Chuyển đến nội dung chính

Cây hoa giấy

Tổng quan về Cây hoa giấy

Một số thông tin cơ bản về cây hoa giấy

Cây hoa giấy hay có tên gọi khác là cây bông giấy, móc diều. Là 1 trong những cây hoa nở đẹp và rực rỡ cây được lựa nhiều để trồng làm cây cảnh trang trí tại cổng hay hiên nhà. Sở dĩ chúng có tên gọi đó là bởi vì: những bông hoa mỏng manh nhưng không yếu ớt; những cánh hoa trông giống những tờ giấy nhỏ nhắn xinh xắn.

  • Tên thường gọi: hoa giấy
  • Tên gọi khác: cây bông giấy, móc diều
  • Họ thực vật: Nyctaginaceae
  • Tên khoa học: Bougainvillea spectabilis

Cây Hoa giấy có tên khoa học là Bougainvillea là một chị thực vật có hoa là loại dây leo dạng có gai, mọc cao tới 1-12m. Hoa thật sự của chúng nhỏ và nói chung có màu trắng, nhưng mỗi cụm 3 hoa được bao quanh bằng 3 hay 6 lá bắc với màu rực rỡ Chăm sóc cây hoa giấy cho ra hoa quanh năm.

Cây hoa giấy là loài cây dây leo có gai; chúng thường được trồng phổ biến ở nước ta. Công dụng chủ yếu của hoa giấy là để trang trí; bởi vì chúng cho hoa có nhiều màu sắc rực rỡ.

Một số thông tin cơ bản về cây hoa giấy
Một số thông tin cơ bản về cây hoa giấy

Đặc điểm và cấu tạo của cây hoa giấy

Đặc điểm: Cây leo, thân gỗ lớn, mập, khỏe, mọc nhanh. Cành nhánh nhiều, vươn dài. Lá đơn mọc cách, phiến hình trái xoan, hay thuôn dài ở đỉnh, tròn ở gốc. Gốc cuống lá có gai hơi cong. Lá xanh quanh năm và có thể rụng vào mùa đông ở các tỉnh phía bắc.

Hoa giấy lớn do lá bắc màu sắc sỡ làm thành. Lá bắc dạng lá, màu sắc từ ttrắng đến vàng tím, đỏ, xếp 3 chiếc 1 trên 1 chùm ngắn và bọc lấy hoa hình ống dài phía trong, màu tía và có lông dày ở phía ngoài, mà vàng nhạt phía trong. Quả bế tròn hay cụt ở ngọn, thắt lại ở gốc. Hạt màu nâu hung bóng, hiếm thấy.

Điều kiện môi trường: Cây hoa giấy dễ trồng thích hợp với khí hậu nhiệt đới nam Việt nam. Gây giống chủ yếu bằng giâm cành dài từ 10-20cm, cắm sâu 6-8cm, giữ ẩm thường xuyên và che bóng cho cây râm. Sau 10 ngày cành nảy chồi, sau 20 ngày rễ mới phát sinh. Khi cành dài từ 30-40cm ( khoảng 2 tháng) có thể đem trồng nơi giàn leo. Khi cây leo dài có thể cắt sửa theo ý muốn nơi gây trồng vì cây có chồi mầm nhiều.

Các nhà vườn ở nước ta gây trồng nhiều dạng hoa có màu sắc khác nhau, khi ghép để cho trên 1 cây có đủ các màu sắc của hoa. Các loại có màu sắc khác nhau có thể thuộc các chủng loại khác nhau, hoặc có loài riêng rẽ, vì nguồn gốc lai tạo không rõ ràng.

Đặc điểm và cấu tạo của cây hoa giấy
Đặc điểm và cấu tạo của cây hoa giấy

Đặc điểm hình thái của hoa giấy

  • Thân: thuộc cây thân gỗ leo bò trườn, phân nhiều nhánh.
  • Lá: đơn mọc cách, hình trái xoan thuôn dài về đỉnh và tròn ở gốc.
  • Hoa : có nhiều cánh tràng hợp ống hẹp, thường ở trên đỉnh, hoa nhỏ có nhiều màu nhưng phổ biến nhất là màu hồng và màu đỏ.
  • Quả: bế tròn, hạt màu nâu.

Đặc điểm sinh lý, sinh thái của hoa giấy

  • Thuộc cây ưa sáng, phát triển nhanh trong điều kiện thoát nước tốt và đầy đủ chất dinh dưỡng. Nhân giống bằng cách giâm cành
  • Tốc độ sinh trưởng: nhanh
  • Phù hợp với: môi trường ẩm ướt, độ ẩm cao

Nguồn gốc và ý nghĩa của cây hoa giấy

Nguồn gốc của cây hoa giấy

Nguồn gốc của cây hoa giấy
Nguồn gốc của cây hoa giấy

Cây có nguồn gốc từ Brazil (Nam Châu Mỹ), và cây được trồng rất rộng rãi làm cây cảnh leo ở các tỉnh phía nam nước ta ( thậm chí làm cây uốn thế trồng ở chậu).

Cây hoa giấy có nguồn gốc từ miền Trung Nam Mỹ. Loại cây thích hợp với khí hậu nhiệt đới và cho hoa quanh năm.

Ở nước ta, cây hoa giấy được trồng khắp mọi nơi, từ vườn nhà, cổng ngõ cho đến công viên, trường học, bệnh viện,..

Ý nghĩa của của cây hoa giấy

Cây bông giấy hay còn gọi là cây hoa giấy là một loại cây cho hoa đẹp, cây có thể trồng vào chậu tạo dáng, tạo thế làm kiểng hoặc có thể trồng trong vườn nhà cho cây leo giàn, trồng trước cổng ngỏ, trồng quanh hàng rào, cây ra hoa quanh năm với đủ màu sắc rực rỡ.

Ý nghĩa của của cây hoa giấy
Ý nghĩa của của cây hoa giấy

Hoa giấy thuộc họ cây leo, thân cây hoa giấy lúc nào cũng đầy gai góc nhưng hoa của nó lại rất mỏng manh tượng trung cho sự bảo vệ cái đẹp. Nhưng không phải vì thế mà khô cằn, cứng cỏi. Thân cây lúc nào cũng vương cao để có thể đưa cành hoa của mình vươn xa đón ánh nắng hồng, đón ngọn gió ấm và đung đưa theo chiều gió.

Những bông hoa giấy mộc mạc đơn sơ giản dị không sang trọng không tốn nước sinh trưởng rất mạnh mà cũng rất dễ nhân giống cũng vì thế mà khi nhắc đến hoa giấy người ta thường nghĩ đến nó tượng trưng cho một tình yêu mộc mạc, đơn sơ.

Thân cây bông giấy nhiều gai, với những cành cây leo nhưng rất cứng chắt ngược lại bông hoa giấy lại rất mong manh mong manh như những tờ giấy vậy nên người ta còn hay nói hoa giấy tượng trưng có sự bảo vệ cái đẹp.

Những bông cánh hoa giấy khăn khít vào nhau như anh em trong một nhà khăn khít với nhau bảo vệ gia đình mình nơi mà bố mẹ làm nhụy vậy vì thế hoa giấy còn thể hiện tính cảm gia đình sâu sắc, khăn khít. Có một số quan niệm cho rằng hoa giấy có thể xua đuổi tà ma mang đến cho căn nhà bạn không gian bình yên.

Có những loại hoa giấy nào tại Việt Nam

Bông Giấy Thái Lan có cánh nhỏ hơn, nhưng màu đỏ rực, ít rụng và ra hoa thường xuyên hơn, có tên khoa học là Bougainvillea Spectabilis. Giống Bông Giấy Thái Lan này rất dễ trồng, giâm cành cũng sống, thường hay trồng trước cổng nhà. Loại này có 2 màu, có chùm màu hồng, có chùm màu trắng trên cùng một nhánh, rất đẹp nên cũng phù hợp để trồng trong nhà.

Có những loại hoa giấy nào tại Việt Nam
Có những loại hoa giấy nào tại Việt Nam

Bông Giấy Bougainvillea Glabra có nguồn gốc từ Brazil, cây mọc cao thường bò leo trên vách, trên cổng, thân có nhiều gai nhọn, lá màu xanh bóng, mặt dưới màu xanh xám, hình trái xoan, đỉnh hơi nhọn, hoa chùm to qua mùa hè nở đầy cành, rất đẹp, cũng rất dễ trồng, nhưng phải chiết cành trồng thì cây mới sống mạnh. Loại này thích hợp dùng để trồng leo giàn, cổng ngỏ, giống hoa giấy màu hồng

Bông Giấy Vạn Hoa Lầu là giống Bông Giấy màu hồng tím, cho hoa màu đỏ hồng lẫn tím. Một sự lựa chọn cho những người yêu thích màu thủy chung. Cây hơi nhỏ, vì vậy thường được trồng trong chậu để làm cảnh

Một loại Bông Giấy đặc biệt có bông nhiều màu mà không cần ghép đó là Cây Bông Giấy Cao Bồi. Cây có hoa với ba màu đặc trưng là màu đỏ, màu cam, màu trắng. Loại này lá nhỏ, hơi tròn, giữa xanh, chung quanh màu trắng bạc rất lạ. Hoa đỏ giữa lá bạc nổi bật lên rất đẹp

Bông Giấy Mỹ, đây là loại Bông Giấy có dáng cây hình nấm như bông cúc, có lá và bông nhỏ, bông hoa xinh xắn rất thích hợp cho việc trồng ở những không gian nhỏ và sang trọng.

Cuối cùng muốn giới thiệu đến các bạn là Bông Giấy Cẩm Thạch. Loại hoa có lá trắng xanh, đặc biệt cây có rất nhiều bông.

Cây Bông Giấy còn rất nhiều loại khác nữa. Có thể trồng nhiều loại Bông Giấy gần nhau rồi lấy dao cạo vỏ, cột chung lại với nhau, sẽ có một bụi to ra hoa nhiều màu trong một chậu. Với rất nhiều loại Bông Giấy, vừa có công dụng lọc không khí, tạo không gian thoáng mát nơi nhà ở, công viên,… lại vừa có công dụng dùng để trang trí nhà ở nên đây là một sự lựa chọn lý tưởng cho những người yêu hoa.

Cây hoa giấy có công dụng gì trong đời sống?

Công dụng trang trí cây Hoa giấy.

Công dụng trang trí cây Hoa giấy.
Công dụng trang trí cây Hoa giấy.

Cây hoa giấy có nhiều ứng dụng trong cuộc sống người dân Việt Nam từ xưa đến nay. Được trồng làm bonsai, được trồng làm trang trí cảnh quan nhà, trang trí cảnh quan vườn, trồng làm đẹp cho cổng nhà… Cũng có thể là cây bóng mát cho hoa đẹp.

Công dụng trong cây cảnh hội hoa và bonsai.

Đây là một phạm trù nghệ thuật với nhiều sắc thái, nó mang lại cho người chơi những niềm vui đặc biệt nhưng cần sự kỳ công chăm sóc đối với cây hoa giấy. Cây hoa giấy được những người chơi bonsai cây cảnh lâu năm chọn lựa làm cây bonsai thường có độ tuổi lâu năm, được chọn lựa kỹ càng trước khi cho lên chậu và cắt tỉa.

Công dụng trang trí cho ngôi nhà bạn

Được sử dụng phổ biến ở tất cả các miền, nó vừa có thể làm cây che nắng, cây trang chí cho ngôi nhà bạn với giá trị thẩm mỹ cao.

Công dụng cho các công trình cảnh quan đô thị

Cây bông giấy được trồng nhiều trong các cảnh quan khu đô thị. Cây được uốn trồng thành từng vòm hay trồng từng cây trên dải phân cách, vỉa hè, trồng làm vòm hoa trước cổng, trồng trang trí sân vườn.Sự phát triển mạnh mẽ , kháng chịu khắc nghiệt làm bông giấy trở thành cây chống nắng nóng trên sân thượng, hiên nhà được yêu thích.

Kỹ thuật trồng cây hoa giấy

Kỹ thuật trồng cây hoa giấy
Kỹ thuật trồng cây hoa giấy

Chuẩn bị trước khi trồng

  • Cành giâm: Chọn cành đã ra 1-2 năm, không chọn cành quá già. Mỗi cành có thể cắt thành các đoạn 20cm nhưng nên chắc chắn mỗi đoạn có 2 mắt cây hoặc hơn.
  • Đất trồng: Dù trồng trong chậu hay bên ngoài thì bạn cũng phải đảm bảo đất tơi xốp, giàu dinh dưỡng nhưng không quá ẩm ướt. Nên làm luống tránh úng nước hay chọn chậu thoát nước tốt. Chọn đất màu pha với ít đất cát và trấu, phân chuồng hoai mục là tốt nhất.

Chọn giống

Cây hoa giấy thường dược nhân giống bằng phương pháp giâm cành. Chọn cành bánh tẻ (cành đã ra được 1-2 năm), dài từ 20 – 25cm, có ít nhất từ 2 – 5 mắt trở lên để làm giống.

Sau khi cắt cành giống xong, bôi vôi vào để chống nhiễm khuẩn.

Cách trồng

Chọn thời điểm trồng vào mùa thu mát mẻ hoặc 2 tháng đầu mùa xuân ấm áp để giúp cây phát triển thuận lợi.

  • Cành: Cắt vát đầu gốc và bôi vôi chống nấm bệnh, đầu ngọn buộc ni lông giữ nước cho cành. Giâm cành trong đất sâu 10 cm đồng thời nghiêng 15°. Nếu bạn trồng nhiều, cành này phải cách cành nọ 20 cm để có độ thoáng nhất định cho cây sau này.
  • Sau khi giâm cành, tưới nước và luôn giữ cây được thoáng mát.
  • Bạn có thể tưới cho cành 2-3 ngày một lần. Khi thấy cành nảy mầm, hãy giúp cây có đủ ánh sáng mặt trời.

Cách chăm sóc cây hoa giấy

Cách chăm sóc cây hoa giấy
Cách chăm sóc cây hoa giấy

Tưới nước vừa đủ:

Cung cấp 1 lượng nước hài hòa vừa đủ để giữ đất ẩm, nhưng không nhiều đến mức cây bị ngập úng.

Bón phân thường xuyên:

Bón phân cho cây vài tháng 1 lần để thúc cho hoa nở rộ. Nhưng bón phân quá thường xuyên sẽ làm cây tăng tưởng khá mạnh, vì thế nếu nhận thấy cây trở nên rậm rạp, hãy cắt giảm phân bón.

Phần đông những nhà làm vườn trồng hoa giấy bón phân đều đặn với tỷ lệ 1:1:1 hoặc 2:1:2, không phải phân bón với nồng độ phốt phát cao được sử dụng ngay lúc trồng. Phân bón hữu cơ hoặc phân bón chậm tan phát huy tác dụng tốt nhất. Hãy đảm bảo bón phân ít nhất một lần trong năm vào đầu mùa xuân để giúp sự tăng trưởng bắt đầu.

Cắt tỉa hoa giấy:

Hoa giấy là loại cây đơm nhiều hoa và cần cắt tỉa đúng cách để kích thích nở hoa và giữ dáng cây đẹp. Sau khi hoa giấy hết mùa ra hoa, hãy cắt đi vài cm. Điều này sẽ thúc đẩy cây tăng tưởng khỏe vào mùa xuân tới. Đeo găng tay khi cắt tỉa hoa giấy. Một số người có thể bị phát ban da khi cắt tỉa hoa giấy tương tự như khi chạm phải cây thường xuân.

Uốn và tạo thế hoa giấy:

Cây hoa giấy cần sự hỗ trợ để che phủ tường, hàng rào và những nơi khác. Nếu bạn thích cây phát triễn với một thế đứng chắc chắn ở một nơi, bạn có thể treo những hàng dây kim loại song song dựa vào bề mặt tường, hàng rào mà bạn muốn cây che phủ.

Bẻ cong những cành hoa giấy và hướng nó vào phía sau của những dây kim loại này. Quan sát sự tăng trưởng và chỉnh sửa khi cần thiết cho đến khi hoa giấy bắt đầu lan trên tường và bề mặt khác.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Phân biệt : khoai nước- khoai sọ - dọc mùng - môn bạc hà - Ráy voi....

KHOAI NƯỚC Khoai nước, Môn nước - Colocasia esculenta Schott,  Chi Colocasia - Khoai nước, Khoai môn,  Họ Araceae - ráy, khoai môn, khoai nước, thiên nam tinh,  bộ Alismatales Trạch tả Mô tả:  Khoai nước và Khoai sọ cùng loài nhưng khác thứ: +   Khoai nước - Colocasia esacuenta Schott  trồng nước + Khoai sọ - Colocasia esacuenta  var.  antiquorum  trồng khô.  Cây thảo mọc hoang và được trồng, có củ ở gốc thân hình khối tròn. Lá có cuống cao đến 0,8m; phiến dạng tim, màu lục sẫm nhiều hay ít, tím hay nâu tuỳ giống trồng, gân nổi rõ. Mo vàng có phần ống xanh, đầu nhọn. Trục bông mo mang hoa đực và hoa cái, hoa cái có bầu nhiều noãn. Quả mọng vàng khi chín to 3-4mm. Nơi mọc:   Loài được trồng nhiều ở nước ta và các xứ nhiệt đới để lấy củ ăn. Công dụng:  Ta thường dùng củ nấu ăn với xôi hay nấu chè, làm bánh. Cuống lá cũng thường dùng làm rau ăn nhưng phải xát hoặc ngâm với muối để khỏi ngứa. Cũng dùng muối dưa ăn. Củ tươi giã nhỏ dùng đắp trị mụn nhọt có mủ. Dùng ngoài giã nhỏ t

Tổng hợp các loại đậu

Các loại quả đậu ăn cả vỏ lẫn ruột khi chưa chín Đậu rồng – Đậu khế – Đậu xương rồng – Đậu cánh – Winged bean – Winged pea – Goa bean – Asparagus pea – Four-angled bean. Đậu rồng  còn gọi là đậu khế hay đậu xương rồng, đậu cánh (danh pháp hai phần: Psophocarpus tetragonolobus) là một loài cây thuộc họ Đậu (Fabaceae)  Đậu que – Green bean – String bean – Snap bean. Đậu que   là một tên gọi thường dùng ở Việt Nam để chỉ các loại đậu có dạng quả có đặc điểm dài và ốm, như: Đậu đũa , tên khoa học  Vigna unguiculata sesquipedalis , một loại đậu thuộc  chi Đậu  ( Vigna ),  họ Đậu . Đậu cô ve , tên khoa học  Phaseolus vulgaris , một loại đậu thuộc  chi Đậu cô ve  ( Phaseolus ),  họ Đậu . Đậu cô ve – Đậu a ri cô ve – French beans, French green beans, French filet bean (english) – Haricots verts (french): được trồng ở Đà Lạt. Đậu que ,  đậu ve  hay  đậu cô ve , còn gọi là: đậu a ri cô ve do biến âm từ  tiếng Pháp :  haricot vert , danh pháp khoa học Phaseolus vulgaris , là một giống  đ

Các loài chim ở Việt Nam

Tên Việt Nam Cu rốc đầu vàng Golden-throated Barbet Tên Khoa Học Megalaima franklinii Tên Việt Nam Gõ kiến vàng lớn Tên Khoa Học Chrysocolaptes lucidus Tên Việt Nam Chim manh Vân Nam Tên Khoa Học Anthus hodgsoni Tên Việt Nam Phường chèo lớn (Hồng Tước) Tên Khoa Học Coracina macei Tên Việt Nam Chim Uyên Ương (Hồng Tước Nhỏ Dalat) Tên Khoa Học Campephagidae tên Việt Nam Chim Ngũ Sắc (Silver-eared Mesia) Tên Khoa Học Leiothrix argentauris Tên Việt Nam Mi lang biang Tên Khoa Học Crocias langbianis King, Tên Việt Nam Khướu mào bụng trắng Tên Khoa Học Yuhina zantholeuca Tên Việt Nam Khướu mỏ dẹt đầu xám Tên Khoa Học Paradoxornis gularis Tên Việt Nam Khướu mỏ dẹt đầu xám Tên Khoa Học Paradoxornis gularis Tên Việt Nam Bạc má họng đen ( Black-throated Tit ) Tên Khoa Học Aegithalos concinnus Tên Việt Nam Bạc má bụng vàng Tên Khoa Học Parus monticolus Tên Việt Nam Bạc má rừng hay bạc má mày vàng Tên Khoa Học Sylviparus modestus Tên Việt Nam Trèo cây huyệt h