Chuyển đến nội dung chính

Lạc tiên, hồng tiên (lạc tiên đỏ), chùm bao, dây lưới, mắm nêm, dây bầu đường, tây phiên liên-passiflora foetida


NHÃN LỒNG

Dây nhãn lồng ( lạc tiên)
             -Tên gọi khác: Lạc tiên, hồng tiên (lạc tiên đỏ), chùm bao, dây lưới, mắm nêm, dây bầu đường, tây phiên liên
-Tên tiếng Anh: wild maracuja, santo papa,  marya-marya,wild water lemon, stinking passion flower, love-in-a-mist or running pop.
-Tên khoa học: passiflora foetida
-Tên đồng nghĩa: Dysosmia sp.,Passiflora foetida var. hispida Killip.

Phân loại thực vật

Bộ (ordo):Malpighiales
Họ (familia):Lạc tiên (Passifloraceae).
Chi (genus):Lạc tiên ( Passiflora).
Loài (species):Passiflora foetida L

Phân bố

Nhãn lồng còn có tên là lạc tiên, dây chùm bao,(danh pháp khoa học: Passiflora foetida), thuộc Họ Lạc tiên (Passifloraceae), là một loại cây có lá và quả ăn được. Cây có nguồn gốc từ Tây nam Hoa Kì, Mexico, vùng Caribe, Trung Mỹ và Nam Mỹ.
Loài cây này được du nhập vào các vùng nhiệt đới trên toàn thế giới như Đông Nam Á, Úc và Hawaii. Đây là một loài dây leo có quả ăn được.
Ở Việt Nam  dây nhãn lồng mọc hoang dại khắp nơi trên đất gò cao, cây mọc riêng rẽ hoặc xen lẩn với cây bụi. Đọt và lá non dùng làm rau , toàn thân, rể và lá được dùng làm thuốc.

Mô tả

Nhãn lồng thuộc Họ Lạc tiên; có các tên dân gian khác như lạc tiên, hồng tiên (lạc tiên đỏ), chùm bao, dây lưới, mắm nêm, dây bầu đường, tây phiên liên...
Cây dây leo mảnh, dài 7 m đến 10 m. Mọc rải rác trong các lùm bụi ven đường, ven rừng, ở độ cao 1-2 m đến 1000 m.
-Thân dây leo mảnh mai, cây non mềm, có nhiều lông, cây già ở gốc thân dẽo và chắc, đường kính gốc không quá 2 cm
- nhãn lồng mọc so le, lá đơn xẻ thùy chia làm 3 phần, dài 6-10 cm, rộng 5-8 cm, mép có lông mịn, cuống lá dài 7-8 cm. Đầu tua cuống thành lò xo.
-Hoa đơn độc 5 cánh trắng hay tím nhạt, đường kính 5,5 cm. Cây ra hoa tháng 4 đến tháng 5, có quả tháng 5 đến tháng 7. Quả hình trứng, dài 2-3 cm, khi chín có màu vàng cam đến màu đỏ, có nhiều hạt màu đen.
Lá bắc của cây này có các bẫy bắt côn trùng, trên đó chảy ra chất dính kèm theo enzym tiêu hóa, nhưng người ta chưa biết liệu cây có tiêu hóa côn trùng bị mắc bẫy hay không hay chỉ sử dụng vũ khí này làm cơ chế bảo vệ hoa và quả của cây. Đây vẫn là một chủ đề gây tranh cãi và nghiên cứu của các nhà nghiên cứu về cây ăn thịt.
-Quả bì kín, mềm, bên trong có nhiều hạt. Quả chín hạt có ngoại nhũ mềm có vị ngọt, thanh.
-Hạt: Mỗi quả có khoảng 20-25 hạt thon, dẹp, màu đen tuyền.

Thành phần hóa học

Alcaloid, flavonoid, saponin. Loài này có chứa các glycosides cyanogenetic trong hầu hết các bộ phận của cây bao gồm các loại trái cây màu xanh lá cây. Quả chín thiếu HCN hoặc có chỉ mức rất thấp. Everist (1974).

Sử dụng

a-Nhãn lồng sử dụng như một loại rau
Ở Việt nam và một số nước Đông Nam á dùng ngọn và lá non dây nhãn lồng làm rau, do có độ nhớt cao và mùi khó chịu khi ăn sống nên nhãn lồng được dùng chủ yếu làm rau luộc để ăn.
b-Quả nhãn lồng chín ăn được
Quả nhãn lồng chín có vị ngọt, thanh, trẻ con Nam Bộ rất thích ăn.

 Quả nhãn lồng ( lạc tiên)
Ngoài ra quả nhãn lồng được dùng làm nước giải khát có tác dụng mát và bổ. Cách làm như sau: Quả chín (càng chín càng thơm 0,5kg), bổ đôi, nạo hết ruột, ép và lọc lấy dịch quả. Đường trắng 250g hòa với một lít nước đun sôi để nguội. Đổ dịch quả vào nước đường, trộn đều. Nước quả nhãn lồng có mùi thơm đặc biệt, vị hơi chua, chứa nhiều vitamin, nhất là vitamin B2.
c-Thân lá cây nhãn lồng sử dụng làm thuốc
Nhãn lồng , có tác dụng an thần, điều kinh, chữa ho, phù thũng, suy nhược thần kinh. Lá và thân cây cũng có nhiều tác dụng dược.
Các hoạt chất thấy trong cây nhãn lồng có tác dụng lên hệ thần kinh trung ương, giúp trấn tĩnh, chống hồi hộp, lo âu, mất ngủ. Dân gian Việt Nam thường dùng cây này làm thuốc an thần.
Cây lạc tiên là một loại dược liệu được dùng trong sản xuất đông dược và tân dược; mọc hoang ở nhiều nơi, thường gặp ở các bãi hoang, bờ bụi. Dân gian thường dùng dây và lá sắc uống làm thuốc an thần chữa mất ngủ.
Theo sách “Trung dược đại từ điển”, quả lạc tiên (long châu quả) vị ngọt, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi thủy, dùng chữa ho do phế nhiệt, phù thũng, giã đắp chữa ung nhọt lở loét ở chân.
Theo sách “Thuốc cổ truyền và ứng dụng lâm sàng” của giáo sư Hoàng Bảo Châu, dây, lá, hoa thái nhỏ, phơi khô của lạc tiên có công dụng an thần, giải nhiệt, mát gan; chữa trị chữa đau đầu, mất ngủ, thường phối hợp thêm với một số vị thuốc khác. Có tài liệu cho biết có thể dùng quả lạc tiên sắc lấy nước uống chữa lỵ; lá lạc tiên nấu nước để tắm, rửa trong chữa trị viêm da, mụn mủ, ghẻ ngứa.
Lạc tiên có trong Dược điển Pháp và được nhiều nước ở Châu Âu, Mỹ sử dụng. Các nghiên cứu cho thấy nó có tác dụng lên hệ thần kinh trung ương: trấn tĩnh, an thần, chống hồi hộp, lo âu, mất ngủ. Nó còn có tác dụng trực tiếp lên cơ trơn, làm giãn và chống co thắt nên chữa được các chứng đau do co thắt đường tiêu hóa, tử cung.
Trong Đông dược, lạc tiên được chế thành một số sản phẩm dạng nước, viên và trà.

Các bài thuốc từ cây nhãn lồng

Sau đây là các bài thuốc từ cây nhãn lồng:
1-Trị bệnh mất ngủ, ngăn chặn nồng độ cholesterol tăng bất thường, ăn ngon miệng, ổn định tâm sinh lý
 Hái đọt non cả lá, dây và quả đem nấu canh với tôm, thịt, cá đồng ăn để giúp dễ ngủ. Dân gian thường lấy đọt nhãn lồng non luộc để ăn vào buổi chiều hoặc trước khi đi ngủ vài giờ. Hái nhãn lồng đem về phơi khô (cả rễ, dây, lá, quả), thái dài 3 cm, sao vàng tán nhuyễn thành dạng bột, pha thêm vào một chén nước cốt trà đen đậm, vo viên tròn cỡ ngón tay út. Ngày dùng 3 lần, mỗi lần 5 viên, liên tục 60-90 ngày trị mất ngủ (theo lương y Quốc Trung).
2- Trị stress dai dẳng, mệt mỏi cơ thể
Lấy 300g nhãn lồng tươi (cả lá, dây, quả) đem phơi 2 nắng (hoặc sao vàng), 200g râu bắp vừa ngậm sữa, 100g rau má (sao vàng), đem nấu chung với 500 ml nước có pha 3g muối. Nấu còn lại 200 ml, uống 2 lần/ngày (trưa và tối). Dùng liên tục 7 ngày giúp an thần, chống stress. (theo lương y Quốc Trung).
3-Người lớn tuổi khó ngủ, thường bị đau nhức, phụ nữ hành kinh sớm, hoặc phụ nữ sau mãn kinh dễ cáu gắt
Lấy 500g nhãn lồng (cả rễ, dây lá, quả non), 300g hoa thiên lý, đem sao vàng, tán nhuyễn dạng bột cho thêm 50g đậu xanh (để cả vỏ), rang chín, cũng tán nhuyễn. Mỗi ngày pha 3 muỗng canh vào 100 ml nước sôi để nguội, uống mỗi khi khát. Sau 10 ngày sẽ kết quả. Bệnh hạ huyết áp dùng đơn thuốc này cũng hiệu nghiệm. (theo lương y Quốc Trung).
4-Giúp an thần, trợ tim, ngủ êm, dịu thần kinh
 Dùng hạt sen 12g, lá tre 10g, cỏ mực 15g, lá dâu 10g, nhãn lồng 20g, vông nem 12g, cam thảo 6g, táo nhân sao 10g. Đổ 600 ml nước, sắc (nấu) còn 200 ml nước, uống ngày 1 thang. (theo lương y Quốc Trung).
5-Chữa phù thũng, viêm da có mủ, ghẻ lở, ngứa, loét ở chân: thì dùng lá nhãn lồng nấu nước tắm rửa và giã cành lá tươi để đắp lên (theo lương y Quốc Trung).
6-Chữa lỵ
Dùng qủa nhãn lồng 60 g, rửa sạch, sắc lấy nước, pha thêm đường, chia 2 lần uống trước bữa ăn  (Theo sách "Phúc Kiến dân gian thảo dược").
7-Chữa thần kinh suy nhược
Dùng dây, lá nhãn lồng 8 - 10g, sắc uống. Hoặc phối hợp với lá vông, lá dâu tằm, tâm sen, nấu thành cao lỏng uống, ngày  dùng 2 - 5g, uống trước khi đi ngủ.( theo Y học cổ truyền Việt Nam).

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Phân biệt : khoai nước- khoai sọ - dọc mùng - môn bạc hà - Ráy voi....

KHOAI NƯỚC Khoai nước, Môn nước - Colocasia esculenta Schott,  Chi Colocasia - Khoai nước, Khoai môn,  Họ Araceae - ráy, khoai môn, khoai nước, thiên nam tinh,  bộ Alismatales Trạch tả Mô tả:  Khoai nước và Khoai sọ cùng loài nhưng khác thứ: +   Khoai nước - Colocasia esacuenta Schott  trồng nước + Khoai sọ - Colocasia esacuenta  var.  antiquorum  trồng khô.  Cây thảo mọc hoang và được trồng, có củ ở gốc thân hình khối tròn. Lá có cuống cao đến 0,8m; phiến dạng tim, màu lục sẫm nhiều hay ít, tím hay nâu tuỳ giống trồng, gân nổi rõ. Mo vàng có phần ống xanh, đầu nhọn. Trục bông mo mang hoa đực và hoa cái, hoa cái có bầu nhiều noãn. Quả mọng vàng khi chín to 3-4mm. Nơi mọc:   Loài được trồng nhiều ở nước ta và các xứ nhiệt đới để lấy củ ăn. Công dụng:  Ta thường dùng củ nấu ăn với xôi hay nấu chè, làm bánh. Cuống lá cũng thường dùng làm rau ăn nhưng phải xát hoặc ngâm với muối để khỏi ngứa. Cũng dùng muối dưa ăn. Củ tươ...

Tổng hợp các loại đậu

Các loại quả đậu ăn cả vỏ lẫn ruột khi chưa chín Đậu rồng – Đậu khế – Đậu xương rồng – Đậu cánh – Winged bean – Winged pea – Goa bean – Asparagus pea – Four-angled bean. Đậu rồng  còn gọi là đậu khế hay đậu xương rồng, đậu cánh (danh pháp hai phần: Psophocarpus tetragonolobus) là một loài cây thuộc họ Đậu (Fabaceae)  Đậu que – Green bean – String bean – Snap bean. Đậu que   là một tên gọi thường dùng ở Việt Nam để chỉ các loại đậu có dạng quả có đặc điểm dài và ốm, như: Đậu đũa , tên khoa học  Vigna unguiculata sesquipedalis , một loại đậu thuộc  chi Đậu  ( Vigna ),  họ Đậu . Đậu cô ve , tên khoa học  Phaseolus vulgaris , một loại đậu thuộc  chi Đậu cô ve  ( Phaseolus ),  họ Đậu . Đậu cô ve – Đậu a ri cô ve – French beans, French green beans, French filet bean (english) – Haricots verts (french): được trồng ở Đà Lạt. Đậu que ,  đậu ve  hay  đậu cô ve , còn gọi là: đậu a ri cô ve do biến âm từ  tiếng...

Cơm nguội vàng hay còn gọi là cây sếu, phác, cơm nguội Trung Quốc - Celtis sinensis Pers.

Cơm nguội vàng  hay còn gọi là  cây sếu ,  phác ,  cơm nguội Trung Quốc  (tên khoa học:  Celtis sinensis  Pers., tiếng Trung:  朴树 ) là một loài thực vật thuộc  chi Cơm nguội ,  họ Gai dầu  ( Cannabaceae ). Phân loại khoa học Giới   ( regnum ) Plantae (không phân hạng) Angiospermae (không phân hạng) Eudicots Bộ   ( ordo ) Rosales Họ   ( familia ) Cannabaceae Chi   ( genus ) Celtis Loài   ( species ) C. sinensis Danh pháp hai phần Celtis sinensis Pers. Các danh pháp đồng nghĩa có:  Celtis bodinieri   H. Léveillé ;  C. bungeana  var.  pubipedicella   G. H. Wang ;  C. cercidifolia   C. K. Schneider ;  C. hunanensis   Handel-Mazzetti ;  C. labilis   C. K. Schneider ;  C. nervosa   Hemsley ;  C. tetrandra   Roxburgh  subsp.  sinensis   (Persoon) Y. C. Tang .