Chuyển đến nội dung chính

Cây Óc chó – Cây Hồ đào (Juglans regia L.)

Hồ đào hay Hạch đào có tên khoa học là Juglans regia, họ Hồ đào Juglandaceae.
Là loại cây sống lâu năm, có thể cao tới 20m, lá kép lông chim lẻ, thường có từ 7 – 9 lá chét, mép nguyên, không cuống, hình trứng thuôn, khi vò ra có mùi hăng đặc biệt.
Hoa đơn tính cùng gốc họp thành đuôi sóc. Quả hạch, bọc trong một lớp vỏ nạc, khi chín không nứt, hạch rất cứng màu vàng, trong có chứa hạt rất nhiều dầu.
Cây này nguồn gốc ở Địa Trung Hải. Ở Việt Nam, cây được trồng ở một số vùng biên giới như Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng. Cây Hồ đào cho ta những vị thuốc sau đây:
Nguồn ảnh: Dreamstime.com
Bộ phận dùng
Lá còn gọi là Hồ đào diệp; Vỏ quả còn gọi là Hồ đào xác, Thanh long y; Hạt còn vỏ cứng còn gọi là Hạch đào; Màng mềm giữa vỏ và nhân hạt còn gọi là Phân tâm mộc; Nhân hạt còn gọi là Hồ đào nhân, Hạnh đào nhân.
A –  Lá Hồ đào
- Thành phần: tannin, acid ellagic, juglon (naphtoquinol), juglanin và tinh dầu.
- Tính chất: tannin và naphtoquinol có tính kháng khuẩn. Acid ellagic có tính chống oxy-hoá yếu. Lá có tính giãn mạch.
- Công dụng: nước sắc uống làm thuốc bổ, lọc máu; dùng nhiều có tính sáp trường (trị tiêu chảy). Ngậm trong miệng để trị lở miệng, hôi miệng. Vôi ngoài da trị mụn nhọt, rưả vết thương, rửa âm đạo do tính kháng khuẩn và kháng nấm. Phụ nữ cho con bú tránh dùng (vì tắt sữa).
B – Vỏ quả
- Vỏ quả có khả năng chống khối u. (Huang KC. The Pharmacol of Chin herbs 1999) Mới có kết quả trong phòng thí nghiệm, chưa ứng dụng lâm sàng.
C – Phân tâm mộc
- Phân tâm mộc có tác dụng như lá nhưng yếu hơn
D – Hồ đào nhân
- Xin đừng nhầm với Đào nhân (Prunus persica) hoặc Hạnh đào, tính chất trị liệu hoàn toàn khác. 100g Hồ đào nhân sinh 642 calori, có 14g protein, 62g chất béo. Nếu tính ra calori, 8% do chất béo bão hoà, 55% do chất béo chưa no nhiều nối đôi, 20% do chất béo một nối đôi. Như vậy chất béo cuả Hồ đào nhân tương đối tốt, gần bằng dầu hướng dương. Hồ đào nhân có juglone và juglanin.
- Hồ đào nhân có vị ngọt, tính ôn. Làm thuốc bổ nhưng dùng nhiều có độc, do đó không dùng mình nó mà thường phối hợp với các vị thuốc khác.
- Bổ thận nên dùng để ôn thận, sáp tinh, trị đau lưng mỏi gối.
Một số món ăn chữa bệnh từ Hồ đào:
1. Chè Hồ đào nấu gồm Câu Kỷ, Hạt Sen, Củ Sen, Đại Táo. Chè này bổ thận sáp tinh, chống di hoạt tinh. Những người ho sặc, ăn uống dễ bị sặc hãy ăn chè này.
- Ích mệnh môn nên tăng sức, chống mỏi mệt, chữa hư hàn, hen suyễn.
2. Chè Hồ đào nấu gồm Hồ Đào Nhân, Hạnh Nhân, Gừng, Mật Ong. Trị ho, ho sặc, ho từng cơn, đờm loãng. Giải phương như sau:
- Hồ đào nhân ôn phế thận; Hạnh nhân thông phế, tiêu đờm; Gừng hành khí hoạt huyết, tiêu đờm; Mật ong và đường hiệp đồng với Hồ đào nhân bổ tỳ
- Ích Tam tiêu nên tiêu đờm, thông tiểu.
- Bổ can tỳ nên có tính cách bổ dưỡng.
- Cấm kỵ: Tránh dùng nếu không thuộc chứng hư hàn. Phế nhiệt đờm, mệnh môn hoả cấm dùng.
Chú ý: Hồ đào nhân để lâu hoặc nấu nóng quá có mùi ôi khó chịu.
Các bài thuốc ứng dụng có vị hồ đào
1. Làm bền chặt tinh khí: Lúc đói ăn hạt hồ đào còn vỏ vàng.
2. Chữa vô sinh ích mệnh môn hỏa: Hồ đào, bổ cốt khí, bạch tật lê, liên tu, lộc nhung, mạch môn, ba kích thiên, phúc bồn tử, sơn thù du, ngũ vị tử, ngư giao, lượng bằng nhau, tán bột hồ hoàn. Ngày uống 2 lần sáng tối, mỗi lần 12g.
3. Bổ thận làm đen râu tóc: Bổ cốt chỉ sao rượu 160g, đỗ trọng tẩm rượu sao 160g, tỏi to 160g trộn nước gừng sao qua, hồ đào cả vỏ 30 quả, thanh diêm 40g. Tất cả nghiền nhỏ rồi nhào thành cao cho ít mật viên như quả táo ta. Ngày uống 1 viên vào lúc đói với nước muối nhạt.
4. Hồ đào hoàn trị bách bệnh: Bổ huyết, tủy, mạnh gân cốt, sống lâu, sáng mắt, nhuận cơ thể: hồ đào nhục 160g, bột bổ cốt chỉ 160g, đỗ trọng 160g, tỳ giải 160g. Tán nhỏ viên bằng hạt ngô. Mỗi lần uống 50 viên lúc đói với nước muối nhạt.
5. Trị sau đẻ khí suyễn: Hồ đào nhục 16g, nhân sâm 16g, nước vừa đủ sắc còn 1/2, uống lúc sáng sớm.
6. Làm chắc răng, đen tóc: Hồ đào nhân sao qua, xuyên bối mẫu lượng bằng nhau. Tán nhỏ dùng hằng ngày 10 – 15g với nước ấm.
7. Trị băng huyết không ngừng: Hồ đào nhục 50 quả sao tồn tính uống hết 1 lần, cho kết quả tốt.
8. Trị đái buốt, đái có sỏi: Hồ đào nhục 100g, gạo 100g nấu cháo ăn là khỏi.
9. Trị cảm phong hàn người nóng không mồ hôi, đau đầu: Hồ đào nhục, trà búp, hành, gừng sống, lượng bằng nhau, giã dập. Sắc nước uống, đắp chăn ra mồ hôi là khỏi.
10. Trị người già ho suyễn, khí đoản, ngủ không yên: Hồ đào nhục bỏ vỏ 40g, gừng sống 40g, hạnh nhân (bỏ vỏ, đầu nhọn) 40g. Nấu cô thành cao cho mật ong hoàn viên như quả táo ta. Mỗi lần nhai 1 viên, uống với nước gừng.
11. Trị mắt mờ: Đúng giờ ngọ (12 giờ trưa) ăn no quả hồ đào, uống với nước mưa. Đi nằm thấy trong mũi có mùi tanh là đủ.
12. Trị lỵ ra máu không ngừng: Hồ đào nhân 7 quả, chỉ xác 7 quả, bồ kết 1 quả, dùng nồi đất sao tồn tính, rồi nghiền nhỏ, chia 8 lần uống. Tối đi ngủ uống 1 lần, nửa đêm 1 lần, sáng 5 giờ 1 lần. Sắc nước kinh giới uống với thuốc.
13. Trị tâm khí đau gấp: Hồ đào 1 quả (gói giấy nướng chín), táo 1 quả (bỏ hạt), nhai nuốt với nước gừng.
14. Trị tiêu tràng khí thống (đau khí): Hồ đào 1 quả sao cháy nghiền nhỏ, uống với rượu nóng.
15. Trị nhọt sưng, hậu bối, chưa có mủ: Hồ đào 10 quả nướng chín, bỏ vỏ, hoa hòe 40g nghiền nhỏ, trộn đều, uống với rượu nóng.
16. Trị râu không mọc: Hồ đào nhục 1 quả sao tồn tính, mỡ khô 2g nghiền nhỏ. Đun rượu với rau mùi lấy nước uống thuốc.
17. Chữa chốc đầu lâu không khỏi: Hồ đào có vỏ sao tồn tính úp chảo (nồi sao thuốc) xuống đất khử thô, tán nhỏ hòa với dầu vừng hoặc mỡ lợn đắp lên chốc lở.
18. Trị tai điếc, tai chảy nước: Hồ đào nhân sao, nghiền nhỏ, trộn với mật chó, nặn thành thỏi, gói vào bông, nhét vào lỗ tai điếc.
19. Trị ghẻ lở ngứa gãi: Dầu hạt hồ đào 1 quả, hùng hoàng 4g, lá ngải cứu 4g vò nát. Tất cả trộn đều, đắp, phết vào nơi ghẻ.




















Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Phân biệt : khoai nước- khoai sọ - dọc mùng - môn bạc hà - Ráy voi....

KHOAI NƯỚC Khoai nước, Môn nước - Colocasia esculenta Schott,  Chi Colocasia - Khoai nước, Khoai môn,  Họ Araceae - ráy, khoai môn, khoai nước, thiên nam tinh,  bộ Alismatales Trạch tả Mô tả:  Khoai nước và Khoai sọ cùng loài nhưng khác thứ: +   Khoai nước - Colocasia esacuenta Schott  trồng nước + Khoai sọ - Colocasia esacuenta  var.  antiquorum  trồng khô.  Cây thảo mọc hoang và được trồng, có củ ở gốc thân hình khối tròn. Lá có cuống cao đến 0,8m; phiến dạng tim, màu lục sẫm nhiều hay ít, tím hay nâu tuỳ giống trồng, gân nổi rõ. Mo vàng có phần ống xanh, đầu nhọn. Trục bông mo mang hoa đực và hoa cái, hoa cái có bầu nhiều noãn. Quả mọng vàng khi chín to 3-4mm. Nơi mọc:   Loài được trồng nhiều ở nước ta và các xứ nhiệt đới để lấy củ ăn. Công dụng:  Ta thường dùng củ nấu ăn với xôi hay nấu chè, làm bánh. Cuống lá cũng thường dùng làm rau ăn nhưng phải xát hoặc ngâm với muối để khỏi ngứa. Cũng dùng muối dưa ăn. Củ tươ...

Tổng hợp các loại đậu

Các loại quả đậu ăn cả vỏ lẫn ruột khi chưa chín Đậu rồng – Đậu khế – Đậu xương rồng – Đậu cánh – Winged bean – Winged pea – Goa bean – Asparagus pea – Four-angled bean. Đậu rồng  còn gọi là đậu khế hay đậu xương rồng, đậu cánh (danh pháp hai phần: Psophocarpus tetragonolobus) là một loài cây thuộc họ Đậu (Fabaceae)  Đậu que – Green bean – String bean – Snap bean. Đậu que   là một tên gọi thường dùng ở Việt Nam để chỉ các loại đậu có dạng quả có đặc điểm dài và ốm, như: Đậu đũa , tên khoa học  Vigna unguiculata sesquipedalis , một loại đậu thuộc  chi Đậu  ( Vigna ),  họ Đậu . Đậu cô ve , tên khoa học  Phaseolus vulgaris , một loại đậu thuộc  chi Đậu cô ve  ( Phaseolus ),  họ Đậu . Đậu cô ve – Đậu a ri cô ve – French beans, French green beans, French filet bean (english) – Haricots verts (french): được trồng ở Đà Lạt. Đậu que ,  đậu ve  hay  đậu cô ve , còn gọi là: đậu a ri cô ve do biến âm từ  tiếng...

Cơm nguội vàng hay còn gọi là cây sếu, phác, cơm nguội Trung Quốc - Celtis sinensis Pers.

Cơm nguội vàng  hay còn gọi là  cây sếu ,  phác ,  cơm nguội Trung Quốc  (tên khoa học:  Celtis sinensis  Pers., tiếng Trung:  朴树 ) là một loài thực vật thuộc  chi Cơm nguội ,  họ Gai dầu  ( Cannabaceae ). Phân loại khoa học Giới   ( regnum ) Plantae (không phân hạng) Angiospermae (không phân hạng) Eudicots Bộ   ( ordo ) Rosales Họ   ( familia ) Cannabaceae Chi   ( genus ) Celtis Loài   ( species ) C. sinensis Danh pháp hai phần Celtis sinensis Pers. Các danh pháp đồng nghĩa có:  Celtis bodinieri   H. Léveillé ;  C. bungeana  var.  pubipedicella   G. H. Wang ;  C. cercidifolia   C. K. Schneider ;  C. hunanensis   Handel-Mazzetti ;  C. labilis   C. K. Schneider ;  C. nervosa   Hemsley ;  C. tetrandra   Roxburgh  subsp.  sinensis   (Persoon) Y. C. Tang .