Giổi xanh
Tên khác:Giổi
Tên latinh:Michelia mediocris Dandy
Họ:Mộc lan (Magnoliaceae)
Vùng trồng : Tây Nguyên
Công dụng:Gỗ lớn dùng đóng đồ mộc, làm nhà, xây dựng, gỗ xẻ, gỗ dán, chạm khắc.
Kỹ thuật giống :
Quả chín tháng 9-10 ở Tuyên Quang. Thu hái khi quả chuyển màu sẫm, một số mắt quả nứt tách để lộ hạt đỏ bên trong.
Quả thu được ủ cho chín đều trong vài ngày. Sau đó phơi dưới nắng nhẹ để tách lấy hạt bên trong. Hạt thu được có lớp thịt màu đỏ bên ngoài. Ngâm nước đãi lấy hạt đen bên trong.
Kỹ thuật trồng:
Thích hợp ở vùng có nhiệt độ bình quân 20-23 0 C, lượng mưa 2.000 - 2.500m
Độ cao dưới 700m so với mực nước biển
Ưa đất sâu, ẩm, thoát nước, độ phì khá.
Mọc tốt trên đất đỏ, đỏ vàng tầng dày.
Trồng tập trung và phân tán
Hạt giống lấy ở rừng giống chuyển hoá.
Trồng bằng cây con có bầu.
Còn gọi là hạt giổi, cây giổi.
Tên khoa học
Talauma gioi Chev, (theo A. Chevalier, 1918).Thuộc họ ngọc lan Magnoliaceae.
A. Mô tả cây
Giổi là loại
cây to, cao, có thể trên 20m, thân thẳng, vỏ xám nứt dọc. lá hình thuẫn, mặt
trên màu lục bóng, mặt dưới có lông tơ màu hung, cuống dài. Hoa to, mọc đơn độc
ở đầu cành, cuống lớn có lông. Đài và tràng nạc, không phân biệt. nhị rất nhiều
và cứng, ô phấn nứt dài, chỉ nhị ngắn và to. Lá noãn xếp xoắn ốc thành một khối
hình trứng, vòi ngắn, tù và nhẵn. mỗi lá noãn có hai noãn. Quả kép gồm nhiều
gai khi chín hóa gỗ, dày, nứt theo đường
bụng thành hai mảng hạt dính liền với trụ giữa cảu đế.
Mùa hoa:
tháng 4-5; mùa quả: tháng 9-10.
B. Phân bố,
thu hái và chế biến
Cây mọc hoang
dại ở khắp những vùng rừng, núi thuộc tỉnh Hà Tây, Hòa Bình, Vĩnh Phúc, Phú
Thọ, Hà Giang, Tuyên Quang, Lào Cai, Thanh Hóa.
Chủ yếu cây
giổi cho gổ thường dùng để làm nhà, đóng thuyền làm đò dùng trong nhà. Làm
thuốc người ta thường dùng quản (gọi nhầm là hạt). Tại những chợ ở các tỉnh
miền núi, một số ít ở Hà nội, nhân dân thường bán quả giỏi nhỏ bằng quả xoan
nhỏ, mặt nhăn nheo, mùa thơm dễ chịu. tại những vùng núi, ngoài công dụng làm
thuốc, người ta còn dùng làm gia vị.
Vỏ cây cũng
được làm thuốc, nhưng phổ biến nhất là quả
C. Thành phần
hóa học
Trong quả
giổi trong quả giổi có tinh dầu cumarin và hơi có mùi long não.
Năm 1997
Nguyễn Công Dũng và và cộng sự(J.Esent. Oil. Es. 9. 119-121, Jan/Feb, 1997) đã
nghiên cứu một số thành phần hóa học trong cây giổi (lá, thân, vỏ, thịt và nhân
quả) đã thu được như sau:
Thành phần
thịt và quả chứa chủ yếu là safrol (70,2% và 72,9%) và metyl eugenol (24,2% và
18,5%). Camphor (23,2%)là thành phần chủ yếu của tinh dầu trích ra từ thân cây.
tinh dầu trích ra từ vỏ thân chứa 15,7% camphor, 14,3% safrol, 15,6 %
B-caryophyllen và 13,7% elemicin. Tinh dầu cất từ lá có 10,9% B-caryophyllen và
46,3% elemicin.
D Công dụng
và liều dùng
Tại Hà Tây,
Hòa Bình nhân dân, đặc biệt dân tộc mường thường dùng quả giã với muối dùng làm
gia vị. ngoài ra còn dùng làm thuốc chữa đau bụng, ăn uống không tiêu, xoa bóp
khi đau nhức, tê thấp. ngày uống 1 đến 3 quả hoặc dưới dạng bột hoặc dưới dạng
ngâm rượu (quả giổi 100g rượu 400) 500ml, ngâm 7-10 ngày ). Mỗi ngày
uống 3-5ml rượu này. Dùng ngoài xoa bóp không kể liều lượng.
Vỏ cây dùng
làm thuốc chữa sốt, ăn uống không tiêu. Ngày dùng 6-10g dưới dạng thuốc sắc.
Chú thích
Ngoài cây
giổi này, nhân dân còn dùng hạt cây giổi lông-Michealia balaseae Dandy cùng họ,
cao 7-8m, gỗ cũng được đóng đồ dùng trong nhà, xây dựng nhà cửa. cây giổi
thơm-Tsoongiodendendron odorum Chun thuộc cùng họ, cũng cho gỗ làm nhà, đóng đồ
dùng, hoa to, thơm và đẹp có thể dùng cất nước hoa hoặc ướp chè.
Giổi - Cây thuốc nam
Giổi, giổi Ford - Manglietia fordiana (Hemsl.) Oliv., thuộc họ Ngọc Lan - Magnoliaceae.
Mô tả: Cây gỗ thường xanh, cao 5-20m. Lá có cuống dài 1,5cm, phiến xoan ngược bầu dục, to vào khoảng 12x4,5cm, đầu tù, gốc từ từ hẹp trên cuống, dày, dai; gân phụ 11-13 cặp. Hoa ở ngọn nhánh, to, cao 5-7cm; cánh hoa bầu dục; nhị nhiều, trung đới có đầu hình chuỳ; lá noãn nhiều noãn.
Hoa tháng 4-5 quả tháng 7-8
Bộ phận dùng: Quả, vỏ cây, vỏ rễ - Fructus, Cortex et Cortex Radicis Manglietiae.
Nơi sống và thu hái: Cây mọc ở rừng vùng núi miền Bắc nước ta, ven các sông suối, thung lũng. Thu hái vỏ cây và vỏ rễ quanh năm. Thu hái quả chín trước khi nứt rồi phơi khô để dùng dần.
Tính vị, tác dụng: Vị cay, tính mát, có tác dụng trừ ho, nhuận tràng.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Ðược dùng trị 1. Táo bón; 2. Ho khan của người già. Dùng vỏ, rễ hay quả 15-30g dạng thuốc sắc.
Ðơn thuốc:
1. Táo bón: Quả Giổi (hay vỏ rễ, vỏ cây) 30g sắc nước, thêm đường, uống ngày 2 lần.
2. Ho khan của người già: Quả Giổi 12-15g sắc uống thay trà.
Hạt dổi là hạt của cây gỗ dổi, được đồng bào dân tộc vùng Tây Bắc sử dụng như một loại gia vị thay thế cho hạt tiêu của người miền xuôi.
Dổi là loại cây cho gỗ tốt rất thích hợp dùng để sản xuất những đồ nội thất có giá trị cao. Cây dổi có biên độ sinh thái rộng, thích hợp trồng ở mọi khu vực đồi núi trên đất nước ta. Ngoài việc sử dụng thân cây để làm ra các sản phẩm về gỗ chất lượng thì hạt của cây dổi còn gọi là hạt dổi có thể dùng làm thuốc chữa bệnh hoặc làm gia vị nêm cho các bữa ăn.
Dổi là cây thân gỗ cao và thẳng, rễ cọc tán hẹp, đường kính tán lá cây to nhất khoảng 5 mét. Cây dổi to, thường xanh, cao 25m hay hơn nữa, đường kính thân đến trên 1m.
Đây là cây gỗ quý có giá trị cao về mặt kinh tế. Gỗ dổi có mùi thơm đặc trưng, thớ gỗ vàng, mịn, đẹp, bền, không bị mối mọt, không bị cong vênh, dùng để chế tạo ra những đồ dùng nội thất gia đình như: tủ, cánh cửa, tủ bếp.... và đồ mỹ nghệ…
Với những đặc tính ưu việt đó, gỗ dổi được chọn để làm đồ nội thất gia đình rất nhiều. Đáp ứng được nhu cầu sử dụng cũng như độ thẩm mỹ cao thì tủ bếp gỗ dổi là một sự lựa chọn đáng tin cậy cho tủ bếp mọi nhà.
tủ bếp gỗ dổi
Maket giới thiệu tới các gia đình sản phẩm tủ bếp gỗ dổi được công ty chế tạo và ứng dụng thành công, đem lại những hiệu quả rất tốt. Sản phẩm bền và chất lượng cao, đẹp và sang trọng đảm bảo đáp ứng được nhu cầu phục vụ của tất cả mọi người.
Hạt dổi Tây Bắc
Bạn đã khi nào thưởng thức các món ăn của người dân Tộc, bạn có phát hiện ra một điều gì đó rất lạ và đặc trưng không?
Về thực phẩm chế biến thì có lẽ không có gì xa lạ nhưng cái thú vị và ấn tượng đó là thứ gia vị tẩm ướp để tạo nên món ăn đó, hay cũng có thể là thứ gia vị đùng để nêm chấm được món ăn đó. Tại sao các loại gia vị đó lại là đặc sản và tạo nên các món đặc sản cho các vùng Dân tộc, điều này thật dễ hiểu thôi vì đơn giản là ngày nay, khi mà nhu cầu của con ngưởi không chỉ là ăn no nữa mà là tiến tới “ăn ngon”, mà để món ăn thêm hấp dẫn, có hương vị thu hút người ăn, tạo cảm giác thích thú khi ăn thì điều quan trọng nhất không chỉ là chọn thực phẩm tươi, sống bảo đảm mà là gia vị tẩm ướp ché biến ra món ăn đó. Trong đó có một loại gia vị Mộc Hương muốn giới thiệu tới quý vị là hạt dổi, loại gia vị đặc trưng của Dân tộc Mường ở Tây bắc.
Đây là loại gia vị hiếm có, nó hiếm từ khâu trồng đến khâu bảo quản hạt. Người ta phải mất công trồng cây từ 7 năm tuổi thì hạt mới được ngon và thơm, dưới 7 năm hạt không ngon. Các cây dổi từ 50 năm trở lên được gọi là quý hiếm. Để được 1kg hạt dổi khô người ta phải phơi 3kg hạt tươi, mặt khác hạt dổi không bảo quản lâu bằng các loại hạt khác như hạt tiêu, mắc khén, nên khi ăn để có vị thơm và ngậy thì phải nướng lên trước khi chế biến.
Hạt Dổi dùng làm gia vị chế biến cùng các món như: thịt lợn mán, sườn nướng, gà nướng,… hay dùng để ngâm các món măng, ngâm ớt, ngâm các của quả muối và chế biến các món nước chấm.
Hạt dổi có hai loại là loại hắc và loại không hắc. Loại không hắc là loại được ưa chuộng nhất, vì có mùi thơm và ngậy khi chế biến, Mộc Hương cũng chỉ cung cấp loại hạt này.Bất cứ ai có dịp lên Tây Bắc và thưởng thức những món ăn của người Thái chắc hẳn sẽ không bao giờ quên loại gia vị lạ, thơm thơm, ngai ngái mùi núi rừng của hạt dổi.
Người dân tộc vùng cao Tây Bắc ai cũng có những cảm nhận gần gũi về cây dổi. Cây dổi trồng 7 năm mới bắt đầu được thu hoạch quả. Loại cây rất hợp với đất Mường nên cứ trồng là sống tốt, đơm hoa kết trái.
Những cây dổi trên hàng chục năm mới thật sự quý hiếm. Hạt của nó quý đến nỗi người dân phải căng bạt dưới gốc cây để thu hoạch, không bỏ sót quả nào. Khi trồng, người Mường thường ví cây dổi như của gia bảo để đời con, đời cháu được hưởng. Và những người dân vùng cao cũng coi nó là loại cây lành, cây quý của đất Mường.Cây lặng lẽ chắn gió bão, mưa dông cho từng ngôi nhà, làng bản: loại cây vừa cho bóng mát, cho hạt thơm để làm gia vị chế biến các món ăn, lại còn vị thuốc quý và là cây có hiệu quả kinh tế, là mặt hàng làm giàu cho rất nhiều hộ nông dân nơi đây.
Có hai loại hạt dổi: một loại cho vị hắc không thơm và loại không hắc, dậy mùi thơm. Hạt dổi tươi có màu đỏ, đem phơi thì săn lại đổi thành màu đen sậm. Cứ 3kg hạt dổi tươi phơi được 1kg hạt dổi khô. Những quả của cây ít tuổi thường hắc và thiếu vị thơm.
Hạt dổi - loại gia vị không thể thiếu trong các món ăn của người dân tộc Mường
Người dân tộc Mường (Hòa Bình) thường lấy hạt dổi làm gia vị để chấm ăn cùng thịt lợn nướng, thịt luộc hoặc làm gia vị tẩm ướp. Khi chế biến, hạt dổi sẽ được nướng trên than lửa cho thơm, sau đó đem giã nhỏ như hạt tiêu vì thế hạt dổi cũng được coi như hạt tiêu rừng Tây Bắc.
Hạt dổi có đặc điểm là khi đã rang hoặc nướng chín không để được lâu như hạt tiêu nên khi dùng mới đem nướng để giữ được mùi thơm. Hạt dổi cho mùi thơm ngậy đặc trưng nên nhiều người vẫn nói "khéo bị nghiện hạt dổi", không thể thiếu nó trong mỗi bữa cơm. Nhiều món ăn Tây Bắc như thịt gác bếp, thịt lợn rừng, thịt nướng, tiết canh… nhờ có hương vị hạt dổi mà thêm phần hấp dẫn.
Hạt dổi cũng là gia vị không thể thiếu để tẩm ướp thịt lợn rừng và các món nướng như gà nướng, thịt ba chỉ nướng, sườn nướng. Thông thường hạt dổi được giã nhỏ trộn với muối chanh, ớt thành một thứ nước chấm cay cay, chua chua, thơm ngậy, dùng để chấm thịt gà, thịt luộc thì không một thứ nước chấm nào có thể sánh được hay đơn giản nhất, chấm xôi trắng với muối rang hạt dổi thôi cũng đã đủ thơm ngon.
Hạt dổi cũng rất thích hợp với các món ăn được chế biến từ măng chua, nổi tiếng như thịt gà nấu măng chua với hạt dổi. Nếu bát tiết canh được rắc thêm một ít hạt dổi thì hương vị càng thêm đậm đà, tiết sẽ đông giòn hơn.
Vừa gần gũi và mang lại hiệu quả kinh tế cao, có thể nói hạt dổi là loại gia vị độc đáo mà núi rừng Tây Bắc đã ban tặng cho người dân nơi đây.
Trên thị trường hạt dổi được bán với mức giá khá cao, từ 50.000-100.000 đồng/gam. Hạt dổi không chỉ dùng làm gia vị mà còn là vị thuốc quý chữa đau bụng. Người miền xuôi thường ngâm hạt dổi với rượu làm thuốc xoa bóp trị các chứng bong gân, sai khớp. Để bảo quản hạt dổi được lâu có thể đem rang, giã dập rồi đem ngâm ngập trong nước mắm. Giổi bắc (Michelia macclurei Dandy Cây giổi Bắc tiếng Trung Quốc thường gọi là Hỏa lực nam hoặc Nam mộc thuộc họ mộc lan Magnoliaceae.
1. Giá trị kinh tế
Cây giổi Bắc tiếng Trung Quốc thường gọi là Hỏa lực nam hoặc Nam mộc thuộc họ mộc lan Magnoliaceae. Phân bố tự nhiên ở đông nam Trung Quốc, miền núi phía Bắc và đông bắc Bắc bộ Việt Nam.
Đây là loài cây thân gỗ thường xanh có thể cao tới 35m và đường kính tới 1m trở lên, gỗ mịn thớ thẳng, mặt gỗ bóng đẹp, tỷ trọng 0,624, gỗ cứng, co rút sau hong khô ở mức trung bình, độ bền nấm mục trung bình khá, dễ hong khô, rạn nứt cong vênh ít, dễ gia công cắt gọt, được coi là gỗ tốt để đóng đồ mộc, mộc xây dựng, đóng tàu thuyền, toa xe lửa... Tán lá tròn, gọn, đẹp mắt, cây thẳng, hoa rất thơm nên thường được chọn làm cây cảnh đô thị và trồng trong công viên.
Giổi Bắc hỗn giao rất tốt với các loài cây lá rộng và lá kim khác đạt được hiệu quả tăng sản và tăng hiệu ích sinh thái rất khá. Rừng thí nghiệm trồng năm 1981 tại Bằng Tường - Quảng Tây diện tích 12,5 ha, mật độ 2.500, tỉa thưa 2 lần để lại mật độ cuối cùng 900 cây/ha. Đến năm 2001 chiều cao bình quân đạt 17,3m, đường kính bình quân đạt 18,3cm. Trữ lượng cây đứng hạt 245,7m3/ha. Như vậy nếu không cộng thêm sản lượng gỗ đã tỉa thưa, lượng tăng trưởng bình quân về trữ lượng đã đạt 12,5m3/ha/năm. Tạm tính số lượng gỗ bằng 70% trữ lượng cây đứng, giá gỗ tròn tại Quảng Tây 2001 là 800NDT/m3, hiệu quả kinh tế hàng năm có triển vọng là 7.000NDT/ha (tương đương 18 triệu VNĐ). Tại Quảng Tây, tuổi khai thác chính xác định là 25 năm cho đường kính bình quân 30cm, được coi là nhanh trong sản xuất gỗ lớn.
2. Đặc điểm sinh thái
Là cây Nam á nhiệt đới ẩm, giổi Bắc chủ yếu phân bố trên vùng đồi núi có lượng mưa tương đối cao. Riêng tại Quảng Tây, giổi Bắc thường gặp ở góc đông nam từ vùng bờ vịnh Bắc bộ tới các huyện giáp với Quảng Ninh, Lạng Sơn và Cao Bằng. Cao trình thường gặp là dưới 600m, đa số là mọc rải rác hoặc thành quần thụ đơn ưu diện tích nhỏ.
Phần lớn vùng phân bố có nhiệt độ bình quân năm trên 21oC, nhiệt độ bình quân tháng nóng nhất 28oC trở lên và tháng lạnh nhất là 11oC trở lên, nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối có thể tới -3oC mà cây không rụng lá. Lượng mưa hàng năm giao động từ 1.500 - 1.800mm, độ ẩm tương đối trên 80%.
Đất thường gặp trên vùng phân bố là Feralit đỏ, đỏ vàng, phong hóa trên granit, diệp thạch, phiến thạch cát... phần lớn đều chua hoặc hơi chua. Tại nơi có tầng đất dày, ẩm ướt, thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến trung bình, cây giổi Bắc thường mọc rất tốt.
Giổi Bắc là loài cây trung tính thiên dương, lúc nhỏ ưa bóng nhẹ, là cây có rễ ăn nông, ưa ấm áp, ẩm ướt và đất phì nhiêu nhưng có thể chịu đựng giá rét ở mức độ nhẹ. Dẫn giống đến Hồ Nam tới vùng có cực hạn tuyệt đối xuống tới -7oC vẫn không bị tổn thương, như vậy có thể đưa giổi Bắc lên các cao trình khá cao ở miền núi phía Bắc Việt Nam (1.000 - 1.200m).
|
Rất đẹp <3. À, nếu bạn có nhu cầu thi công nội thất văn phòng hay đơn giản là thi công văn phòng thì ghé mình nha!
Trả lờiXóa