Chuyển đến nội dung chính

Nho rừng, Hồ nho nhện - Ampelocissus arachnoidea Planch.

  1. Cây nho rừng mọc trong vườn quốc gia Hoàng liên - Sapa - Lào cai. Looại nho này có được đem về làm cây cảnh trong vườn nhà rất đẹp, quả nho rừng ngâm rượu cực ngon.
    Nho rung Sapa.jpgNho rung Sapa 2.jpgNho rung Sapa 3.jpgNho rung Sapa 4.jpgNho rung Sapa.jpgNho rung Sapa 2.jpgNho rung Sapa 3.jpgNho rung Sapa 4.jpg
    Nho rung Sapa.jpgNho rung Sapa 2.jpgNho rung Sapa 3.jpgNho rung Sapa 4.jpgNho rung Sapa.jpgNho rung Sapa.jpg
     
  2. Sapa tour

    Sapa tourMember

    Nho rừng

    Nho rừng, Hồ nho nhện - Ampelocissus arachnoidea Planch., thuộc họ Nho - Vitaceae.

    Mô tả: Cây bụi phân cành nhiều, có nhánh to, phủ lông len rậm rồi kết thành búi có len lẫn với những lông màu đo đỏ, hầu như có tuyến ở đỉnh. Tua cuốn bậm, có lông len. Lá đơn, hình tim sâu ở gốc, có 5 góc hoặc với 5 thuỳ có răng, có lông tơ nhện và hầu như nhẵn ở mặt trên, có lông len rậm màu tro ở mặt dưới, 5 thuỳ nông hay cách nhau bởi những eo lõm tù. Cụm hoa dày đặc, có lông len với một tua cuốn ở gốc. Quả lúc đầu xanh, rồi chuyển sang đỏ, rồi màu đen ngà khi chín hoàn toàn.

    Cây có hoa quả tháng 5-7.

    Bộ phận dùng: Rễ - Radix Ampelocissi Arachnoideae.

    Nơi sống và thu hái: Loài phân bố ở Campuchia, Việt Nam tới Inđônêxia. Ở nước ta, Nho này thường mọc ở ven rừng vùng đồng bằng cho tới vùng núi cao các tỉnh phía Nam đến các đảo Phú Quốc, Côn Đảo.

    Tính vị, tác dụng: Quả có vị chát và gây ngứa do có những tinh thể hình kim.

    Công dụng: Quả ăn được. Quả chưa chín có vị chua được dùng ở Campuchia thay thế Chanh, giấm làm gia vị các món ăn.

    Rễ được dùng ở Campuchia chế thuốc chữa bệnh hoa liễu.
    (Theo Y học cổ truyền)
     
  3. Sapa tour

    Sapa tourMember

    CÁCH CHỮA NÁM DA MẶT BẰNG NHO RỪNG

    Nho rừng là một loại trái cây rất tốt cho sức khỏe. Chúng giàu vitamin C giúp làn da luôn min màng tươi sáng. Chính vì thế, lợi dụng những tác dụng hữu ích này nhiều người đã áp dụng vào chữa nám da mặt cho mình. Công thức rất đơn giản, bạn có thể thực hiện như sau:

    Vật liệu:
    - Nho rừng
    - Đường trắng
    - Mật ong
    Cách làm:
    Bạn chọn chùm nho rừng đã chín, không bị dập nát, rửa sạch và để ráo nước. Sau đó xếp vào lọ thủy tinh cứ một lớp nho là một lớp đường trắng. Đậy kín nắp và để trong khoảng 1-2 tháng cho nho tiết ra nước cốt nho là được.
    Cách sử dụng:
    Bạn có thể trị da nám bằng nho rừng theo hai cách là qua đường uống và bôi trực tiếp lên da.
    Cách 1: Qua đường uống
    Bạn chỉ cần lấy nước cốt nho pha với nước ấm, mỗi ngày dùng một ly sẽ giúp cải thiện làn da trắng hồng như ý.
    Cách 2: Bôi trực tiếp lên da
    Lấy nước cốt nho cho thêm mật ong đánh đều. Sau đó vệ sinh mặt thật sạch và bôi hỗn hợp này lên da. Để trong khoảng 30 phút thì rửa lại và bôi kem dưỡng lên.
    Nếu bạn kiên trì áp dụng điều trị bằng nho rừng trong thời gian dài sẽ mang lại làn da láng mịn. Tuy nhiên, với cách này chỉ có thể làm mờ nám trên bề mặt mà không thể chữa trị nám sâu được. Chính vì thế, bạn cần phải bỏ túi thêm phương pháp chữa nám da mặt bằng công nghệ cao.
    Theo http://trinamtangoc.com/cach-chua-nam-da-mat-bang-nho-rung.html

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Phân biệt : khoai nước- khoai sọ - dọc mùng - môn bạc hà - Ráy voi....

KHOAI NƯỚC Khoai nước, Môn nước - Colocasia esculenta Schott,  Chi Colocasia - Khoai nước, Khoai môn,  Họ Araceae - ráy, khoai môn, khoai nước, thiên nam tinh,  bộ Alismatales Trạch tả Mô tả:  Khoai nước và Khoai sọ cùng loài nhưng khác thứ: +   Khoai nước - Colocasia esacuenta Schott  trồng nước + Khoai sọ - Colocasia esacuenta  var.  antiquorum  trồng khô.  Cây thảo mọc hoang và được trồng, có củ ở gốc thân hình khối tròn. Lá có cuống cao đến 0,8m; phiến dạng tim, màu lục sẫm nhiều hay ít, tím hay nâu tuỳ giống trồng, gân nổi rõ. Mo vàng có phần ống xanh, đầu nhọn. Trục bông mo mang hoa đực và hoa cái, hoa cái có bầu nhiều noãn. Quả mọng vàng khi chín to 3-4mm. Nơi mọc:   Loài được trồng nhiều ở nước ta và các xứ nhiệt đới để lấy củ ăn. Công dụng:  Ta thường dùng củ nấu ăn với xôi hay nấu chè, làm bánh. Cuống lá cũng thường dùng làm rau ăn nhưng phải xát hoặc ngâm với muối để khỏi ngứa. Cũng dùng muối dưa ăn. Củ tươi giã nhỏ dùng đắp trị mụn nhọt có mủ. Dùng ngoài giã nhỏ t

Tổng hợp các loại đậu

Các loại quả đậu ăn cả vỏ lẫn ruột khi chưa chín Đậu rồng – Đậu khế – Đậu xương rồng – Đậu cánh – Winged bean – Winged pea – Goa bean – Asparagus pea – Four-angled bean. Đậu rồng  còn gọi là đậu khế hay đậu xương rồng, đậu cánh (danh pháp hai phần: Psophocarpus tetragonolobus) là một loài cây thuộc họ Đậu (Fabaceae)  Đậu que – Green bean – String bean – Snap bean. Đậu que   là một tên gọi thường dùng ở Việt Nam để chỉ các loại đậu có dạng quả có đặc điểm dài và ốm, như: Đậu đũa , tên khoa học  Vigna unguiculata sesquipedalis , một loại đậu thuộc  chi Đậu  ( Vigna ),  họ Đậu . Đậu cô ve , tên khoa học  Phaseolus vulgaris , một loại đậu thuộc  chi Đậu cô ve  ( Phaseolus ),  họ Đậu . Đậu cô ve – Đậu a ri cô ve – French beans, French green beans, French filet bean (english) – Haricots verts (french): được trồng ở Đà Lạt. Đậu que ,  đậu ve  hay  đậu cô ve , còn gọi là: đậu a ri cô ve do biến âm từ  tiếng Pháp :  haricot vert , danh pháp khoa học Phaseolus vulgaris , là một giống  đ

Cơm nguội vàng hay còn gọi là cây sếu, phác, cơm nguội Trung Quốc - Celtis sinensis Pers.

Cơm nguội vàng  hay còn gọi là  cây sếu ,  phác ,  cơm nguội Trung Quốc  (tên khoa học:  Celtis sinensis  Pers., tiếng Trung:  朴树 ) là một loài thực vật thuộc  chi Cơm nguội ,  họ Gai dầu  ( Cannabaceae ). Phân loại khoa học Giới   ( regnum ) Plantae (không phân hạng) Angiospermae (không phân hạng) Eudicots Bộ   ( ordo ) Rosales Họ   ( familia ) Cannabaceae Chi   ( genus ) Celtis Loài   ( species ) C. sinensis Danh pháp hai phần Celtis sinensis Pers. Các danh pháp đồng nghĩa có:  Celtis bodinieri   H. Léveillé ;  C. bungeana  var.  pubipedicella   G. H. Wang ;  C. cercidifolia   C. K. Schneider ;  C. hunanensis   Handel-Mazzetti ;  C. labilis   C. K. Schneider ;  C. nervosa   Hemsley ;  C. tetrandra   Roxburgh  subsp.  sinensis   (Persoon) Y. C. Tang .