Chuyển đến nội dung chính

Khổ qua rừng (còn gọi là mướp đắng)

Khổ qua rừng (còn gọi là mướp đắng) có nhiều lợi ích cho sức khỏe con người. Theo đông y, khổ qua rừng có tính hàn, vị đắng, không độc, là một bài thuốc dân gian trị nhiều chứng bệnh, nhất là bệnh tiểu đường.

 Canh lá khổ qua rừng
Ảnh: Ngô Mã Thiên
Khổ qua rừng mọc hoang dại tự nhiên khắp các vùng rừng núi nước ta. Trước đây, mọi người muốn ăn khổ qua rừng phải vào rừng sâu tìm kiếm, hái về. Ngày nay, nhiều người “ghiền” khổ qua rừng nên đã tìm cách nhân giống và trồng ở vườn nhà. Bởi vậy, việc tìm khổ qua rừng để chế biến các món ăn không phải là chuyện quá khó.
Đặc điểm của khổ qua rừng là từ lá, dây, quả đều nhỏ hơn và đắng hơn gấp nhiều lần so với khổ qua nhà. Nhiều người thích ăn canh lá khổ qua rừng, nhưng vì sợ đắng nên thường đem lá bóp với muối và rửa sạch trước khi nấu. Thế nhưng những người sành ăn lại thích nấu nguyên chất vì như thế lá khổ qua mới giữ được vị đắng đậm đà, khó quên.
Lá của khổ qua rừng được chế biến nhiều món ăn ngon và bổ mát như: xào, luộc, ăn sống... Đặc sắc nhất là dùng nấu canh với thịt ba chỉ băm nhỏ. Để có được nồi canh ngon, người chế biến phải chọn hái lá non và đọt non, nơi cô đọng những thứ tinh túy nhất của đất trời, nấu canh ăn rất thanh đậm từ nơi đầu lưỡi đến cổ họng.
Hái lá về rửa sạch, dùng dao xắt nhỏ như rau nêm chờ chế biến. Thịt ba chỉ mua về rửa sạch, thái mỏng, băm nhỏ, nếu là thịt xay càng tốt. Bắc nồi lên bếp phi dầu ăn, cho thịt đã băm vào nồi tao chín, cho nước vào nồi thịt tao vừa khẩu phần ăn, nêm nếm gia vị. Lá khổ qua rừng rất mỏng và xắt nhỏ nên chín rất nhanh. Vì vậy, khi nồi nước sôi vài dạo, cho lá khổ qua vào, nước bắt đầu sôi lại, nhấc ngay xuống bếp. 
Thưởng thức món canh khổ qua rừng “đúng bài” nhất là lúc nồi canh còn âm ấm, chỉ cần húp một chén canh như thế, người toát mồ hôi sảng khoái như vừa mới được xông hơi.

Dây khổ qua rừng

Dây khổ qua rừng được người dân miền núi sử dụng rộng rãi như một loài rau, bổ sung cho bữa ăn hàng ngày, quả khổ qua rừng có thể dùng chế biến các món canh, xào… và là món ăn rất được người dân miền núi yêu thích, thường và chỉ dùng đãi khách quý đến nhà.

Công dụng của khổ qua rừng:

Theo y học cổ truyền thì khổ qua rừng có vị đắng tính hàn, không độc có tác dụng thanh nhiệt, tiêu độc, hỗ trợ tốt cho các trường hợp sau:
1. Tiêu diệt tế bào ung thư: Thành phần protein và vitamin C hàm lượng cao trong khổ qua rừng, làm tăng hệ miễn dịch và có tác dụng tiêu diệt tế bào ung thư.
2. Giảm cân: Khổ qua rừng có tác dụng giảm mỡ trong máu, cân bằng huyết áp, giúp giảm cân hiệu quả an toàn.
3. Giảm đường huyết: Thường xuyên dùng khổ qua trong chế độ ăn uống hàng ngày có thể giúp giảm lượng đường trong máu. Hỗ trợ tốt bệnh tiểu đường tuýp 2.
4. Giảm viêm tấy: Khổ qua tăng khả năng tránh nhiễm khuẩn, giảm viêm sưng nhẹ và phần bã đắp lên vết thương sẽ rất công hiệu. Chữa sốt, say nắng: nấu khổ qua bỏ ruột cùng lá khổ qua để lấy nước uống giúp chữa say nắng.
5. Chữa sạm da, nám da, mụn: Khổ qua rừng có tác dụng giải độc gan do đó có thể làm giảm được sạm da, nám da là nỗi ám ảnh của nhiều phụ nữ, nhất là những người mới sinh hoặc ra nắng nhiều.
6. Điều trị bệnh gút: Khổ qua rừng có tác dụng làm giảm lượng axit uric hỗ trợ tốt cho người bệnh gút.
7. Ngoài ra khổ qua rừng còn có tác dụng lợi tiểu, giải rượu và làm tan sỏi thận.
8. Kích thích ăn uống, tiêu viêm, thoái nhiệt: Khổ qua giúp kiện tỳ khai vị (kích thích chức năng tiêu hóa); alkaloid trong khổ qua có công hiệu lợi niệu hoạt huyết (lợi tiểu, máu lưu thông); tiêu viêm thoái nhiệt (chống viêm, hạ sốt); thanh tâm minh mục (mát tim sáng mắt). Bạn có thể dùng khổ qua như một thức uống bổ tỳ vị hằng ngày rất tốt.sâm.

Hướng dẫn sử dụng khổ qua rừng: 

Cho khoảng 2g (khoảng 1-2 nhúm) vào ly, rót một ít nước sôi chỉ ngập rồi đổ nước này ra ngay. Sau đó cho khoảng 200ml nước sôi vào ly trà và đậy nắp lại, để nước nguội hẳn mới uống. Để giảm bớt vị đắng, có thể cho vài viên đá lạnh vào ly trà trước khi uống (có thể dùng đến nước thứ 3).
Khổ qua rừng là loại thảo mộc thiên nhiên quý hiếm của Việt Nam, vị rất đắng nhưng dùng mỗi ngày sẽ rất tốt cho sức khỏe, tùy khả năng uống đắng của từng người mà tăng hoặc giảm lượng. 
Cây Khổ qua rừng ( thường gọi là dây khổ qua ), người Tây Nguyên gọi là cây Ô pan ( tiếng Ê Đê) là một loại dây leo, thân thảo nhỏ mọc hoang phổ biến ở các vùng miền núi và trung du. Lá thì giống lá ổ qua nhà, quả nho nhỏ có vị đắng chỉ lớn khoảng ngón tay cái. Cây thường mọc ở những vùng rừng thưa, đất nương rẫy mới đốt dọn. Nhiều nhất là ở Long Khánh, Xuân Lộc ( Đồng Nai ). Đây là loại cây cho lá xanh đậm, rất đắng nhưng người ta nói có hậu ngọt ngào. Ngày xưa ít ai dùng đến vì rất đắng, chỉ sử dụng nhiều trong Đông y.
hương vị đắng đặc biệt của một loại rau rừng. Một vị đắng khó tìm dù đăng đắng nhưng ngọt thầm trong miệng. Khổ qua rừng tuy mới đưa vào làm loại rau rừng sạch nhưng đã được thị trường tiếp nhận nhanh. Các khách sạn, quán ăn ở Bình Long, Phước Long ( Bình Phước ) thường có món ăn này. Độc đáo là món ăn khổ qua rừng không thua món ngon nào như: thịt thỏ rừng, , gà rẫy , cá lăng đen, cá lăng trắng, măng tre luột... nhưng ngon nhất vẫn là món ổ qua rừng luộc chấm với mấm nêm cay hoặc nước mắm kho quẹt thì là hết ý cho buổi cơm chiều. Khi ăn khổ qua rừng sẽ có vị đăng đắng trong miệng nhưng một hồi trở thành ngọt ngọt đến lại khó quên.Món khổ qua rừng là loại rau ăn mát, rất thích hợp với thực phẩm mùa hè nên ai cũng thích là vậy.
Khổ qua rừng là món rau được người dân quê xứ miền Đông dùng làm đải khách. Trước đây không ai trồng ở nhà làm gì, chỉ tận dụng hái lượm khi đi làm rẫy đem về cho bữa ăn gia đình hoặc làm vài món lạ đải khách từ xa đến thăm. Hiện có thể chế biến món canh hoặc món xào thịt bò hoặc với trứng vịt. Đặc sắc có lẻ là làm “ gỏi khổ qua rừng”nhâm nhi tý rượu. Chỉ cần trộn khỏ qua rừng sắc nhuyển với thịt bò, hành tím, nước mắm, giấm đường ớt, tiêu bột sẽ thành món ăn ngon lạ. Một món lẩu lạ được dân nhậu hay kêu “ lâu khô quá” là chính nó rất bắt . Khách dùng lẫu khổ qua rừng lần đầu cảm thấy hơi đắng nhưng lâu dần ăn lại thấy ngon tuyệt.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Phân biệt : khoai nước- khoai sọ - dọc mùng - môn bạc hà - Ráy voi....

KHOAI NƯỚC Khoai nước, Môn nước - Colocasia esculenta Schott,  Chi Colocasia - Khoai nước, Khoai môn,  Họ Araceae - ráy, khoai môn, khoai nước, thiên nam tinh,  bộ Alismatales Trạch tả Mô tả:  Khoai nước và Khoai sọ cùng loài nhưng khác thứ: +   Khoai nước - Colocasia esacuenta Schott  trồng nước + Khoai sọ - Colocasia esacuenta  var.  antiquorum  trồng khô.  Cây thảo mọc hoang và được trồng, có củ ở gốc thân hình khối tròn. Lá có cuống cao đến 0,8m; phiến dạng tim, màu lục sẫm nhiều hay ít, tím hay nâu tuỳ giống trồng, gân nổi rõ. Mo vàng có phần ống xanh, đầu nhọn. Trục bông mo mang hoa đực và hoa cái, hoa cái có bầu nhiều noãn. Quả mọng vàng khi chín to 3-4mm. Nơi mọc:   Loài được trồng nhiều ở nước ta và các xứ nhiệt đới để lấy củ ăn. Công dụng:  Ta thường dùng củ nấu ăn với xôi hay nấu chè, làm bánh. Cuống lá cũng thường dùng làm rau ăn nhưng phải xát hoặc ngâm với muối để khỏi ngứa. Cũng dùng muối dưa ăn. Củ tươi giã nhỏ dùng đắp trị mụn nhọt có mủ. Dùng ngoài giã nhỏ t

Các loài chim ở Việt Nam

Tên Việt Nam Cu rốc đầu vàng Golden-throated Barbet Tên Khoa Học Megalaima franklinii Tên Việt Nam Gõ kiến vàng lớn Tên Khoa Học Chrysocolaptes lucidus Tên Việt Nam Chim manh Vân Nam Tên Khoa Học Anthus hodgsoni Tên Việt Nam Phường chèo lớn (Hồng Tước) Tên Khoa Học Coracina macei Tên Việt Nam Chim Uyên Ương (Hồng Tước Nhỏ Dalat) Tên Khoa Học Campephagidae tên Việt Nam Chim Ngũ Sắc (Silver-eared Mesia) Tên Khoa Học Leiothrix argentauris Tên Việt Nam Mi lang biang Tên Khoa Học Crocias langbianis King, Tên Việt Nam Khướu mào bụng trắng Tên Khoa Học Yuhina zantholeuca Tên Việt Nam Khướu mỏ dẹt đầu xám Tên Khoa Học Paradoxornis gularis Tên Việt Nam Khướu mỏ dẹt đầu xám Tên Khoa Học Paradoxornis gularis Tên Việt Nam Bạc má họng đen ( Black-throated Tit ) Tên Khoa Học Aegithalos concinnus Tên Việt Nam Bạc má bụng vàng Tên Khoa Học Parus monticolus Tên Việt Nam Bạc má rừng hay bạc má mày vàng Tên Khoa Học Sylviparus modestus Tên Việt Nam Trèo cây huyệt h

Tổng hợp các loại đậu

Các loại quả đậu ăn cả vỏ lẫn ruột khi chưa chín Đậu rồng – Đậu khế – Đậu xương rồng – Đậu cánh – Winged bean – Winged pea – Goa bean – Asparagus pea – Four-angled bean. Đậu rồng  còn gọi là đậu khế hay đậu xương rồng, đậu cánh (danh pháp hai phần: Psophocarpus tetragonolobus) là một loài cây thuộc họ Đậu (Fabaceae)  Đậu que – Green bean – String bean – Snap bean. Đậu que   là một tên gọi thường dùng ở Việt Nam để chỉ các loại đậu có dạng quả có đặc điểm dài và ốm, như: Đậu đũa , tên khoa học  Vigna unguiculata sesquipedalis , một loại đậu thuộc  chi Đậu  ( Vigna ),  họ Đậu . Đậu cô ve , tên khoa học  Phaseolus vulgaris , một loại đậu thuộc  chi Đậu cô ve  ( Phaseolus ),  họ Đậu . Đậu cô ve – Đậu a ri cô ve – French beans, French green beans, French filet bean (english) – Haricots verts (french): được trồng ở Đà Lạt. Đậu que ,  đậu ve  hay  đậu cô ve , còn gọi là: đậu a ri cô ve do biến âm từ  tiếng Pháp :  haricot vert , danh pháp khoa học Phaseolus vulgaris , là một giống  đ