Chuyển đến nội dung chính

CÂY RÁY CÁC ĐẶC ĐIỂM PHÂN BIỆT VỚI CÁC LOÀI KHÁC

CÂY RÁY (Alocasia odora K. Koch),
KINH NGHIỆM SỬ DỤNG, CHẾ BIẾN
VÀ CÁC Đ C ĐIỂM PHÂN BIỆT VỚI CÁC LOÀI KHÁC

  1.  Ráy (Alocasia odora K. Koch)Trong họ Ráy (Araceae) có nhiều loài được sử dụng làm thuốc nhưng điển hình và phổ biến nhất vẫn là loài (cây) Ráy (Alocasia odora K. Koch). Cây Ráy được dùng làm thuốc phổ biến trong dân gian để chữa trị nhiều loại bệnh. Loài này có khu phân bố rộng rãi ở Việt Nam. Tuy nhiên, ở Việt Nam có khá nhiều loài giống nhau được gọi tên là “cây Ráy”, một số tài liệu còn nhầm lẫn giữa mô tả và hình vẽ của các loài này. Điều đó sẽ gây ra những hậu quả đáng tiếc hoặc nguy hại tới sức khỏe con người vì cây Ráy vẫn được coi là cây có tính độc. Cũng do mang tính độc nên việc sử dụng và chế biến cây Ráy cũng cần hết sức thận trọng. Trong bài viết này chúng tôi giới thiệu cây Ráy (Alocasia odora K. Koch) với tên khoa học, tên Việt Nam, đặc điểm hình thái, công dụng, cách chế biến mà chúng tôi thu thập được từ các tài liệu và từ nguồn tri thức bản địa, đồng thời so sánh loài này với các loài gần nhau về mặt hình thái để người sử dụng tránh bị nhầm lẫn khi thu hái.Công dụng làm thuốc và các d ng: Theo điều tra, thân cây Ráy cạo sạch vỏ xanh thái chỉ, phơi khô kiệt, sao thật kỹ tới khi có màu nâu đậm, dùng 50g đun với nước tới sôi khoảng 510 phút, dùng uống có tác dụng làm mát gan, tẩy độc đặc biệt đối với những người chức năng gan yếu, uống nhiều rượu hoặc ngộ độc rượu, gout, bí tiểu. Người Dao ở Ba Vì lấy thân cây Ráy cạo bỏ vỏ ngoài, thái lát, phơi khô kết hợp với các vị thuốc khác dùng chữa tê thấp, nhức mỏi chân tay. Thân (cây) Ráy giã nát, đắp vào nơi bị bỏng nước sôi làm giảm bỏng rát, tránh phồng rộp và phục hồi vết bỏng nhanh. Theo Minh Ngọc [7] củ Ráy có tác dụng chữa mụn nhọt tốt khi kết hợp với nghệ, dầu vừng, dầu thông và sáp ong. Theo dân gian, thân (cây) Ráy thường ngứa nhưng lại được dùng trị cảm tốt. Người bị cảm gió, lấy thân (cây) Ráy tươi giã nát, đánh lên mình mẩy sẽ hết cảm nhanh mà không ngứa, ngược lại nếu thấy ngứa thì không phải bị cảm. 
  2. Bán hạ (Typhonium trilobatum Schott), CỦ CHÓC, bán hạ nam, bán hạ ba thuỳ, nam tinh, phặc hẻo (Tày), co thả lủa (Thái), nàng pía hẩu (Dao)
  3. Khoai sọ còn gọi là Khoai nước (Colocasia esculenta L.)
  4. Ráy lá to (A. macrorrhizos)
  5. Dọc mùng (Colocasia gigantea Hook. f.). Dọc mùng còn gọi là rọc mùng, ráy dọc mùng, môn ngọt,(danh pháp hai phần: Colocasia gigantea[1][2]), là một loại thực vật thuộc họ Ráy bản địa bao gồm vùng nhiệt đới châu Á và lan rộng đến miền đông bắc Úc. Loài này được (Blume) Hook.f. miêu tả khoa học đầu tiên năm 1893.[3]nhiều người bắc vẫn nhầm lẫn giữa dọc mùng với cây bạc hà nấu canh của miền nam. dọc mùng có tính ngứa còn bạc hà không ngứa , có thể tước vỏ ăn sống.Dọc mùng là cây nhiều năm, thân thảo, cuống lá (petiole) dày, xốp và mọng nước. Cây có lá vươn cao hơn 1 mét, thường mọc ở nơi đất trũng và ẩm. Phần gốc rễ phình ra như dạng "củ".
    Lá dọc mùng to bản hình trái tim, dài 20–120 cm, giữa có gân lá chạy dọc chiều dài của lá.
    Cây trổ hoa vào mùa xuân sang mùa hè. Hoa đực mọc ở ngọn dò (peduncle), dạng thỏi (spadix) có bao choàng (spathe). Hoa cái mọc ở gốc thỏi. Trái dọc mùng màu đỏ, hình trứng.Cuống lá cây dọc mùng thường dùng làm các món canh chuasườn nấu bungbún bungcanh cábún cádưa chuabạc hà xào hoàng hoabạc hà cuộn tía tô v.v. sau khi sơ chế bằng cách tước bỏ vỏ, thái vát hoặc thái khúc, bóp muối cho bớt ngứa.
Các đặc điểm phân biệt loài (cây) Ráy với các loài hay nhầm :
- Phân biệt loài (cây) Ráy (A. odora) và Khoai sọ (Khoai nước) (Colocasia esculenta L.):
(cây) Ráy (A. odora) có lá ít nhiều hình khiên, phần hợp sinh giữa 2 thùy gốc phiến rất hẹp,
cuống lá to mập còn Khoai sọ (Colocasia esculenta) không có những đặc điểm này.
- Phân biệt loài (cây) Ráy (A. odora) và Bán hạ (Typhonium trilobatum Schott): (cây)
Ráy (A. odora) có chiều cao thân từ 30-200cm, phiến lá lớn, kích thước 20-60  40-80cm, còn
Bán hạ không có những đặc điểm này.
- Phân biệt loài (cây) Ráy (A. odora) và Ráy lá to (A. macrorrhi os): Cả hai loài A. odora
và A. macrorrhizos đôi khi cùng mang tên “cây Ráy”, có ngoại dạng khá giống nhau như đều là
cây thảo, có lá và thân lớn, tuy nhiên chúng có những đặc điểm khác biệt như (cây) Ráy
(A. odora) có mọc hoang dại trong rừng tự nhiên, ngược lại Ráy lá lớn (A. macrorrhizos) chưa thấy
mọc hoang dại trong rừng tự nhiên.

Ngộ độc vì quán ăn dùng cây ráy thay dọc mùng nấu canh

Vài phút sau khi ăn món canh chua nấu cá với bạc hà (tức cây dọc mùng) tại một quán ăn ở đường Nguyễn Thị Định, quận 2, TP HCM, hai thực khách phải vào viện cấp cứu với tình trạng hàm tê cứng và khó thở.
Tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định, các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân gồm một nam một nữ bị ngộ độc thực phẩm. Sau khi loại trừ các nhóm thức ăn, thủ phạm được xác định là do bạc hà. Các bệnh nhân ngay lập tức được xử lý khử độc và xuất viện sau 2 ngày điều trị.
Rau ráy giống bạc hà, thủ phạm gây ngộ độc. Ảnh: A.P.
Sau khi sự việc xảy ra, Sở Y tế TP HCM đến hiện trường để lấy mẫu thực phẩm kiểm nghiệm thì phát hiện món "bạc hà" mà quán dùng để nấu canh chua bán cho khách, thực ra là cây ráy - một loại môn kiểng có hình dáng giống với cây bạc hà.
Chiều nay, trao đổi với VnExpress, ông Huỳnh Lê Thái Hòa, Trưởng Phòng quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm, Sở Y tế TP HCM cho biết, sự việc đã xảy ra cách đây 2 tuần nhưng đến hôm nay mới có kết quả xét nghiệm chính xác thủ phạm gây độc là do cây ráy.
Theo quản lý quán ăn, bàn tiệc trên có 9 thực khách. Các món được gọi gồm sườn lợn riêm mặn, khổ qua xào trứng, canh chua măng. Sau đó khách gọi thêm một tô canh chua với giá, đậu bắp và bạc hà, nhưng do bếp hết bạc hà nên cô phụ bếp nảy ra sáng kiến cắt cây ráy trồng làm kiểng ở sân vườn vào lột vỏ rửa mang ra cho khách.
Ba người khách ăn đầu tiên cảm thấy ngứa miệng tê lưỡi vội la lên. Anh phục vụ chạy đến ăn thử và cũng bị triệu chứng như trên. Hai thực khách bị nặng nhất được đưa đến bệnh viện quận 2 cấp cứu rồi chuyển lên tuyến trên.
Cũng theo kỹ sư Hòa, ráy là loại thân cay. Lá và thân ráy sống có thể gây ngứa và dị ứng với da. Hàm lượng sapotoxin có trong cây ráy chính là nguyên nhân gây nên các triệu chứng tê môi lưỡi và cứng hàm. Loại độc tố này chỉ có thể mất hoặc giảm đi khi được nấu thật chín.
Ông Hòa khuyên người dân không nên thiếu hiểu biết mà ăn sống cây ráy. "Riêng trường hợp dùng thực phẩm tùy tiện của quán ăn nói trên, Sở sẽ xử phạt hành chính thích đáng vì đã làm ảnh hưởng đến sức khỏe thực khách", ông Hòa nói.
 

CÂY BẠC HÀ (DỌC MÙNG)


Kỹ sư Hồ Đình Hải
Cập nhật mới nhất ngày 13/7/2013

Cây Bạc hà
-Tên gọi khác: Môn bạc hà, Môn to, Dọc mùng, Ráy dọc mùng.
-Tên tiếng AnhSuper-Sized Elephant-ear
-Tên khoa họcColocasia gigantea (Blume) Hook.f., 1893
-Các loài tương cận:
Cây khoai môn (khoai sọ): Colocasia esculenta  
Cây Ráy: Alocasia macrorrhizos.

Phân loại khoa học


Bộ (ordo)
Trạch tả (Alismatales)
Họ (familia)
Ráy (Araceae)
Phân họ (subfamilia)
Ráy (Aroideae)
Tông (tribus)
Khoai sọ (Colocasieae)
Chi (genus)
Khoai sọ (Colocasia).
Loài (species)
Colocasia gigantea

Nguồn gốc và phân bố

Chi Khoai sọ (Colocasia) là một chi thực vật có hoa với hơn 25 loài cây có củ thuộc Họ Ráy (Araceae). Chi Khoai sọ có nguồn gốc ở vùng Châu Á nhiệt đới, có thể khởi nguồn từ Ấn Độ và Bangladesh , và lây lan về phía đông vào khu vực Đông Nam Á , Đông Á và các đảo Thái Bình Dương , về phía tây tới Ai Cập và phía đông Địa Trung Hải, và sau đó về phía nam và phía tây từ đó vào Đông Phi và Tây Phi , từ đây nó lây lan sang các vùng biển Caribbean và Châu Mỹ .Chúng được gọi bằng nhiều tên địa phương và thường được gọi là cây "tai voi" khi trồng như một cây cảnh.
Loài Bạc hà hay Dọc mùng (Colocasia gigantea) được (Blume) Hook.f. miêu tả khoa học đầu tiên năm 1893. Đây là loài cây bản địa vùng nhiệt đới Châu Á và lan rộng đến Châu Úc. Hiện nay loài này phân bố Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Việt Nam, Indonesia, Philippines…
Loài cây này mọc hoang dại hoặc được trồng chủ yếu để lấy bẹ làm rau và nhiều giống có tán lá đẹp được trồng làm cây cảnh với tên gọi phổ biến là cây “tai voi lớn”.
Ở Việt Nam cây Bạc hà được trồng ở khắp cả nước, các tỉnh trồng nhiều là Hòa Bình, Hà Tây, Quảng Trị, Khánh Hòa, Đồng Nai, ĐBSCL.

Mô tả

Cây Bạc hà (Colocasia gigantea) là loài cây thân thảo đa niên có thân ngầm phát triển thành củ được dùng để nhân giống và làm thuốc.
-Thân: Cây Bạc hà có thân ngầm phát triển thành củ. Bẹ lá mọc từ thân ngầm vươn lên phía trên mặt đất và mỗi lá mang một phiến lá rộng. Chiều cao của cây chủ yếu là bẹ lá cao 1-1,2 m.
-Củ: Phần thân ngầm phát triển thành củ, mỗi bụi có từ 1 đến nhiều củ. Vỏ củ xù xì. Củ có độc tố gây ngứa miệng nên không ăn được.
-: Lá đơn rộng, mọc so le, phiến lá hình mũi tên, gốc lá lỏm, dài 30-30 cm, giữa có gân lá chạy dài dọc lá. Bẹ lá dày, xốp và mọng nước, họp thành thân giả hoặc rời, phát triển từ thân ngầm ở dưới mặt đất. Cuống lá cây bạc hà thường dùng làm các món canh chua, sườn nấu bung, bún bung, canh cá, bún cá, dưa chua, bạc hà xào hoàng hoa, bạc hà cuộn tía tô v.v. sau khi sơ chế bằng cách tước bỏ vỏ, thái vát hoặc thái khúc, bóp muối cho bớt ngứa.
-Hoa: Mọc thành chùm vào cuối giai đoạn sinh trưởng của cây. Cụm hoa thơm, có mo dạng ống bao bọc. Bông mo ngắn hơn mo, mang từ đỉnh xuống gốc: các hoa đực, các hoa trung tính và các hoa cái.
Cây trổ hoa vào mùa xuân sang mùa hè. Hoa đực mọc ở ngọn dò (peduncle), dạng thỏi (spadix) có bao choàng (spathe). Hoa cái mọc ở gốc thỏi.
-Quả: Quả cây Bạc hà màu đỏ, bầu 1 ô , hình trứngthường chỉ chứa một hạt.
Cây sinh sản vô tính bằng chồi non phát triển từ củ.

Trồng cây Bạc hà

Thành phần dinh dưỡng và hóa học

+Trong bẹ lá cây Bạc hà (Dọc mùng):
Trong 100 gam phần bẹ lá ăn được của cây Bạc hà (Dọc mùng) tươi có chứa các thành phần dinh dưỡng như sau:
Nước: 95 gam.
Protein: 0,25 gam.
Carbohydrat (bột, đường): 3,8 gam.
Chất xơ: 0,5 gam.
Phospho: 25 mg.
Kali: 300 mg.
Can ci: 48 mg.
Magnesium: 16 mg.
Đồng: 0.03 mg.
Sắt: 0,4 mg.
Vitamin : B1=0,012 mg; B2= 0,03 mg; PP= 0,02 mg; C=3 mg.
Năng lượng: 14 Kcal.
Nhìn chung bẹ lá Bạc hà (Dọc mùng) rất nghèo dưỡng chất và năng lượng nhưng ăn rất ngon và giúp đỡ ngán thịt cá trong canh, ăn nhiều làm chất độn giúp giảm cân. 
+Trong toàn bộ cây Bạc hà
Toàn cây còn chứa:
-Chất đường hữu cơ như fructose, glucose, amylose, sucrose…
-Acid hữu cơ như citric, oxalic, malic, succinic…
-Hợp chất phức tạp loại beta-lectin, triglochin và isotriglochin, alocasin. 
+Chất độc trong cây Bạc hà
Bẹ bạc hà khi ăn sống có các chất như calci oxalat, alocasin, sapotoxin ở hàm lượng thấp có thể gây ngứa họng. Tuy nhiên khi nấu chín hay muối dưa thì các chất được xem là độc tố này đã bị phân giải nên an toàn cho sức khỏe.
Trong Y học chủ yếu nghiên cứu nhiều về cây Ráy (Alocasia macrorrhiza) và ít có đề tài nghiên cứu về cây Bạc hà (Dọc mùng). Tuy nhiên thành phần hóa học của Rể củ hai loài cây này gần như nhau. Trong chúng có có các độc tố như Calci oxalat, Alocasin, Sapotoxin.
Cũng may là bà con ta không ai ăn hai loại củ này (chỉ dùng làm thuốc, sau khi đã chế biến).

Công dụng

a-Bẹ lá cây Bạc hà được dùng làm rau
Bộ phận duy nhất của cây Bạc hà được dùng làm rau là bẹ lá đã được tước bỏ vỏ. Các bộ phận khác của cây Bạc hà không dược dùng làm rau ăn.
Ở Việt Nam bẹ lá của cây Bạc hà được chế biến thành các món ăn như:
+Bẹ lá Bạc hà được trụn nưới sôi để làm nộm, bóp gỏi:
Bẹ lá Bạc hà được bóc vỏ, xắt mỏng, ngâm nước lạnh cho tan chấy gây ngứa, sau đó trụn trong nước sôi và vắt bỏ nước để làm nộm (một loại rau ghém có vị chua-ngọt) hoạc dùng để bóp gỏi. Nếu không qua công đoạn này thì gỏi và nộm dể gây ngứa họng.

Bẹ Bạc hà bốc vỏ

Nộm bẹ Bạc hà


Gỏi Tôm-Bạc hà
+Bẹ lá Bạc hà được dùng làm rau luộc, xào, hầm…
Bẹ lá Bạc hà được tước vỏ, xắt mỏng hay xắt khúc dùng để luộc, xào đơn giản hay xào với thịt, trứng, hải sản, lòng gia cầm…Món Bạc hà xào ăn rất lạ miệng và rất được ứa chuộng ở Miền Bắc và Miền Trung.

Bún bẹ Bạc hà


Bún chua bẹ Bạc hà
+Bẹ lá Bạc hà được dùng làm rau nấu canh chua, lẫu chua
Bẹ lá Bạc hà được tước vỏ, xắt mỏng hay xắt khúc để nấu canh chua hay lẫu chua. Món canh chua nấu với bẹ lá Bạc hà là món ăn truyền thống và lẫu chua nấu với bẹ lá Bạc hà là món ăn sang trọng ở Miền Nam. Món canh chua hay lẫu chua nấu với bẹ lá Bạc hà là những món ăn phổ biến ở các tiệm ăn hay nhà hàng sang trọng theo mốt hiện nay.
Chuẩn bị rau nấu canh chua Bạc Hà


Canh chua Bạc hà


Chuẩn bị nấu lẫu Bạc hà


Lẫu chua Bạc hà
+Bẹ lá Bạc hà được dùng để muối dưa chua
Bẹ lá Bạc hà được tước vỏ, xắt mỏng hay xắt khúc dùng để muối dưa chua, chỉ sau 4-5 ngày sẽ có món ăn dân giả nhưng lạ miệng, hấp dẫn. Món dưa chua Bạc hà rất phổ biến ở Miền Trung và Miền Bắc.
Cách làm dưa chua Bạc hà có thể tóm tắt như sau:
- Cắt bẹ, phơi nắng một ngày cho hơi héo, đem tước vỏ, cắt khúc cở 5 cm.
- Bóp muối, rửa sạch, vắt ráo .
- Pha nước ngâm dưa: Đun sôi  01 lít nước +50 gam muối + 30 gam đường (nếm vừa mặn như muối dưa cải), để nước nguội hay còn  ấm một chút cũng được .
- Cho bẹ bạc hà vào hũ sạch, cho nước muối vào, nén cho ngập nước. Đậy nắp . Sau 3-5 ngày là ăn được.
Ở Miền Trung (Qui Nhơn) dưa chua Bạc hà được dùng làm các món ăn như:
- Khi dưa Bạc hà đã chua, đem vắt bớt nước chua rồi dùng như một món dưa chua chấm với nước mắm tỏi ớt, nước kho cá, nước thịt kho hay mắm ruốc đều ngon.
- Hoặc dưa Bạc hà đem nấu với cá, với sườn heo, hến thành canh chua .
- Đem xào với thịt ba chỉ thành món xào; làm cá kho dưa, thịt kho dưa...
- Dưa Bạc hà bóp lá chanh: Vắt khô rồi trộn thêm tỏi, ớt  giã nhuyễn và lá chanh thái chỉ, thêm một thìa nước mắm cốt, trộn đều và để chừng một giờ cho thấm rồi ăn.
- Dưa Bạc hà bóp tỏi và tương ớt (một dạng gần giống như kim chi).
- Dưa Bạc hà trộn giá: Giá nhặt rửa sạch, lấy một muỗng nước dưa  trộn đều chừng 30 phút. Vớt giá ra trộn với dưa Bạc hà, vắt bớt  nước rồi thái rau kinh giới trộn vào.

Muối dưa chua Bạc hà


Dưa chua Bạc hà


Dưa chua Bạc hà với thịt chiên trứng
Ở Thái Lan và các nước khác trong vùng Đông Nam Á và vùng Nam Á cũng có những món ăn từ bẹ lá Bạc hà như ở Việt Nam.
b-Các bộ phận của cây Bạc hà (Dọc mùng) được dùng làm thuốc
Tuy cây Bạc hà không có vai trò quan trọng trong để dùng làm thuốc và được nghiên cứu nhiều như cây Ráy (Alocasia macrorrhiza) nhưng một số bộ phận của cây Bạc hà cũng được dùng làm một số bài thuốc trong Y học cổ truyền.
+Theo Đông y
Theo kinh nghiệm dân gian ở Việt Nam thân rể (Củ) cây Bạc hà được dùng làm thuốc.
Thân rễ có thể thu hoạch quanh năm, cạo bỏ lớp vỏ thô bên ngoài. Có thể dùng tươi hay xắt lát mỏng, phơi khô. Vị thuốc được xem là có vị nhạt, tính hàn, có các tác dụng giải nhiệt, trừ độc, khu phong. Dùng trị cảm cúm, sưng khớp xương do phong thấp, vết thương do côn trùng độc cắn.
Dùng mỗi lần 10 - 15 g dược liệu khô hay 60 - 90 g thân rễ tươi (không nên dùng quá liều vì có thể gây ngộ độc với các triệu chứng tê lưỡi, sưng lưỡi, ngộ độc thần kinh trung ương). Có thể giã nát thân rễ tươi, xào với giấm để dùng đắp ngoài da (chỉ đắp vào vết thương, tránh vùng da không bệnh).
Củ cây Bạc hà được mài ra dùng cho người bị kinh phong, đờm trào ra miệng.
Nguồn: thuoccotruyen.blogspot.com
+Theo Tây y
Tương tự như trong củ của cây Ráy, trong củ của cây Bạc hà cũng có chất Alocasin. Đây là một chấp protein phức tạp có hoạt tính kháng khuẩn và kháng nấm. Alocasin có chuỗi acid amin tận cùng APEGEV, có một số hoạt tính chống nấm gây bệnh tương tự như Miraculin ly trích từ rễ Đậu Hà Lan (Pisum sativum). Alocasin có hoạt tính chống Botrytis cinerea, làm giảm hoạt tính của men HIV-1 reverse transcriptase và có một hoạt tính tạo ngưng tụ hồng cầu yếu (ở nồng độ 1 mg/ml) (Protein Expr & Purification Số 28-2003). 
Nguồn: thuoccotruyen.blogspot.com

Trồng cây Bạc hà (Dọc mùng) ở Việt Nam

Bạc hà là một loại hoa màu xưa nay được bà con nông dân trồng một ít xen chân vườn để dùng chế biến các món ăn trong gia đình như nấu canh chua, xào, bóp xổi chấm nước cá kho... Thế nhưng gần 3 năm nay, bạc hà là một trong các loại hoa màu được ưa chuộng.
Hiện nay cây Bạc hà được trồng tập trung ở một số vùng rau để cung cấp nguồn rau sạch cho các chợ nông thôn và các thành phố lớn. Ở ĐBSCL cây Bạc hà được trồng nhiều ở các vùng chuyên canh rau thuốc tỉnh Tiền Giang, Long An.
Sản phẩm chính của cây Bạc hà là bẹ lá dùng để nấu canh chua, nhúng lẫu, sản phẩm phụ là lá dùng để nuôi cá. Cây Bạc hà thường được trồng xen trong các vườn cây ăn quả ở ĐBSCL.
Bạc hà là một loài cây rất dễ trồng, dễ chăm sóc và ít vốn đầu tư. Nó rất thích hợp với vùng đất tơi xốp, ẩm và trồng được mọi lúc mọi nơi, chú trọng trồng xen vườn cây ăn trái như sầu riêng, chôm chôm... thì nó rất thích hợp, vì vừa tránh được cỏ vừa tăng thu nhập cho gia đình.
Thời gian từ lúc trồng cho đến thu hoạch khoảng 3 tháng, chỗ đất tốt, chăm sóc thường xuyên mỗi bẹ có trọng lượng gần 1kg, có khi 2 bẹ nặng tới 3kg, giá cả dao động từ 1.200 - 3.100đ/kg, cũng là một khoản thu nhập khá của nông dân.
Tại xã Ngũ Hiệp huyện Cai Lậy tỉnh Tiền Giang hiện đang trồng trên 140 ha cây Bạc hà, trong 3 năm qua đầu ra của cây Bạc hà đều ổn định. Tăng nguồn thu nhập đáng kể cho nông dân miệt vườn nhờ đầu ra của bẹ và con giống cây Bạc hà đều khá ổn định. Trong mùa nắng giá bán cao từ 2.800-3.100đ/kg mà không đủ bán, còn trong mùa mưa giá bán cũng được 1.300-1.400đ/kg, tính ra trong 1 năm mỗi ha trồng Bạc hà cũng lãi 50-60 triệu đồng.

Một giống Bạc hà trồng ở Thái Lan


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Phân biệt : khoai nước- khoai sọ - dọc mùng - môn bạc hà - Ráy voi....

KHOAI NƯỚC Khoai nước, Môn nước - Colocasia esculenta Schott,  Chi Colocasia - Khoai nước, Khoai môn,  Họ Araceae - ráy, khoai môn, khoai nước, thiên nam tinh,  bộ Alismatales Trạch tả Mô tả:  Khoai nước và Khoai sọ cùng loài nhưng khác thứ: +   Khoai nước - Colocasia esacuenta Schott  trồng nước + Khoai sọ - Colocasia esacuenta  var.  antiquorum  trồng khô.  Cây thảo mọc hoang và được trồng, có củ ở gốc thân hình khối tròn. Lá có cuống cao đến 0,8m; phiến dạng tim, màu lục sẫm nhiều hay ít, tím hay nâu tuỳ giống trồng, gân nổi rõ. Mo vàng có phần ống xanh, đầu nhọn. Trục bông mo mang hoa đực và hoa cái, hoa cái có bầu nhiều noãn. Quả mọng vàng khi chín to 3-4mm. Nơi mọc:   Loài được trồng nhiều ở nước ta và các xứ nhiệt đới để lấy củ ăn. Công dụng:  Ta thường dùng củ nấu ăn với xôi hay nấu chè, làm bánh. Cuống lá cũng thường dùng làm rau ăn nhưng phải xát hoặc ngâm với muối để khỏi ngứa. Cũng dùng muối dưa ăn. Củ tươi giã nhỏ dùng đắp trị mụn nhọt có mủ. Dùng ngoài giã nhỏ t

Tổng hợp các loại đậu

Các loại quả đậu ăn cả vỏ lẫn ruột khi chưa chín Đậu rồng – Đậu khế – Đậu xương rồng – Đậu cánh – Winged bean – Winged pea – Goa bean – Asparagus pea – Four-angled bean. Đậu rồng  còn gọi là đậu khế hay đậu xương rồng, đậu cánh (danh pháp hai phần: Psophocarpus tetragonolobus) là một loài cây thuộc họ Đậu (Fabaceae)  Đậu que – Green bean – String bean – Snap bean. Đậu que   là một tên gọi thường dùng ở Việt Nam để chỉ các loại đậu có dạng quả có đặc điểm dài và ốm, như: Đậu đũa , tên khoa học  Vigna unguiculata sesquipedalis , một loại đậu thuộc  chi Đậu  ( Vigna ),  họ Đậu . Đậu cô ve , tên khoa học  Phaseolus vulgaris , một loại đậu thuộc  chi Đậu cô ve  ( Phaseolus ),  họ Đậu . Đậu cô ve – Đậu a ri cô ve – French beans, French green beans, French filet bean (english) – Haricots verts (french): được trồng ở Đà Lạt. Đậu que ,  đậu ve  hay  đậu cô ve , còn gọi là: đậu a ri cô ve do biến âm từ  tiếng Pháp :  haricot vert , danh pháp khoa học Phaseolus vulgaris , là một giống  đ

Cơm nguội vàng hay còn gọi là cây sếu, phác, cơm nguội Trung Quốc - Celtis sinensis Pers.

Cơm nguội vàng  hay còn gọi là  cây sếu ,  phác ,  cơm nguội Trung Quốc  (tên khoa học:  Celtis sinensis  Pers., tiếng Trung:  朴树 ) là một loài thực vật thuộc  chi Cơm nguội ,  họ Gai dầu  ( Cannabaceae ). Phân loại khoa học Giới   ( regnum ) Plantae (không phân hạng) Angiospermae (không phân hạng) Eudicots Bộ   ( ordo ) Rosales Họ   ( familia ) Cannabaceae Chi   ( genus ) Celtis Loài   ( species ) C. sinensis Danh pháp hai phần Celtis sinensis Pers. Các danh pháp đồng nghĩa có:  Celtis bodinieri   H. Léveillé ;  C. bungeana  var.  pubipedicella   G. H. Wang ;  C. cercidifolia   C. K. Schneider ;  C. hunanensis   Handel-Mazzetti ;  C. labilis   C. K. Schneider ;  C. nervosa   Hemsley ;  C. tetrandra   Roxburgh  subsp.  sinensis   (Persoon) Y. C. Tang .