Chuyển đến nội dung chính

CÂY LẠC TIÊN

Lạc tiên là một loại dược liệu thiên nhiên thường được sử dụng trong các bài thuốc hỗ trợ cải thiện chứng mất ngủ, ngủ không ngon giấc, thanh nhiệt cơ thể,… Các nghiên cứu hiện đại cho thấy, cây lạc tiên cũng có một số tác dụng dược lý rất có lợi cho sức khỏe.

Lạc tiên
Hình ảnh cây lạc tiên
  • Tên gọi khác: Chùm bao, nhãn lồng, tây phiên liên, dây bầu đường.
  • Tên khoa học: Passiflora foetida L.
  • Họ: Lạc tiên (Passifloraceae).

Thông tin về cây lạc tiên

1 – Đặc điểm của cây lạc tiên

Lạc tiên thuộc dạng thân leo, có nhiều tua cuốn, bên trong rỗng. Toàn cây có lông mềm, lá dài khoảng 7cm, rộng khoảng 10cm, chia thành 3 thùy nhọn, mọc so le. Các tua cuốn thường mọc ở các nách lá, hoa màu trắng, có tràng phụ hình sợi, màu tím. Quả lạc tiên hình tròn, được bao bọc bởi lá bắc. Quả sống có màu xanh vị chua, quả chín vàng có vị ngọt, ăn được. 

2 – Khu vực phân bố

Cây lạc tiên thuộc loài liên nhiệt đới, thường mọc hoang ở những nơi có bụi rậm, dễ leo quấn. Ngoài ra, cây còn được trồng tại một số vườn thuốc để làm dược liệu.

3 – Bộ phận được dùng làm dược liệu

Hầu hết các bộ phận của lạc tiên đều được sử dụng để làm dược liệu (trừ phần rễ). 

4 – Thu hái, sơ chế

Cây lạc tiên được thu hái vào tất cả các mùa, nhưng tốt nhất là mùa xuân. Sau khi thu hái, người ta sẽ rửa sạch dược liệu, cắt ngắn thảo dược và đem phơi, sấy khô.

5 – Bảo quản

Dược liệu lạc tiên được bảo quản trong bì nilong kín gió hoặc nơi có độ ẩm dưới 12%.

6 – Thành phần hóa học

Các nghiên cứu hiện đại phát hiện ra trong lạc tiên có chứa 3 thành phần hóa học chính đó là:

  • Alcaloid
  • Flavonoid
  • Saponin

Vị thuốc của cây lạc tiên

1 – Tính vị

Lạc tiên có vị ngọt, hơi đắng, tính mát. Tác dụng tiêu viêm, lợi tiểu, an thần, thanh nhiệt, chỉ thống. 

2 – Quy kinh

Quy vào kinh Tâm, Can.

3 – Tác dụng dược lý

  • Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra thành phần alcaloid có nhân harman trong chiết xuất của lạc tiên có tác dụng an thần, kéo dài giấc ngủ nhờ ngăn cản được hoạt động của cafein trên cơ thể thỏ.
  • Ngoài ra, cây lạc tiên khô còn chứa lượng lớn flavonoid, có tác dụng khắc phục chứng tim đập nhanh tại một số thí nghiệm trên cơ thể chuột.
Lạc tiên
Cây lạc tiên có tác dụng gì?

4 – Cách dùng, liều lượng

  • Dạng thuốc sắc: Ngày dùng khoảng 20 – 40g dược liệu lạc tiên để sắc lấy nước uống. Bệnh nhân có thể uống 3 – 4 cốc lạc tiên sắc nước mỗi ngày. Uống trước khi ngủ khoảng 1 tiếng.
  • Dạng chiết xuất lỏng: Có thể dùng khoảng 45 giọt/ngày trước khi đi ngủ. Với các trường hợp liên quan đến việc cai nghiện, có thể sử dụng khoảng 60 giọt tinh chất kết hợp với 0,8mg clonidine.
  • Dạng viên nang: Liều dùng trung bình khoảng 90mg/ngày.

Liều dùng của lạc tiên của mỗi bệnh nhân hoàn toàn khác nhau. Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe, tuổi tác và một số vấn đề liên quan. Để sử dụng lạc tiên an toàn, tốt nhất bạn nên trao đổi vấn đề này với bác sĩ trước khi áp dụng.

5 – Tác dụng phụ của cây lạc tiên

Khi sử dụng quá liều, dược liệu lạc tiên có khả năng để lại một số tác dụng phụ sau đây:

  • Rối loạn chức năng vận động
  • Người mệt mỏi, lo lắng, bồn chồn
  • Không tỉnh táo
  • Buồn nôn
  • Nhịp tim nhanh bất thường
  • Luôn buồn ngủ

Không phải ai cũng gặp phải tất cả các tác dụng trên hoặc những tác dụng phụ chưa được liệt kê đủ. Hiện nay, vẫn chưa có bất cứ thông tin đảm bảo an toàn nào về việc sử dụng thảo dược này lên da. 

6 – Điều chế 

Lạc tiên được bào chế dưới dạng:

  • Thuốc sắc
  • Trà
  • Ngâm rượu
  • Chiết xuất chất lỏng

Bài thuốc sử dụng cây lạc tiên

  • Cây lạc tiên chữa mất ngủ,  suy nhược thần kinh

– Dùng khoảng 16g lạc tiên sắc lấy nước uống mỗi ngày. Uống trước khi đi ngủ khoảng 1 tiếng.

– Hoặc có thể kết hợp lạc tiên với lá vông, lá dâu, tâm sen để nấu thành cao lỏng. Mỗi ngày dùng khoảng 4 – 5g cao lỏng để uống, sử dụng trước khi đi ngủ.

  • Khắc phục chứng ghẻ ngứa, viêm da

Dùng khoảng 100g lạc tiên tươi hoặc khô nấu với 2 lít nước. Để nước nguội thì dùng tắm hoặc rửa lên vùng da viêm ngứa.

  • Khắc phục chứng bệnh lỵ

Dùng khoảng 60g quả lạc tiên đem rửa sạch, sắc lấy nước. Pha thêm chút đường và chia thành 2 lần uống trước bữa ăn.

  • Điều trị chứng mất ngủ, trợ tim, thư giãn thần kinh

Chuẩn bị 12g hạt sen, 15g cỏ mọc, 20g lạc tiên, 10g cỏ tre, 10g lá dâu, 12g lá vông nem, 6g cam thảo, 6g xương bồ, 10g táo nhân sao. Cho các dược liệu vào ấm, sắc với 600ml nước với lửa nhỏ. Đợi cho đến khi nước cạn còn khoảng 200ml thì chia thành 2 lần và uống trong ngày. Kiên trì thực hiện trong vòng 1 tháng.

  • Thanh nhiệt cơ thể, giải độc gan

Chuẩn bị khoảng 500g quả lạc tiên chín đem đi bổ đôi, nạo lấy phần ruột và đem ép lọc lấy dịch quả. Hòa khoảng 250g đường với 200ml nước sôi để cho nguội. Cho phần nước ép quả lạc tiên vào nước đường và trộn đều. Nước ép quả lạc tiên có mùi thơm khá đặc biệt, vị hơi chua, chứa nhiều vitamin B2 rất cần thiết cho việc thanh lọc cơ thể.

Kiêng kỵ khi sử dụng dược liệu lạc tiên

1 – Đối tượng không nên sử dụng

Chưa có bằng chứng cụ thể về việc sử dụng lạc tiên đối với một số trường hợp sau:

  • Phụ nữ mang thai và cho con bú.
  • Người chuẩn bị phẫu thuật.
Lạc tiên
Lạc tiên không được khuyến khích sử dụng cho phụ nữ mang thai và cho con bú

2 – Tương tác thuốc

Lạc tiên có khả năng tương tác với một số loại thuốc như:

  • Thuốc an thần: phenobarbital (Luminal®), secobarbital (Seconal®), lorazepam (Ativan®), zolpidem (Ambien®), clonazepam (Klonopin®) hoặc pentobarbital (Nembutal®).
  • Thuốc chống đông máu: aspirin, clopidogrel (Plavix®), warfarin (Coumadin®).
  • Thuốc MAOI: phenelzine (Nardil®), tranylcypromine (Parnate®), isocarboxazid (Marplan®).

Ngoài ra, nếu bạn đang sử dụng thuốc điều trị nào khác, có thể trao đổi với bác sĩ khi có ý định sử dụng lạc tiên.

3 – Một số lưu ý khi sử dụng lạc tiên

  • Sử dụng dược liệu đúng liều lượng quy định.
  • Không sử dụng dược liệu bị ẩm mốc, có mùi lạ.
  • Không được tự ý kết hợp thuốc với thảo dược khi chưa được chỉ định cụ thể.

Một số thông tin và tác dụng của lạc tiên trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Hy vọng rằng bạn đọc có thể tìm thấy thông tin hữu ích.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Phân biệt : khoai nước- khoai sọ - dọc mùng - môn bạc hà - Ráy voi....

KHOAI NƯỚC Khoai nước, Môn nước - Colocasia esculenta Schott,  Chi Colocasia - Khoai nước, Khoai môn,  Họ Araceae - ráy, khoai môn, khoai nước, thiên nam tinh,  bộ Alismatales Trạch tả Mô tả:  Khoai nước và Khoai sọ cùng loài nhưng khác thứ: +   Khoai nước - Colocasia esacuenta Schott  trồng nước + Khoai sọ - Colocasia esacuenta  var.  antiquorum  trồng khô.  Cây thảo mọc hoang và được trồng, có củ ở gốc thân hình khối tròn. Lá có cuống cao đến 0,8m; phiến dạng tim, màu lục sẫm nhiều hay ít, tím hay nâu tuỳ giống trồng, gân nổi rõ. Mo vàng có phần ống xanh, đầu nhọn. Trục bông mo mang hoa đực và hoa cái, hoa cái có bầu nhiều noãn. Quả mọng vàng khi chín to 3-4mm. Nơi mọc:   Loài được trồng nhiều ở nước ta và các xứ nhiệt đới để lấy củ ăn. Công dụng:  Ta thường dùng củ nấu ăn với xôi hay nấu chè, làm bánh. Cuống lá cũng thường dùng làm rau ăn nhưng phải xát hoặc ngâm với muối để khỏi ngứa. Cũng dùng muối dưa ăn. Củ tươi giã nhỏ dùng đắp trị mụn nhọt có mủ. Dùng ngoài giã nhỏ t

Tổng hợp các loại đậu

Các loại quả đậu ăn cả vỏ lẫn ruột khi chưa chín Đậu rồng – Đậu khế – Đậu xương rồng – Đậu cánh – Winged bean – Winged pea – Goa bean – Asparagus pea – Four-angled bean. Đậu rồng  còn gọi là đậu khế hay đậu xương rồng, đậu cánh (danh pháp hai phần: Psophocarpus tetragonolobus) là một loài cây thuộc họ Đậu (Fabaceae)  Đậu que – Green bean – String bean – Snap bean. Đậu que   là một tên gọi thường dùng ở Việt Nam để chỉ các loại đậu có dạng quả có đặc điểm dài và ốm, như: Đậu đũa , tên khoa học  Vigna unguiculata sesquipedalis , một loại đậu thuộc  chi Đậu  ( Vigna ),  họ Đậu . Đậu cô ve , tên khoa học  Phaseolus vulgaris , một loại đậu thuộc  chi Đậu cô ve  ( Phaseolus ),  họ Đậu . Đậu cô ve – Đậu a ri cô ve – French beans, French green beans, French filet bean (english) – Haricots verts (french): được trồng ở Đà Lạt. Đậu que ,  đậu ve  hay  đậu cô ve , còn gọi là: đậu a ri cô ve do biến âm từ  tiếng Pháp :  haricot vert , danh pháp khoa học Phaseolus vulgaris , là một giống  đ

Các loài chim ở Việt Nam

Tên Việt Nam Cu rốc đầu vàng Golden-throated Barbet Tên Khoa Học Megalaima franklinii Tên Việt Nam Gõ kiến vàng lớn Tên Khoa Học Chrysocolaptes lucidus Tên Việt Nam Chim manh Vân Nam Tên Khoa Học Anthus hodgsoni Tên Việt Nam Phường chèo lớn (Hồng Tước) Tên Khoa Học Coracina macei Tên Việt Nam Chim Uyên Ương (Hồng Tước Nhỏ Dalat) Tên Khoa Học Campephagidae tên Việt Nam Chim Ngũ Sắc (Silver-eared Mesia) Tên Khoa Học Leiothrix argentauris Tên Việt Nam Mi lang biang Tên Khoa Học Crocias langbianis King, Tên Việt Nam Khướu mào bụng trắng Tên Khoa Học Yuhina zantholeuca Tên Việt Nam Khướu mỏ dẹt đầu xám Tên Khoa Học Paradoxornis gularis Tên Việt Nam Khướu mỏ dẹt đầu xám Tên Khoa Học Paradoxornis gularis Tên Việt Nam Bạc má họng đen ( Black-throated Tit ) Tên Khoa Học Aegithalos concinnus Tên Việt Nam Bạc má bụng vàng Tên Khoa Học Parus monticolus Tên Việt Nam Bạc má rừng hay bạc má mày vàng Tên Khoa Học Sylviparus modestus Tên Việt Nam Trèo cây huyệt h