Chuyển đến nội dung chính

Trái cây rừng Tây Ninh


Người xưa kể lai,khi chúa Nguyễn Ánh trên đường bôn ba khổ sở gian lai ,phải chạy về rừng Tây Ninh ở ẩn,có lúc hết lương thực,đói khát,phải nhờ trái hồng quân (bồ quân,quần quân) và dòng nước suối Vàng cầm cự.
Trái hồng quân nhỏ như  trái nhãn,khi sống màu xanh,chín màu tím,trước khi ăn phải vò cho mềm thì nó mới ngọt (?).Bây giờ cây hồng quân được người dân mang về trồng trong vườn nên nó còn nhiều
Ngoài ra rừng TN còn có:
-Trái trường : Nhìn bên ngoài hơi giống trái vãi miền Bắc nhưng nhỏ hơn,trái cũng ra thành chùm,vị thường chua ngọt
- Trái trâm bầu (sim, mua ): mọc thành chùm,lớn hơn hạt mồng tơi,ăn vào có vị ngọt nhưng cả cái lưỡi đều nhuộm màu tím sẫm.
- Trái gùi: rừng TN có rất nhiều,có trái vị chua,có trái vị ngọt (có bài ca cải lương nhắc đến nhưng lại là "trái gùi Bến Cát").Trái gùi nhỏ hơn trứng gà so,khi chín có màu vàng,bẻ vỏ mỏng ra bên trong là những muí như  mít.Cây gùi thuộc dạng thân leo và thường mọc ở nơi nhiều kiến,thân cây  bám vào những cây cổ thu cao trong rừng sâu...Vỏ trái gùi nhiều nhưa nên khi xé ra ăn phải cẩn thận và ăn nhiều gùi dễ bị táo bón vì cái hột của nó
- Trái sai: giống như trái trái sai lông của núi rừng miền Trung nhưng nhỏ hơn bên trong lớp cơm màu cà phê sữa là hạt nhỏ màu vàng,người ta chặt cây,bó cành lai từng chùm  đem bán
- Trái mây: là trái của cây mây, nhỏ bằng đầu ngón tay út   mà thân  mây được thành  làm các vật dụng trong nhà.Thân cây mây được tận dụng hết cở nên trái chắc là không ra kịp
- Trái viết : trái lớn có thể bằng đầu ngón tay cái,có hình thoi,hai đầu nhỏ chính giữa lớn,trái sống và chín đều có màu xanh nhưng trái chín nhìn đẹp,da láng,ăn rất ngọt,đó là trái ngon nhất trong các trái cây rừng,bây giờ không thấy
- Trái bứa: vị chua, nhỏ bằng nắm tay trẻ con có múi hơi giống múi mít.Người ta dùng trái ăn sống hay nấu canh chua
-Trái cò-ke: tròn,nhỏ bằng đầu ngón tay út,màu xanh,chín vỏ có màu vàng,toàn xơ  bao một  hạt bên trong nhưng nhấm lâu có vị hơi ngọt,
trái xanh được  làm đạn để bắn bằng giàn thun  hoặc ống thụt (hình kế)là trò chơi mà những bạn  trai U70 ở quê TN có thể không quên.
- trái cám: có da sần giống như cám.Ngoài ra còn có các cây thân thảo,dây leo cho trái như :
- Nhãn lồng: trái tròn nhỏ như sê-ri,có bao ngoài 1 lớp như lưới,bên trong có hạt nhỏ ăn chua chua.....cành lá cây nầy dùng làm thuốc nam trị tim,nhãn lồng còn có tên gọi chùm bao.Bạn vói chùm bao hay nhãn lồng là trái thù lù,có lẽ do hình dáng nó
- Trái chùm đuông : nhỏ như hạt mồng tơi,mọc thành từng chùm,hột to,chín da màu tím,ăn vào vị ngọt nhưng răng và lưỡi  nhuộm  màu tím xanh
- Chùm moi: trái nhỏ,có từng chùm giống  như chùm đuông.Bây giờ không thấy
- Cà na : mọc vùng  đầm lầy có nước đọng ,trái nhỏ hơn như táo tàu khô ,ăn có vị chua và chát có hạt nhỏ bên trong như hạt măng cầu, ăn phải châm muối ớt nhưng .có người nói người ta chế biến cà na bằng cách ngâm muối hay ngào đường
Trong rừng , mọc sâu hơn dưới đất là một loại củ,trông giống khoai mỡ nhưng ăn không ngon bằng, đó là củ nần,vào 1975,người ta đã đào được củ nần nặng hơn 10 kg
...Vào những năm đói kém,người nghèo dùng củ nầy thay cơm nhưng phải bào ra, lấy bột ,tẻ nước nhiều lần...nếu không ăn vào bị say
Ngày nay,những cây  rừng  thân mộc như : viết,cám,sai,trường có thân gỗ to,khi lấy trái người ta  thường đốn luôn cây nên  cây cũng mất gốc và giống ...thật đáng buồn biết bao nhiêu...
Ước gì những loại cây nầy được bảo tồn để cho thế hệ sau biết được sự phong phú đa dạng của rừng Tây Ninh xưa
Ngô Huệ

Nhận xét

  1. quả nhãn lồng, ngoài Bắc gọi là quả lạc tiên - được dùng để sản xuât thuốc an thần- CAO LẠC TIÊN

    Trả lờiXóa

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Phân biệt : khoai nước- khoai sọ - dọc mùng - môn bạc hà - Ráy voi....

KHOAI NƯỚC Khoai nước, Môn nước - Colocasia esculenta Schott,  Chi Colocasia - Khoai nước, Khoai môn,  Họ Araceae - ráy, khoai môn, khoai nước, thiên nam tinh,  bộ Alismatales Trạch tả Mô tả:  Khoai nước và Khoai sọ cùng loài nhưng khác thứ: +   Khoai nước - Colocasia esacuenta Schott  trồng nước + Khoai sọ - Colocasia esacuenta  var.  antiquorum  trồng khô.  Cây thảo mọc hoang và được trồng, có củ ở gốc thân hình khối tròn. Lá có cuống cao đến 0,8m; phiến dạng tim, màu lục sẫm nhiều hay ít, tím hay nâu tuỳ giống trồng, gân nổi rõ. Mo vàng có phần ống xanh, đầu nhọn. Trục bông mo mang hoa đực và hoa cái, hoa cái có bầu nhiều noãn. Quả mọng vàng khi chín to 3-4mm. Nơi mọc:   Loài được trồng nhiều ở nước ta và các xứ nhiệt đới để lấy củ ăn. Công dụng:  Ta thường dùng củ nấu ăn với xôi hay nấu chè, làm bánh. Cuống lá cũng thường dùng làm rau ăn nhưng phải xát hoặc ngâm với muối để khỏi ngứa. Cũng dùng muối dưa ăn. Củ tươ...

Tổng hợp các loại đậu

Các loại quả đậu ăn cả vỏ lẫn ruột khi chưa chín Đậu rồng – Đậu khế – Đậu xương rồng – Đậu cánh – Winged bean – Winged pea – Goa bean – Asparagus pea – Four-angled bean. Đậu rồng  còn gọi là đậu khế hay đậu xương rồng, đậu cánh (danh pháp hai phần: Psophocarpus tetragonolobus) là một loài cây thuộc họ Đậu (Fabaceae)  Đậu que – Green bean – String bean – Snap bean. Đậu que   là một tên gọi thường dùng ở Việt Nam để chỉ các loại đậu có dạng quả có đặc điểm dài và ốm, như: Đậu đũa , tên khoa học  Vigna unguiculata sesquipedalis , một loại đậu thuộc  chi Đậu  ( Vigna ),  họ Đậu . Đậu cô ve , tên khoa học  Phaseolus vulgaris , một loại đậu thuộc  chi Đậu cô ve  ( Phaseolus ),  họ Đậu . Đậu cô ve – Đậu a ri cô ve – French beans, French green beans, French filet bean (english) – Haricots verts (french): được trồng ở Đà Lạt. Đậu que ,  đậu ve  hay  đậu cô ve , còn gọi là: đậu a ri cô ve do biến âm từ  tiếng...

Cơm nguội vàng hay còn gọi là cây sếu, phác, cơm nguội Trung Quốc - Celtis sinensis Pers.

Cơm nguội vàng  hay còn gọi là  cây sếu ,  phác ,  cơm nguội Trung Quốc  (tên khoa học:  Celtis sinensis  Pers., tiếng Trung:  朴树 ) là một loài thực vật thuộc  chi Cơm nguội ,  họ Gai dầu  ( Cannabaceae ). Phân loại khoa học Giới   ( regnum ) Plantae (không phân hạng) Angiospermae (không phân hạng) Eudicots Bộ   ( ordo ) Rosales Họ   ( familia ) Cannabaceae Chi   ( genus ) Celtis Loài   ( species ) C. sinensis Danh pháp hai phần Celtis sinensis Pers. Các danh pháp đồng nghĩa có:  Celtis bodinieri   H. Léveillé ;  C. bungeana  var.  pubipedicella   G. H. Wang ;  C. cercidifolia   C. K. Schneider ;  C. hunanensis   Handel-Mazzetti ;  C. labilis   C. K. Schneider ;  C. nervosa   Hemsley ;  C. tetrandra   Roxburgh  subsp.  sinensis   (Persoon) Y. C. Tang .