Chuyển đến nội dung chính

Ké đầu ngựa

Theo Đông y, ké đầu ngựa có vị đắng, tính ấm có tác dụng chữa lở ngứa ngoài da, phong hàn đầu thống, phong thấp đau nhức, tỵ uyên,… Để sử dụng đạt hiệu quả cao nhất, có thể tham khảo bài viết dưới đây với sự tư vấn của Ts.Bs Nguyễn Thị Vân Anh – Viện trưởng Viện Nghiên cứu và phát triển Y dược học cổ truyền dân tộc.

Ké đầu ngựa
Ké đầu ngựa – Thuốc Nam chữa nhiều bệnh lý khác nhau

+ Tên khác: Xương nhĩ, thương nhĩ tử, thương nhĩ, mac nháng (Tày), phắc ma

+ Tên khoa học: Xanthium strumarium L.

+ Họ: Cúc (Asteraceae)

I. Mô tả cây ké đầu ngựa

+ Đặc điểm sinh thái của ké đầu ngựa

Là loại cây thân thảo có chiều cao từ 50 – 80 cm. Thân cây hình trụ có màu lục và lông cứng. Lá hình tim tam giác, mọc so le với chiều dài 4 – 10 cm và rộng 4 – 12 cm. Mép khía răng của lá không đều, có lông ngắn và cứng ở cả hai mặt lá. Cuống lá dài 10 cm, có gân chính 3.

Cụm hoa mọc đầu cành hoặc ở kẽ lá, có màu lục nhạt. Có hai loại đầu hoa cùng gốc, những đầu hoa ở trên nhỏ là hoa lưỡng tính, có hình ống, không có mào lông, tràng có 5 thùy, còn những đầu khác mang hoa cái, không có tràng và mào lông. Quả bế đôi có hình trứng, ở đầu có hai sừng nhọn và xung quanh phủ đầy gai móc. Chiều dài của quả 12 – 15 mm và rộng 7 mm.

+ Phân bố

Ké đầu ngựa mọc ở khắp nơi trên nước ta nhưng tập trung chủ yếu ở vùng núi phía Bắc.

+ Bộ phận dùng

Quả và thân cây

+ Thu hái

Vào khoảng tháng 5 – 9

+ Chế biến và bảo quản

Cây ké đầu ngựa thường được chế biến thành cao thương nhĩ hoặc thương nhĩ hoàn (thuốc viên). Cách làm cụ thể như sau:

  • Cao thương nhĩ: Toàn bộ cây ké đầu ngựa sau khi thu hoạch được rửa sạch, thái nhỏ rồi phơi khô. Sau đó, nấu với nước và lọc bã cô thành cao mềm. Thông thường, cao thương nhĩ rất dễ bị lên men nên khi đóng chai nên đậy kín nắp, tránh trường hợp nắp bị đẩy gây chảy ra ngoài. Mỗi ngày dùng 6 – 8 gram hòa tan với nước ấm rồi uống. Thời gian dùng từ 1 – 2 tháng.
  • Thương nhĩ hoàn: Sử dụng cây ké đầu ngựa, loại bỏ phần rễ, cắt ngắn và rửa sạch. Sau đó, cho vào nấu sôi trong vòng 1 tiếng. Sau đó, lọc lấy nước 1. Còn phần bã, thêm nước và tiếp tục đun sôi 1 tiếng nữa. Tiếp đó, lọc lấy nước, bỏ bã và trộn chung nước sắc 1 và 2, nấu cô thành cao mềm. Cuối cùng thêm một lượng bột vừa đủ, trộn đều và vo thành viên. Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần uống 16 – 20 gram, trước bữa ăn.

+ Thành phần hóa học

Ké đầu ngựa có những thành phần chính như saponin, alcaloid, iod và chất béo.

Tác dụng của ké đầu ngựa
Quả ké đầu ngựa thường được sử dụng dưới dạng phơi khô

II. Vị thuốc

+ Tính vị

Tính ấm, vị đắng, hơi có độc

+ Quy kinh

Phế

+ Tác dụng dược lý

Theo sách Đông y, ké đầu ngựa được xếp vào nhóm thuốc “Tân ôn giải biểu” có tác dụng chữa trị một số bệnh ngoại tà xâm nhập, giải cảm. Bên cạnh đó, với tính ấm, vị đắng, đi vào kinh phế, ké đầu ngựa được sử dụng để chữa phong thấp, phong hàn, tê dại, mờ mắt hay tay chân co giật.

Theo một số nghiên cứu cho thấy trong quả cây ké đầu ngựa có chứa thành phần carboxy atractylozit ở dạng muối có độc tính có tác dụng hạ đường huyết. Ngoài ra, nghiên cứu vào năm 1974 Planta medic 8,75 đã tiến hành tách quả ké đầu ngựa và phát hiện quả chứa các hoạt chất như xanthamin và xanthetin có công dụng sát khuẩn.

Ngoài ra, nghiên cứu 2 năm của giáo sư Đỗ Tất Lợi và Phạm Kim Loan, Nguyễn Văn Cát của trường Đại học dược khoa Hà Nội cũng đã chỉ ra, toàn thân cây ké đầu ngựa chứa hàm lượng iot khá cao. Cứ 1 gram thân hoặc lá cây chứa đến 200 microgam iot, còn 1 gram quả chứa 220 – 230 microgam. Nếu đem quả sắc nước và cô thành cao đặc trong khoảng 15 phút, 1 gram cao có thể thu được 300 micrgam iot. Còn nếu kéo dài thời gian cô đặc lên 5 tiếng, hàm lượng iot có thể tăng lên 420 – 430 microgam. Chính nhờ đặc tính này, iot thường được áp dụng trong việc điều trị bướu cổ.

+ Cách dùng và liều lượng

Ké đầu ngựa được dùng dưới dạng thuốc sắc hay thuốc cao. Liều lượng dùng từ 10 – 16 gram mỗi ngày. Trong quá trình dùng thuốc, bệnh nhân cũng nên lưu ý, nên kiêng thịt ngựa và lơn khi uống thuốc.

III. Bài thuốc chữa bệnh ké đầu ngựa theo kinh nghiệm dân gian

+ Chữa bệnh bướu cổ

Ké đầu ngựa 15 gram kết hợp cùng với cây xạ đen 40 gram. Sắc với 1 lít nước và uống trong ngày.

+ Điều trị viêm khớp, thấp khớp

Dùng 12 gram quả ké đầu ngựa, 28 gram hi thiềm, 12 gram ngải cứu, 12 gram cỏ xước, 20 gram thổ phục linh, 16 gram cỏ nhọ nồi. Tất cả các vị thuốc rửa sạch, sao vàng và sắc uống.

Bài thuốc trị bệnh từ ké đầu ngựa
Điều trị viêm khớp, thấp khớp bằng ké đầu ngựa

+ Trị đau răng

Sắc nước quả ké đầu ngựa và ngậm. Thực hiện ngậm nhiều lần trong ngày giúp làm giảm tình trạng đau nhức ở răng.

+ Chữa tăng tiết dịch do viêm mũi dị ứng

Hái quả ké đầu ngựa, phơi khô và tán bột. Mỗi ngày hòa tan 4 – 7 gram và uống.

+ Điều trị lở và mụn nhọt

  • Cách 1: Dùng 10 gram quả ké đầu ngựa và 20 gram kim ngân hoa, phơi khô. Sau đó, đóng 30 gram/ gói. Mỗi ngày dùng 1 gói pha trà uống.
  • Cách 2: Sử dụng 10 gram ké đầu ngựa, 10 gram sài đât, 2 gram cam thảo, 15 gram bồ công anh và 5 gram kim ngân hoa. Tất cả các vị thuốc rửa sạch, phơi khô và bào chế dưới dạng chè thuốc. Đóng gói, mỗi gói 42 gram. Mỗi ngày dùng 1 gói hãm với nước sôi và uống trong ngày.

+ Trị viêm đường tiết niệu

Ké đầu ngựa 15 gram, cây bòng bong 20 gram, kim ngân hoa 15 gram và cây mã đề 20 gram, sắc chung với 1,5 lít nước. Khi thuốc cạn còn 800 ml, chia làm 3 lần và uống trong ngày. Dùng liên tục trong 1 tuần để đạt được kết quả tốt.

+ Chữa bệnh sỏi thận, chứng bí tiểu và phù thũng

Dùng thương nhĩ tử thiêu tồn tính kết hợp với đinh lịch, mỗi vị bằng nhau. Đem phơi khô, tán nhỏ. Mỗi ngày dùng 8 gram pha trà, uống 2 lần/ ngày.

+ Điều trị mũi tắc không phân biệt mùi vị, đau nhức ở vùng trán và mũi chảy nước vàng

Dùng quả ké đầu ngựa (thương nhĩ tử) 8 gram, bạch chỉ 30 gram, bạc hà 1, 5 gram, tân di 15 gram. Tất cả các nguyên liệu, trừ bạc hà đem sắc thuốc uống. Sau khi sắc xong, cho bạc hà vào và đun sôi lại rồi tắt bếp ngay. Trong quá trình sắc nên bọc tân di lại tránh lông lẫn vào nước thuốc gây ngứa.

+ Trị nổi mề đay

Trường hợp mề đay mọc theo đám, lặn chỗ này và nổi chỗ kia. Người bệnh sử dụng 10 gram quả ké đầu ngựa, 15 gram lá kinh giới và 15 gram lá bạc hà. Đem các nguyên liệu này rửa sạch rồi nấu nước. Sau đó, lọc lấy nước, bỏ bã. Dùng nước này nấu cháo, ăn mỗi ngày.

Còn ở trường hợp mề đay đỏ gây nóng và ngứa nhiều, bệnh nhân dùng 15 gram hạt quả ké đầu ngựa sắc chúng với 30 gram sinh địa và 12 gram bạc hà. Uống mỗi ngày cho đến khi triệu chứng bệnh giảm dần.

+ Chữa cô trùng hoặc các loài có độc cắn

Dùng 1 nắm lá ké đầu ngựa non, rửa sạch, giã nát và vắt lấy nước cốt uống. Phần bã dùng đắp lên miệng vết cắn.

⇒ Một số lưu ý khi dùng ké đầu ngựa trị bệnh

Khi sử dụng ké đầu ngựa điều trị bệnh, người bệnh nên lưu ý những điều sau đây:

  • Không dùng quả ké đầu ngựa mọc mầm để chữa bệnh, bởi chúng có chứa độc tính có thể gây phản ứng phụ
  • Người bị bệnh nhức đầu do huyết không nên sử dụng vị thuốc nam này, tránh trường hợp bệnh chuyển nặng

Ké đầu ngựa có tính hơi có thể tác động tiêu cực đến sức khỏe người sử dụng. Vì vậy, trước khi dùng, bệnh nhân nên nhờ bác sĩ tư vấn về liều dùng cũng như cách dùng để đảm bảo an toàn cho bản thân.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Phân biệt : khoai nước- khoai sọ - dọc mùng - môn bạc hà - Ráy voi....

KHOAI NƯỚC Khoai nước, Môn nước - Colocasia esculenta Schott,  Chi Colocasia - Khoai nước, Khoai môn,  Họ Araceae - ráy, khoai môn, khoai nước, thiên nam tinh,  bộ Alismatales Trạch tả Mô tả:  Khoai nước và Khoai sọ cùng loài nhưng khác thứ: +   Khoai nước - Colocasia esacuenta Schott  trồng nước + Khoai sọ - Colocasia esacuenta  var.  antiquorum  trồng khô.  Cây thảo mọc hoang và được trồng, có củ ở gốc thân hình khối tròn. Lá có cuống cao đến 0,8m; phiến dạng tim, màu lục sẫm nhiều hay ít, tím hay nâu tuỳ giống trồng, gân nổi rõ. Mo vàng có phần ống xanh, đầu nhọn. Trục bông mo mang hoa đực và hoa cái, hoa cái có bầu nhiều noãn. Quả mọng vàng khi chín to 3-4mm. Nơi mọc:   Loài được trồng nhiều ở nước ta và các xứ nhiệt đới để lấy củ ăn. Công dụng:  Ta thường dùng củ nấu ăn với xôi hay nấu chè, làm bánh. Cuống lá cũng thường dùng làm rau ăn nhưng phải xát hoặc ngâm với muối để khỏi ngứa. Cũng dùng muối dưa ăn. Củ tươ...

Tổng hợp các loại đậu

Các loại quả đậu ăn cả vỏ lẫn ruột khi chưa chín Đậu rồng – Đậu khế – Đậu xương rồng – Đậu cánh – Winged bean – Winged pea – Goa bean – Asparagus pea – Four-angled bean. Đậu rồng  còn gọi là đậu khế hay đậu xương rồng, đậu cánh (danh pháp hai phần: Psophocarpus tetragonolobus) là một loài cây thuộc họ Đậu (Fabaceae)  Đậu que – Green bean – String bean – Snap bean. Đậu que   là một tên gọi thường dùng ở Việt Nam để chỉ các loại đậu có dạng quả có đặc điểm dài và ốm, như: Đậu đũa , tên khoa học  Vigna unguiculata sesquipedalis , một loại đậu thuộc  chi Đậu  ( Vigna ),  họ Đậu . Đậu cô ve , tên khoa học  Phaseolus vulgaris , một loại đậu thuộc  chi Đậu cô ve  ( Phaseolus ),  họ Đậu . Đậu cô ve – Đậu a ri cô ve – French beans, French green beans, French filet bean (english) – Haricots verts (french): được trồng ở Đà Lạt. Đậu que ,  đậu ve  hay  đậu cô ve , còn gọi là: đậu a ri cô ve do biến âm từ  tiếng...

Cơm nguội vàng hay còn gọi là cây sếu, phác, cơm nguội Trung Quốc - Celtis sinensis Pers.

Cơm nguội vàng  hay còn gọi là  cây sếu ,  phác ,  cơm nguội Trung Quốc  (tên khoa học:  Celtis sinensis  Pers., tiếng Trung:  朴树 ) là một loài thực vật thuộc  chi Cơm nguội ,  họ Gai dầu  ( Cannabaceae ). Phân loại khoa học Giới   ( regnum ) Plantae (không phân hạng) Angiospermae (không phân hạng) Eudicots Bộ   ( ordo ) Rosales Họ   ( familia ) Cannabaceae Chi   ( genus ) Celtis Loài   ( species ) C. sinensis Danh pháp hai phần Celtis sinensis Pers. Các danh pháp đồng nghĩa có:  Celtis bodinieri   H. Léveillé ;  C. bungeana  var.  pubipedicella   G. H. Wang ;  C. cercidifolia   C. K. Schneider ;  C. hunanensis   Handel-Mazzetti ;  C. labilis   C. K. Schneider ;  C. nervosa   Hemsley ;  C. tetrandra   Roxburgh  subsp.  sinensis   (Persoon) Y. C. Tang .