùi rất thơm và có chiều cao trung bình từ 0.6 đến 0.8m có thân vuông, phần gốc có màu hơi tía, toàn thân cây có lông mềm, mỏng. Phần lá mọc đối nhau, xẻ sâu từ 3 đến 5 thùy. Phần bông hoa dài từ 3 đến 8 cm nhỏ có màu tím nhạt và mọc thành từng bông riêng lẻ. Còn phần quả thì màu nâu, mặt bóng, hình trái xoan có kích thước khoảng 1mm. 

Phân bố 

Loại cây này chủ yếu sống ở những nơi hiểm trở vùng đồi núi, đất bỏ hoang, nơi có nhiều nắng, bờ sông hoặc trong rừng. Theo ghi nhận thì kinh giới phân bố ở nhiều nước như Campuchia, Lào, Ấn Độ, Myanma, Mông Cổ, Trung Quốc. Thậm chí loại cây này còn du nhập vào một số nước châu Âu và khu vực Bắc Mỹ. Tại nước ta, loại cây này sống được ở rất nhiều nơi và rất dễ trồng. 

Bộ phận dùng 

Tất cả các bộ phận của cây đều được tận dụng. Theo kinh nghiệm của dân gian, những cây có thân nhỏ, nhiều hoa là có tác dụng tốt hơn. 

Thu hái – sơ chế 

Thông thường kinh giới được thu hái vào mùa thu khi mà hoa còn có màu xanh. Khi lấy các bộ phận thì gọi là kinh giới còn nếu chỉ lấy hoa thì gọi là kinh giới tuệ. Người ta hay dùng các bộ phân của cây đem sấy hoặc phơi khô và bảo quản để dùng dần. 

Bào chế thuốc 

Kinh giới thường được bào chế theo các cách như sau: 

kinh giới
Kinh giới thường được phơi khô và bảo quản để dùng dần
  • Thu hoạch rồi đem rửa sạch, cắt thành từng đoạn, đem phơi khô rồi bảo quản để dùng dần. Cũng có người cho vào nồi, sao đen rồi mới đem phơi khô. 
  • Lấy kinh giới cho vào nồi ran thành màu nâu đen rồi phơi cho khô, bảo quản để dùng dần. 

Bảo quản 

Kinh giới thường được được để ở nơi khô ráo, trong hộp đậy kín để tránh độ ẩm dễ gây mố, làm mất tác dụng của thuốc. 

Thành phần hóa học

Thành phần chủ yếu Menthone, d- Menthone, d – Limonene,… Có chứa khoản 1.8% là tinh dầu. 

Vị thuốc kinh giới

Tính vị 

Cay, ấm, không độc, tính ấm

Quy kinh 

Kinh Phế và Kinh Can

Tác dụng dược lý và chủ trị của kinh giới 

  • Theo Bản kinh: kinh giới có tác dụng hạ ứ huyết, phá kết tụ khí, trừ thấp tý 
  • Theo Lâm Sàng Thường dụng Trung dược Thủ Sách thì nguyên liệu có tác dụng chỉ huyết, giải biểu, thấu chẩn, tán hàn. 
  • Theo Đông Dược học Thiết yếu thì kinh giới có khả năng tán nhiệt, giải biểu, khứ hàn, chỉ huyết. 

Cách dùng và liều lượng 

Kinh giới thường được dùng các bộ phận hoa, lá, cành khi đã phơi khô. Một số trường hợp dùng khi còn tươi. Với các trường hợp làm thuốc chỉ huyết thì cần sao đen. 

Tùy theo từng trường hợp mà kinh giới được sử dụng với liều lượng phù hợp. 

Độc tính 

  • Không nên dùng chung với thịt cá lóc, cua, cá, thịt lừa. 
  • Không nên uống khi có dấu hiệu ngoại cảm phong hàn thấp 

Bài thuốc sử dụng kinh giới 

Kinh giới có rất nhiều tác dụng trong điều trị bệnh, cụ thể như sau: 

1/ Dùng chữa khi có triệu chứng đau mình, đau đầu và không ra mồ hôi 

  • Lấy khoảng 20g kinh giới bỏ vào nồi sắc lấy nước uống 
  • Dùng khi còn nóng 
  • Áp dụng mỗi ngày 3 lần

2/ Giúp điều hòa nhiệt độ, hạ sốt 

  • Chuẩn bị 20g cành và lá kinh giới cùng 24g sắn dây 
  • Dùng tất cả nguyên liệu cho vào nồi, sắc lấy nước để uống. 

3/ Điều trị mụn nhọt 

  • Chuẩn bị nguyên liệu: 12g kinh giới, 10g ké đầu ngựa, 10g mã đề, 10g bồ công anh, 10g kim ngân, 10g thổ phục kinh, 10g cam thảo 
  • Cho tất cả nguyên liệu nấu cùng 400ml cho đến khi còn 100ml thì tắt bếp. 
  • Chia ra dùng 2 lần mỗi ngày. 

4/ Trị rôm sẩy cho trẻ nhỏ 

Thông thường các mẹ hay dùng cây kinh giới tươi nấu nước tắm cho bé hàng ngày. 

5/ Điều trị dị ứng 

  • Cho tất cả các bộ phận của cây đã khô đem lên bếp sao cho nóng già.
  • Bỏ vào khăn mỏng rồi chà xát lên chỗ bị ngứa. 
  • Lặp lại nhiều lần trong ngày sẽ thấy được công dụng. 

6/ Điều trị cảm hàn 

  • Chuẩn bị nguyên liêu: 3g kinh giới, 3g tía tô, 3g hoắc hung, 3g ngải cứu, 3g gừng, 3g mã đề 
  • Cho tất cả nguyên liệu vào nồi và sắc nước để dùng trong ngày

7/ Điều trị ho 

  • Chuẩn bị nguyên liệu: 12g kinh giới, 12g địa cốt bì, 12g tang diệp, 12g tang bạch bì, 8g tử tô, 8g bán hạ chế, 4g trần bì. 
  • Cho tất cả nguyên liệu vào một thang thuốc rồi sắc uống hết một lần trong ngày. 

8/ Sử dụng để cầm máu 

  • Lá kinh giới đem phơi khô, tán thành bột rồi bảo quản để dùng dần. 
  • Mỗi ngày lấy khoảng 8g kinh giới đem nấu với nước rồi chia ra uống 2-3 lần trong ngày. 

9/ Điều trị bệnh trĩ 

  • Chuẩn bị nguyên liệu: 12g hoa kinh giới, 12g hoàng bá, 12g ngũ bội tử và 4g phèn phi 
  • Cho hỗn hợp tất cả các nguyên liệu vào nấu cùng 400ml nước trong khoảng 15 phút cho các tinh chất tan hết trong nước.
  • Đợi nước nguội bớt rồi dùng để ngâm rửa hậu môn. 
  • Áp dụng mỗi ngày 1 lần cho đến khi lành bệnh.  

10/ Điều trị viêm mũi dị ứng 

  • Chuẩn bị nguyên liệu: 8g hoa kinh giới, 8g hoa húng quế, 8g bạc hà, 12g lá cối xay, 12g hoa cứt lợn. 
  • Dùng tất cả nguyên liệu sắc trong cùng 1 thang thuốc rồi chia ra uống hét 2 lần trong ngày. 

Trên đây chỉ là những bài thuốc quen thuộc sử dụng nguyên liệu là kinh giới. Còn rất nhiều bài thuốc sử dụng nguyên liệu này được lưu truyền trong dân gian. 

Kiêng kị khi sử dụng kinh giới

Tuy có nhiều tác dụng đối với sức khỏe nhưng cũng nên thận trọng khi sử dụng với bệnh nhân có chứng biểu hư tự thường ra mồ hôi, tỳ yếu hay đại tiện lỏng. 

Thông thường kinh giới tuệ có dược lý mạnh hơn nên không dùng cho những trường hợp vết thương đã có chảy mủ, không dùng điều trị bệnh sởi cho trẻ em. 

Qua những thông tin trên, có lẽ bạn đã phần nào hiểu được khả năng điều trị bệnh của cây kinh giới. Nhưng người bệnh cần thận trọng và phải tìm hiểu kỹ trước khi sử dụng. Cách tốt nhất là nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc những người có chuyên môn để đề phòng trường hợp xấu có thể xảy ra. 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Phân biệt : khoai nước- khoai sọ - dọc mùng - môn bạc hà - Ráy voi....

KHOAI NƯỚC Khoai nước, Môn nước - Colocasia esculenta Schott,  Chi Colocasia - Khoai nước, Khoai môn,  Họ Araceae - ráy, khoai môn, khoai nước, thiên nam tinh,  bộ Alismatales Trạch tả Mô tả:  Khoai nước và Khoai sọ cùng loài nhưng khác thứ: +   Khoai nước - Colocasia esacuenta Schott  trồng nước + Khoai sọ - Colocasia esacuenta  var.  antiquorum  trồng khô.  Cây thảo mọc hoang và được trồng, có củ ở gốc thân hình khối tròn. Lá có cuống cao đến 0,8m; phiến dạng tim, màu lục sẫm nhiều hay ít, tím hay nâu tuỳ giống trồng, gân nổi rõ. Mo vàng có phần ống xanh, đầu nhọn. Trục bông mo mang hoa đực và hoa cái, hoa cái có bầu nhiều noãn. Quả mọng vàng khi chín to 3-4mm. Nơi mọc:   Loài được trồng nhiều ở nước ta và các xứ nhiệt đới để lấy củ ăn. Công dụng:  Ta thường dùng củ nấu ăn với xôi hay nấu chè, làm bánh. Cuống lá cũng thường dùng làm rau ăn nhưng phải xát hoặc ngâm với muối để khỏi ngứa. Cũng dùng muối dưa ăn. Củ tươ...

Tổng hợp các loại đậu

Các loại quả đậu ăn cả vỏ lẫn ruột khi chưa chín Đậu rồng – Đậu khế – Đậu xương rồng – Đậu cánh – Winged bean – Winged pea – Goa bean – Asparagus pea – Four-angled bean. Đậu rồng  còn gọi là đậu khế hay đậu xương rồng, đậu cánh (danh pháp hai phần: Psophocarpus tetragonolobus) là một loài cây thuộc họ Đậu (Fabaceae)  Đậu que – Green bean – String bean – Snap bean. Đậu que   là một tên gọi thường dùng ở Việt Nam để chỉ các loại đậu có dạng quả có đặc điểm dài và ốm, như: Đậu đũa , tên khoa học  Vigna unguiculata sesquipedalis , một loại đậu thuộc  chi Đậu  ( Vigna ),  họ Đậu . Đậu cô ve , tên khoa học  Phaseolus vulgaris , một loại đậu thuộc  chi Đậu cô ve  ( Phaseolus ),  họ Đậu . Đậu cô ve – Đậu a ri cô ve – French beans, French green beans, French filet bean (english) – Haricots verts (french): được trồng ở Đà Lạt. Đậu que ,  đậu ve  hay  đậu cô ve , còn gọi là: đậu a ri cô ve do biến âm từ  tiếng...

Cơm nguội vàng hay còn gọi là cây sếu, phác, cơm nguội Trung Quốc - Celtis sinensis Pers.

Cơm nguội vàng  hay còn gọi là  cây sếu ,  phác ,  cơm nguội Trung Quốc  (tên khoa học:  Celtis sinensis  Pers., tiếng Trung:  朴树 ) là một loài thực vật thuộc  chi Cơm nguội ,  họ Gai dầu  ( Cannabaceae ). Phân loại khoa học Giới   ( regnum ) Plantae (không phân hạng) Angiospermae (không phân hạng) Eudicots Bộ   ( ordo ) Rosales Họ   ( familia ) Cannabaceae Chi   ( genus ) Celtis Loài   ( species ) C. sinensis Danh pháp hai phần Celtis sinensis Pers. Các danh pháp đồng nghĩa có:  Celtis bodinieri   H. Léveillé ;  C. bungeana  var.  pubipedicella   G. H. Wang ;  C. cercidifolia   C. K. Schneider ;  C. hunanensis   Handel-Mazzetti ;  C. labilis   C. K. Schneider ;  C. nervosa   Hemsley ;  C. tetrandra   Roxburgh  subsp.  sinensis   (Persoon) Y. C. Tang .