Thiên Môn Đông có tên khoa học là Asparagus desiflorus Sprengeri thuộc giống họ Huệ Tây. Trúc Thiên Môn thuộc cây thân thảo, thân dạng cọng, khi vừa nhú lên măng thân đứng khoảng 3 tuần.
Thiên Môn Đông có tên khoa học là Asparagus desiflorus Sprengeri thuộc giống họ Huệ Tây. Trúc Thiên Môn thuộc cây thân thảo, thân dạng cọng, khi vừa nhú lên măng thân đứng khoảng 3 tuần, sau đó cây hơi cụp xuống vì nó mang nhiều lá nhỏ và hoa. Rể mọc xung quanh và có mang cả củ nhỏ như hột cau bụng, màu trắng. Lá ngắn, hình kim. Nhiều lá nằm trên một cành, tán lá dày, tạo thành chùm .
Hoa màu trắng, hoa mọc ra ở những nách lá ra. Sau đó nó đậu quả, quả màu xanh, đến lúc chín quả màu đỏ. Cách trồng cây Thiên Môn Đông theo những nhà vườn ở Quận 12, Phường An Phú Đông, Thạnh Lộc…. Cây Thiên Môn chịu được áng sáng nhưng không quá nắng, cây bụi Thiên Môn đến khi thu hoạch không được xanh và bóng mượt. Thường những nhà vườn ở đây trồng dưới bóng râm của tán cau, tán xoài nhưng không quá rập, cây ốm tong teo không đẹp. Con giống Nhân giống bằng hạt tỷ lệ nẩy mầm rất thấp, lâu thu hoạch Nhân giống bằng cách tách bụi: chọn những bụi thiên môn to, có mang nhiều nhánh, mang ra tách làm nhiều bụi nhỏ và không bị sâu bệnh để làm giống .
Ở những vùng đất trũng như An Phú Đông, Thạnh Xuân, Thạnh Lộc. Trúc Thiên Môn trồng trong chậu có phân, tro trộn chung. Đổ phân tro vào hơn nữa chậu rồi đặc bụi thiên môn vào và phủ thêm lớp nữa. Đến ngày thứ hai mới tưới nước giữ ẩm. Ở các vùng trồng hoa như Sa Đéc, Cái Mơn họ tách bụi ra giâm vào trong bóng râm hoặc nhà lưới. Rồi một thời gian sau, bén rễ họ cho vào giỏ tre, phân phướng đầy đủ cây phát triển rất lẹ, chỉ sau vài tháng là có những bụi Thiên môn xum xuê lá. Cây bụi Thiên môn đông trồng được nhiều loại đất, nhưng chú ý khi vào chậu đất và phân thoáng trách để úng cây.
Cây trúc thiên môn trồng được trồng quanh năm, nhưng thời điểm tốt là vào đầu mùa mưa. Khoảng cách giữa các cây là khoảng 25cm -30cm Giữa các chậu với nhau khoảng 30 cm Nước tưới cho cây Có nhiều nguồn nước như Nước máy phải cho vào hồ chứa ít nhất 1- 2 ngày mới tưới, để giảm bớt lượng clo trách cháy lá không thu hoạch. Nước sông tốt tưới vào tốt cho cây sự dụng ít phân bón hơn, nhưng ở vùng quận 12 nước đã bị ô nhiễm nước đen xì xì , tưới vào cháy lá, cháy rễ cây lụi tàn dần. Không còn sử dụng được. Nước giếng ở các vùng Hóc Môn, Củ Chi nguồn nước không bị nhiễm phèn tưới vào cây trồng, cây phát triển rất tốt kiểng lá và nuôi trồng hoa lan. Vùng Quận 12, Bình chánh có nơi độ phèn hơn 9 (xanh dương ) nước quá cứng không tốt cho cây phát triển.
Phải dùng nhiều bể lắng, lọc nhiều lần để giảm bớt lượng sắt ở trong nước và để ngày hôm sau tưới thì tốt hơn. pH test là thang màu chuẩn từ 4,5 đến 10. Nước tưới cho cây trồng từ 5,5 đến 7 cây trồng phát triển tốt. Về phân bón cần lượng phân chuồng rất nhiều có thể thay thế bằng phân dynamic và phân NPK để lá giữ màu xanh, tươi tốt. Muốn cho bụi phát nhiều chồi sử dụng phân bón lá 30-10-10 để Thiên Môn ra nhiều chồi, sau vài tuần sự dụng thêm lân để cây thêm xanh tốt, tiếp theo dùng thêm phân hữu cơ, phân bò ngâm tưới hoặc khô bỏ vào chậu, hoặc dynamic cũng được. Chú ý không nên tưới đậm đặc làm hư bộ rễ, thiên môn sẽ bị còi và rớt lá lã tả (gọi là bội thực phân bón) Chăm sóc Không để cỏ dại mọc nhiều trong chậu sẽ hút bớt phần dinh dưỡng nuôi cây .
Làm sạch cỏ chung quanh hạn chế được sâu bệnh phá hại. Phòng trừ sâu bệnh Thiên môn đông ít sâu bệnh phá hại nhưng phải xịt phòng ngừa, và bỏ ít thời gian bắt sâu vì có loại sâu kháng thuốc xịt xong nó chui trốn xuống đất, sau đó bò lên cắn phá. Thời gian sâu cắn phá vào buổi chiều, nên đi kiếm bắt bằng tay. Trời mưa nhiều cây thường bị ủng đọt, mùa nắng cây bị bọ trĩ hút khô đọt,làm cho cành lá không thu hoạch được, sử dụng thuốc Shepa, hoặc vibamec thuốc trừ sâu sinh học ít độc hại cho người và động vật. Trồng Thiên môn khoảng từ 3 tháng đến 6 tháng, đến thời kỳ thu hoạch. Những lá gốc đầu tiên bỏ, chọn những nhánh có nhiều lá xum xuê, xanh và bóng mượt thu hoạch.
Hoa màu trắng, hoa mọc ra ở những nách lá ra. Sau đó nó đậu quả, quả màu xanh, đến lúc chín quả màu đỏ. Cách trồng cây Thiên Môn Đông theo những nhà vườn ở Quận 12, Phường An Phú Đông, Thạnh Lộc…. Cây Thiên Môn chịu được áng sáng nhưng không quá nắng, cây bụi Thiên Môn đến khi thu hoạch không được xanh và bóng mượt. Thường những nhà vườn ở đây trồng dưới bóng râm của tán cau, tán xoài nhưng không quá rập, cây ốm tong teo không đẹp. Con giống Nhân giống bằng hạt tỷ lệ nẩy mầm rất thấp, lâu thu hoạch Nhân giống bằng cách tách bụi: chọn những bụi thiên môn to, có mang nhiều nhánh, mang ra tách làm nhiều bụi nhỏ và không bị sâu bệnh để làm giống .
Ở những vùng đất trũng như An Phú Đông, Thạnh Xuân, Thạnh Lộc. Trúc Thiên Môn trồng trong chậu có phân, tro trộn chung. Đổ phân tro vào hơn nữa chậu rồi đặc bụi thiên môn vào và phủ thêm lớp nữa. Đến ngày thứ hai mới tưới nước giữ ẩm. Ở các vùng trồng hoa như Sa Đéc, Cái Mơn họ tách bụi ra giâm vào trong bóng râm hoặc nhà lưới. Rồi một thời gian sau, bén rễ họ cho vào giỏ tre, phân phướng đầy đủ cây phát triển rất lẹ, chỉ sau vài tháng là có những bụi Thiên môn xum xuê lá. Cây bụi Thiên môn đông trồng được nhiều loại đất, nhưng chú ý khi vào chậu đất và phân thoáng trách để úng cây.
Cây trúc thiên môn trồng được trồng quanh năm, nhưng thời điểm tốt là vào đầu mùa mưa. Khoảng cách giữa các cây là khoảng 25cm -30cm Giữa các chậu với nhau khoảng 30 cm Nước tưới cho cây Có nhiều nguồn nước như Nước máy phải cho vào hồ chứa ít nhất 1- 2 ngày mới tưới, để giảm bớt lượng clo trách cháy lá không thu hoạch. Nước sông tốt tưới vào tốt cho cây sự dụng ít phân bón hơn, nhưng ở vùng quận 12 nước đã bị ô nhiễm nước đen xì xì , tưới vào cháy lá, cháy rễ cây lụi tàn dần. Không còn sử dụng được. Nước giếng ở các vùng Hóc Môn, Củ Chi nguồn nước không bị nhiễm phèn tưới vào cây trồng, cây phát triển rất tốt kiểng lá và nuôi trồng hoa lan. Vùng Quận 12, Bình chánh có nơi độ phèn hơn 9 (xanh dương ) nước quá cứng không tốt cho cây phát triển.
Phải dùng nhiều bể lắng, lọc nhiều lần để giảm bớt lượng sắt ở trong nước và để ngày hôm sau tưới thì tốt hơn. pH test là thang màu chuẩn từ 4,5 đến 10. Nước tưới cho cây trồng từ 5,5 đến 7 cây trồng phát triển tốt. Về phân bón cần lượng phân chuồng rất nhiều có thể thay thế bằng phân dynamic và phân NPK để lá giữ màu xanh, tươi tốt. Muốn cho bụi phát nhiều chồi sử dụng phân bón lá 30-10-10 để Thiên Môn ra nhiều chồi, sau vài tuần sự dụng thêm lân để cây thêm xanh tốt, tiếp theo dùng thêm phân hữu cơ, phân bò ngâm tưới hoặc khô bỏ vào chậu, hoặc dynamic cũng được. Chú ý không nên tưới đậm đặc làm hư bộ rễ, thiên môn sẽ bị còi và rớt lá lã tả (gọi là bội thực phân bón) Chăm sóc Không để cỏ dại mọc nhiều trong chậu sẽ hút bớt phần dinh dưỡng nuôi cây .
Làm sạch cỏ chung quanh hạn chế được sâu bệnh phá hại. Phòng trừ sâu bệnh Thiên môn đông ít sâu bệnh phá hại nhưng phải xịt phòng ngừa, và bỏ ít thời gian bắt sâu vì có loại sâu kháng thuốc xịt xong nó chui trốn xuống đất, sau đó bò lên cắn phá. Thời gian sâu cắn phá vào buổi chiều, nên đi kiếm bắt bằng tay. Trời mưa nhiều cây thường bị ủng đọt, mùa nắng cây bị bọ trĩ hút khô đọt,làm cho cành lá không thu hoạch được, sử dụng thuốc Shepa, hoặc vibamec thuốc trừ sâu sinh học ít độc hại cho người và động vật. Trồng Thiên môn khoảng từ 3 tháng đến 6 tháng, đến thời kỳ thu hoạch. Những lá gốc đầu tiên bỏ, chọn những nhánh có nhiều lá xum xuê, xanh và bóng mượt thu hoạch.
- Nhận đường liên kết
- X
- Ứng dụng khác
- Nhận đường liên kết
- X
- Ứng dụng khác
Nhận xét
Đăng nhận xét