Chuyển đến nội dung chính

Cây hoa mào gà

Sự tích hoa mào gà

Xưa kia tất cả loài gà đều có những chiếc mào rực rỡ chư không như bây giờ chỉ gà trống mới có. Mỗi buổi sáng, những chú gà thường soi mình vào những vũng nước trong vắt lắc lư chiếc mào xinh đẹp. Bỗng dưng một hôm,  khi đang vui vẻ dong chơi, gà mái Mơ nghe thấy tiếng khóc thút thít ở sau giếng, chạy đến gần Mơ mới hỏi tại sao bạn khóc, cây nhỏ những giọt nước mắt trong suốt xuống đất rồi thút thít trả lời “tại sao mọi cây xung quanh đây đều có hoa mà chỉ có mình không có, mình thấy tủi thân”. Gà mái Mơ muốn giúp bạn nhưng không biết làm cách nào, bất chợt nó nảy ra một ý định đó là tặng cây chiếc mào trên đầu mình. Từ đó người ta thấy gà mái không còn mào nữa, thay vào đó là loại cây cho hoa đỏ rực rỡ như chiếc mào gà, và tên gọi của cây đó cũng là cây hoa mào gà.

hoa-mao-ga-2a
Hoa mào gà

Tên khoa học: Celosia cristata

Họ: Dền ( Amaranthaceae )

Nguồn gốc: Ấn  Độ.

Đặc điểm nổi bật của cây hoa mào gà

Hoa mào gà thuộc cây thân thảo, có chiều cao trung bình từ 60-90cm, thân cây nhẵn, thẳng đứng. Lá của cây có hình bầu dục hay hình lưỡi mác, nhọn về 2 đầy và lá có màu xanh mọc lệch nhau.

Hoa của cây mào gà khá độc đáo, hoa có hình dáng giống như chiếc mào gà, màu đỏ đẹp mắt, hoa mọc ở đỉnh hoặc mép thân, thường mọc thành từng cụm, hoa có hình dẹt, xung quanh có những hạt nhỏ li ti. Ngoài màu đỏ truyền thống, hoa mào gà còn có màu vàng hoặc trắng.

hoa-mao-ga-4a
Hoa mào gà

Phân loại cây mào gà

Trong tự nhiên, cây mào gà có các loại như sau: mào gà trắng (hoa mào gà dại), hoa mào gà vàng, mào gà đỏ, mào gà đuôi phụng đỏ…Hoa Mào gà có ý nghĩa cho sự hy sinh, dũng cảm, tấm lòng cao thượng sẵn sàng hy sinh vì người khác.

Cây mào gà màu đỏ

Chúng được định danh với tên khoa học là celosia cristata L, còn trong tự nhiên sẽ được gọi là kê quan hoa, kê đầu, kê quan. Thông thường chúng sẽ có tuổi thọ khá cao với thân khá cứng, có cành nhẵn.

Cây hoa mào gà  – Loại hoại trồng cảnh quan công trình độc đáo 1
Mào gà đỏ

Lá có cuống và mang hình quả trứng tại đầu khá nhọn. Khi nở hoa có 3 màu chủ yếu là đỏ, vàng hoặc là trắng. Cuống nối hoa với thân rất ngắn cho nên chúng ta lầm tưởng là chúng không có cuống. Trong mỗi quả của cây mào gà đỏ sẽ có khoảng 10 hạt đen bóng.

Trong sản xuất thì hoa và hạt của chúng được sử dụng làm các vị thuốc. Hoặc là tán thành viên bột để phục vụ vào từng mục đích riêng.

Hoa mào gà trắng

Khác với giống cây trên thì chúng là một loài thực vật chỉ có thể tồn tại tối đa trong một năm. Cộng với đặc điểm thân mềm cho nên được trồng nhiều trong vườn nhà được bảo vệ và chăm sóc cẩn thận. Vào khoảng thời gian giữa mùa xuân là mùa hè là thời điểm chúng nở hoa.

Cây hoa mào gà  – Loại hoại trồng cảnh quan công trình độc đáo 2
Mào gà trắng

Hơn nữa mỗi cây là có số hạt nhiều không tưởng có thể lên đến 43 nghìn hạt. Cây mào gà trắng có thể được sử dụng như một loại lương thực hoặc rau ăn, nhất là ở những khu vực nghèo lần thuộc Châu Phi.

Đặc điểm nhận dạng của chúng cũng có đôi chút khác biệt so với các anh em cùng họ. Mỗi cây sẽ có chiều cao trung bình khoảng 1 mét. Lá mọc so le nhau có hình mác, đầu và gốc khá nhọn. Với chiều dài có thể lên đến 10cm và chiều rộng 4cm.

Sau giai đoạn nở hoa là giai đoạn kết hạt diễn ra vào khoảng cuối mùa thu. Quả sẽ hình thành theo dạng lang mở dần theo hình hộp có mày đen hoặc nâu đỏ. Kích thước có thể lên đến 1mm.

Tác dụng của cây hoa mào gà

Hoa mào gà có hình thái lạ mắt chính vì thế cây được trồng trong chậu hay trên đất ở sân vườn, ban công, sân hè…để trang trí, làm đẹp cảnh quan. Hoa mang ý nghĩa cho sự hi sinh dũng cảm, anh hùng, tinh thần cao thượng sẵn sàng hi sinh vì người khác bởi thế hiện nay hoa mào gà thường được trồng vào những dịp tết, như mang đến hơi ấm cho những ngày lạnh giá.

Bên cạnh đó, trong đông y hoa và hạt mào gà còn được dùng để làm thuốc có tác dụng tốt trong việc cầm máu, trị kiết lỵ,…. cụ thể:

Tùy thuộc vào mục đích sử dụng mà cần đến loại hoa màu trắng hay màu đỏ.

  • Người cao huyết áp dùng một vài gam hoa cây mào gà đỏ đun với 11 quả hồng táo lấy nước uống nhằm hạn chế chỉ số này.
  • Dùng 7 gam hoa mào gà sao vàng tán mịn pha với nước ấm uống trong ngày để hạn chế tình trạng ho ra máu. Có thể dùng lượng bột như trên hòa với một chút rượu trắng để uống cũng mang lại hiệu quả tương tự. Còn một món ăn khá bổ dưỡng đó là hầm hoa mào gà với phổi lợn khá ngon miệng dễ ăn.
  • Người thường xuyên nôn ra máu dùng 30 gam hoa mào gà đã phơi khô đun với nước có kèm theo 30 gam trắc bá diệp và cây nhọ nồi. Uống hằng ngày để cải thiện tình trạng.
  • Những người mắc bệnh trĩ cũng có thể sử dụng cây mào gà để điều trị bệnh từ bệnh trong. Chuẩn bị hoa mào gà và phòng phong với lượng như nhau đem sấy khô tán thành bột trộn với nước vo thành viên đủ uống. Hằng ngày uống 5 đến 7 viên khi đói.
  • Khi trẻ thường bị chảy máu cam thì nên dùng 30 game cây mào gà và gấp đôi lượng hải đới đun thành nước uống. Hay là hầm với thịt lợn nạc ăn trong ngày.
  • Người bị chứng tiểu rắt, tiểu buốt cũng có thể dùng hoa mào gà đun thành nước uống sẽ lưu thông đường nước tiểu.
  • Nam giới gặp hiện tượng di tinh dùng 30 gam hoa mào gà cùng với 15 gam mỗi loại kim ti thảo và kim anh tử đun thành nước uống.
  • Bệnh nổi mề đay cũng có thể được khắc phục với loại cây này. Cần có 15 gam hoa mào gà trắng còn tươi, 10 gam ké đầu ngựa đã loại bỏ gai, 10 quả hồng táo. Đem tất cả đun thành nước uống, riêng với mầm non của cây thì đun thành nước để rửa vùng nổi mề đay.
  • Phụ nữ bị rong kinh hoặc ra máu kinh quá nhiều dùng hoa cây mào gà trắng phơi khô tán mịn uống. Nên uống khoảng 6g mỗi lần trước bữa ăn là tốt nhất. Đặc biệt là sử dụng trước chu kỳ kinh nguyệt 4 ngày thì sẽ giảm đi được các triệu chứng kể trên.
  • Dùng 60 gam hoa cây mào gà đỏ cộng với 15 gầm sàng tử đun thành nước dùng để rửa âm đạo 2 lần mỗi ngày sẽ giảm được sự viêm nhiễm tại đây. Tuy nhiên những người đang mang thai không được sử dụng cách làm này.
  • Những nốt mụn nhọt sẽ bị đánh bay với hoa mào gà, nhất điểm hồng, liên tử thảo. 3 loại thảo dược với khối lượng như nhau đem rửa sạch giã nát đắp lên nốt mụn. Đợi đến khi hỗn hợp khô thì bỏ ra làm 1 vài ngày chúng sẽ tự biến mất.

Cách trồng và chăm sóc hoa mào gà

Cây mào gà được trồng bằng hạt, những hạt mào gà khi già rụng xuống đất sẽ mọc lên những cây con. Vì thế việc trồng và chăm sóc cây không quá khó khăn, ta chỉ cần lưu ý một số điểm sau:

hoa-mao-ga-3a
Hoa mào gà lửa một trong những loại hoa mào gà độc đáo

Về đất: Đất trồng cây phải là đất tơi xốp, giàu dinh dưỡng và đặt biệt là thoát nước tốt bởi nếu cây bị ngập úng sẽ chết rất nhanh.

Nước: Cần tưới nước thường xuyên cho cây nhưng chỉ tưới 1 lượng vừa đủ thấm gốc, không tưới quá nhiều.

Cây ưa sáng và thời tiết ấm áp nên trồng cây ở những nơi có nhiều ánh sáng, không trồng dưới bóng râm như vậy cây mới luôn cho màu hoa rực rỡ.

Nếu muốn tạo thế cho cây mào gà ta nên làm từ khi cây còn nhỏ vì cây trưởng thành thân khá cứng, nếu lúc này ta uốn cây sẽ dẫn đến việc gãy cây.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Phân biệt : khoai nước- khoai sọ - dọc mùng - môn bạc hà - Ráy voi....

KHOAI NƯỚC Khoai nước, Môn nước - Colocasia esculenta Schott,  Chi Colocasia - Khoai nước, Khoai môn,  Họ Araceae - ráy, khoai môn, khoai nước, thiên nam tinh,  bộ Alismatales Trạch tả Mô tả:  Khoai nước và Khoai sọ cùng loài nhưng khác thứ: +   Khoai nước - Colocasia esacuenta Schott  trồng nước + Khoai sọ - Colocasia esacuenta  var.  antiquorum  trồng khô.  Cây thảo mọc hoang và được trồng, có củ ở gốc thân hình khối tròn. Lá có cuống cao đến 0,8m; phiến dạng tim, màu lục sẫm nhiều hay ít, tím hay nâu tuỳ giống trồng, gân nổi rõ. Mo vàng có phần ống xanh, đầu nhọn. Trục bông mo mang hoa đực và hoa cái, hoa cái có bầu nhiều noãn. Quả mọng vàng khi chín to 3-4mm. Nơi mọc:   Loài được trồng nhiều ở nước ta và các xứ nhiệt đới để lấy củ ăn. Công dụng:  Ta thường dùng củ nấu ăn với xôi hay nấu chè, làm bánh. Cuống lá cũng thường dùng làm rau ăn nhưng phải xát hoặc ngâm với muối để khỏi ngứa. Cũng dùng muối dưa ăn. Củ tươi giã nhỏ dùng đắp trị mụn nhọt có mủ. Dùng ngoài giã nhỏ t

Tổng hợp các loại đậu

Các loại quả đậu ăn cả vỏ lẫn ruột khi chưa chín Đậu rồng – Đậu khế – Đậu xương rồng – Đậu cánh – Winged bean – Winged pea – Goa bean – Asparagus pea – Four-angled bean. Đậu rồng  còn gọi là đậu khế hay đậu xương rồng, đậu cánh (danh pháp hai phần: Psophocarpus tetragonolobus) là một loài cây thuộc họ Đậu (Fabaceae)  Đậu que – Green bean – String bean – Snap bean. Đậu que   là một tên gọi thường dùng ở Việt Nam để chỉ các loại đậu có dạng quả có đặc điểm dài và ốm, như: Đậu đũa , tên khoa học  Vigna unguiculata sesquipedalis , một loại đậu thuộc  chi Đậu  ( Vigna ),  họ Đậu . Đậu cô ve , tên khoa học  Phaseolus vulgaris , một loại đậu thuộc  chi Đậu cô ve  ( Phaseolus ),  họ Đậu . Đậu cô ve – Đậu a ri cô ve – French beans, French green beans, French filet bean (english) – Haricots verts (french): được trồng ở Đà Lạt. Đậu que ,  đậu ve  hay  đậu cô ve , còn gọi là: đậu a ri cô ve do biến âm từ  tiếng Pháp :  haricot vert , danh pháp khoa học Phaseolus vulgaris , là một giống  đ

Các loài chim ở Việt Nam

Tên Việt Nam Cu rốc đầu vàng Golden-throated Barbet Tên Khoa Học Megalaima franklinii Tên Việt Nam Gõ kiến vàng lớn Tên Khoa Học Chrysocolaptes lucidus Tên Việt Nam Chim manh Vân Nam Tên Khoa Học Anthus hodgsoni Tên Việt Nam Phường chèo lớn (Hồng Tước) Tên Khoa Học Coracina macei Tên Việt Nam Chim Uyên Ương (Hồng Tước Nhỏ Dalat) Tên Khoa Học Campephagidae tên Việt Nam Chim Ngũ Sắc (Silver-eared Mesia) Tên Khoa Học Leiothrix argentauris Tên Việt Nam Mi lang biang Tên Khoa Học Crocias langbianis King, Tên Việt Nam Khướu mào bụng trắng Tên Khoa Học Yuhina zantholeuca Tên Việt Nam Khướu mỏ dẹt đầu xám Tên Khoa Học Paradoxornis gularis Tên Việt Nam Khướu mỏ dẹt đầu xám Tên Khoa Học Paradoxornis gularis Tên Việt Nam Bạc má họng đen ( Black-throated Tit ) Tên Khoa Học Aegithalos concinnus Tên Việt Nam Bạc má bụng vàng Tên Khoa Học Parus monticolus Tên Việt Nam Bạc má rừng hay bạc má mày vàng Tên Khoa Học Sylviparus modestus Tên Việt Nam Trèo cây huyệt h