ĐỌT CHOẠI
Dây choại
Đọt choại
Rau đọt choại
-Tên gọi khác: Ray chạy, rau choại, đọt chạy, đọt choại, dây choại, rau tàu bay
-Tên tiếng Anh: Polybody plant, Rockcap fern, Epiphytic fern, Rhizome long-creeping.
-Tên khoa học: Stenochlaena palustris (Burm. f.) Bedd.
-Tên đồng nghĩa: Polypodium palustre Burm. f.
Phân loại khoa học
Thực vật (Plantae)
| |
Dương xỉ (Pteridophyta)
| |
Dương xỉ (Blechnales)
| |
Họ (family):
| |
Chi (genus):
|
Dây choại (Stenochlaena)
|
Loài (species):
|
Dây choại: Stenochlaena palustris
|
Cây Rau choại thuộc:
-Bộ Dương xỉ (Blechnales), có 7 Họ với khoảng 7.500 loài.
-Chi Dây choại (Stenochlaena) với khoảng 75-100 loài.
-Loài Dây choại: Stenochlaena palustris (Burm. f.) Bedd.
Phân bố
Chi Rau choại có nguồn gốc từ Ấn Độ, phân bố rộng ở Nam Á (Ấn Độ), Đông Nam Á (Thái Lan, Việt Nam , Lào, Campuchia, Mã Lai, Indonesia ), Trung Quốc (Quảng Đông, Hải Nam , Vân Nam ), Australia và đảo Samoa (Nam Thái Bình Dương).
Rau choại là loài thực vật thân thảo dây leo sống hoang dại trong rừng ẩm nhiệt đới (với độ cao đến 400 m) và vùng ven sông rạch nước ngọt, nước lợ và nước mặn có dao động thủy triều.
Ở Việt Nam dây choại có nhiều ở vùng Đồng Tháp Mười, Cà Mau, Hậu Giang, Rạch Giá.
Cho đến hiện nay không có tài liệu nói nơi nào trên thế giới đã trồng loài cây này!
Mô tả
Dương xỉ thuộc Ngành thực vật không có hoa thật. Việc sinh sản hữu tính nhờ vào các bào tử phát triển ở mặt dưới lá sinh sản.
Vòng đời của các cây thuộc Bộ dương xỉ (Blechnales) nói chung và Họ Dây choại (Blechnaceae) nói riêng có các đặc điểm như sau:
1-Pha thể bào tử (lưỡng bội) sinh ra các bào tử đơn bội nhờ phân bào giảm nhiễm.
2-Bào tử phát triển nhờ phân bào có tơ thành thể giao tử, thông thường bao gồm một nguyên tản có khả năng quang hợp.
3-Thể giao tử sinh ra các giao tử (thường bao gồm cả tinh trùng và trứng trên cùng một nguyên tản) nhờ phân bào có tơ.
4-Tinh trùng linh động, có tiên mao (lông roi) thụ tinh cho trứng vẫn còn gắn chặt với nguyên tản.
5-Trứng đã thụ tinh là hợp tử lưỡng bội và phát triển nhờ phân bào có tơ thành thể bào tử (cây "dương xỉ" điển hình mà chúng ta vẫn thấy.
Với dây choại (Stenochlaena palustris) có đặc điểm mô tả như sau:
+Thân: Có hai đạng thân:
-Thân ngầm: Như dạng củ, mọc ngầm trong đất. Chính thân ngầm là nơi sản sinh các non từ gốc. Loại chồi này là hình thức chủ yếu trong một bụi dây choại.
-Thân khí sinh: Là loại chồi mọc từ thân ngầm và phát triển thành dây leo thân thảo. Loài dây này ít khi phân nhánh trên thân leo. Trong kinh nghiệm dân gian muốn cây mọc nhánh mới phải đập dập nát phần ngọn hay phần phía cuối đoạn dây bị cắt.
Thân dây leo có khả năng leo leo (hoặc bò) rất xa, dài tới 15-20 m, thân có vẩy hơi thưa, xếp lợp. Đọt non (mọc từ gốc) có dạng uốn cong và cuộn chặt nhiều vòng, thân bên dưới cuộn xoắn mềm và dài tới 40-50 cm, chính đọt non mọc từ gốc mới có giá trị làm rau ngon nhất, khi đọt non phát triển các vòng tháo dần ra, phần thân già hóa xơ và rất bền chắc.
-Thân ngầm: Như dạng củ, mọc ngầm trong đất. Chính thân ngầm là nơi sản sinh các non từ gốc. Loại chồi này là hình thức chủ yếu trong một bụi dây choại.
-Thân khí sinh: Là loại chồi mọc từ thân ngầm và phát triển thành dây leo thân thảo. Loài dây này ít khi phân nhánh trên thân leo. Trong kinh nghiệm dân gian muốn cây mọc nhánh mới phải đập dập nát phần ngọn hay phần phía cuối đoạn dây bị cắt.
Thân dây leo có khả năng leo leo (hoặc bò) rất xa, dài tới 15-20 m, thân có vẩy hơi thưa, xếp lợp. Đọt non (mọc từ gốc) có dạng uốn cong và cuộn chặt nhiều vòng, thân bên dưới cuộn xoắn mềm và dài tới 40-50 cm, chính đọt non mọc từ gốc mới có giá trị làm rau ngon nhất, khi đọt non phát triển các vòng tháo dần ra, phần thân già hóa xơ và rất bền chắc.
+Lá: Lá kép lông chim, mọc so le cách quãng nhau, cuống dài 7-20cm, gân lá chính dài 30-50cm, mổi bên có khoảng 15 lá kép xếp hàng răng lượt giống như lá dừa, phiến lá chét dài 10-15 cm, rộng 3 cm. Khi mới mọc lá cũng uốn cong nhiều vòng sau đó thẳng dần từ gốc lá. Sự bung ra của lá như vậy gọi là kiểu xếp lá hình thoa.
Lá được chia ra thành ba loại:
-Lá dinh dưỡng (Trophophyll): Là lá không sinh ra bào tử, vì thế nó chỉ sản xuất các chất đường nhờ quang hợp. Nó tương tự như các lá xanh điển hình của thực vật có hoa.
-Lá sinh sản hay lá bào tử (Sporophyll): Lá này sinh ra bào tử màu vàng nâu ở mặt dươi phiến lá. Loại lá này có chức năng tương tự như các vảy của nón thông ở thực vật hạt trần hay như nhị và nhụy ở thực vật hạt kín. Tuy nhiên, không gióng như thực vật có hoa, các lá bào tử của dương xỉ thông thường không chuyên biệt hóa, trông tương tự như các lá dinh dưỡng và cũng sản xuất các chất đường bột nhờ quang hợp, giống như các lá dinh dưỡng.
-Lá sinh sản đặc biệt (Brophophyll): Lá có kích thước khá lớn so với lá sinh sản và lá bình thường, nó sinh ra một lượng lớn bất thường các bào tử. Hình dạng của nó cũng giống như các lá dinh dưỡng.
Thể giao tử của dương xỉ lại rất khác biệt với các thể giao tử của thực vật có hạt. Chúng thông thường bao gồm:
Nguyên tản có cấu trúc màu xanh lục, có khả năng quang hợp, dày một lớp tế bào, thường có dạng hình tim hay hình thận, dài 3–10 mm và rộng 2–8 mm. Nguyên tản sinh ra các thể giao tử nhờ:
-Các túi đực: Các cấu trúc nhỏ hình cầu sinh ra tinh trùng có tiên mao.
-Các túi noãn: Cấu trúc hình bình thót cổ sinh ra một trứng ở đáy, và tinh trùng tiến tới được chỗ đó bằng cách chui qua cổ.
+Rễ: Có cấu trúc không quang hợp mọc ngầm dưới đất, có chức năng hút nước và các chất dinh dưỡng từ trong đất. Chúng luôn luôn là rễ chùm và về cấu trúc thì tương tự như rễ của thực vật có hạt.
Các rễ giả: Các cấu trúc tương tự như rễ (không phải rễ thật sự) bao gồm các tế bào đơn lẻ thuôn cực dài, có khả năng hút nước và các khoáng chất trên toàn bộ bề mặt cấu trúc này. Các rễ giả cũng có tác dụng neo thân vào vật bám hay trong đất.
Thành phần hóa học
Tác giả chưa tìm được tài liệu về thành phần hóa học của rau choại. Nếu đọc giả có nguồn tài liệu về thành phần hóa học của đọt choại xin vui lòng giúp đở, gởi về địa chỉ e-mail hodinhhai@gmail.com
Công dụng
a-Lá và đọt non dây choại dùng làm rau
Ở nhiều nước Châu Á lá và đọt non dây choại được dùng làm rau.
Có nhiều cách chế biến đọt và lá choại non:
-Dùng làm rau sống: Các chồi non ăn được và dùng trộn giấm (hơi nhớt), ít được ưa chuộng.
-Luộc: Là cách chế biến đơn giản nhất ở các nước Đông Nam Á.
Có khi hái rau choại về luộc chấm mắm cá cơm pha thêm tỏi với ớt bằm. Vị cay của ớt cùng vị mặn nồng của mắm cá cơm cùng vị chát chát của rau chạy tạo một cảm giác ngon lành. Đây là món ăn phổ biến ở Miền tây Nam Bộ.
-Xào: Là cách chế biến phổ biến nhất.
Món đọt choại xào thịt bò:
Công đoạn xào nấu: Vài tép tỏi đập dập. Thịt bò thái mỏng. Mùi tỏi xào thơm nức bốc lên quyện với mùi thịt bò ngầy ngậy. Muốn thấm đẫm vị béo ngọt của gia vị vào hương vị hoang dã của rau choại, phải xào riêng mớ rau choại trong chiếc chảo khác. Khi cọng rau choại chín tới đâu bỗng thoắt từ màu xanh tím chuyển sang màu đọt chuối. Cọng rau vừa chín tới vì thế có màu bắt mắt hơn lúc còn tươi rất nhiều. Chỉ nên xào vừa chín tới để giữ nguyên độ giòn tan của rau choại như xào rau muống vậy.
Đọt choại xào thịt bò
Đọt choại xào tép:
Trước hết, đọt choại hái về, lặt lấy phần non rửa sạch, để ráo. Cho một ít muối bọt vào nồi cùng với nước lã nấu sôi, rồi thả đọt choại vào trụng nhanh. Lấy đọt choại ra cho vào thau nước lạnh (có pha nước đá) để tăng độ giòn, vớt ra, để ráo. Tiếp đến, bắc chảo lên bếp, phi mỡ tỏi thơm rồi cho tép (đã làm sạch) cùng với gia vị (bột nêm) vào xào chín. Cuối cùng, cho đọt choại (đã trụng sơ) vào. Dùng xạng đảo qua, đảo lại nhiều lần khi thấy đọt choại chín, nhắc xuống, múc ra dĩa. Nhớ thêm một ít hành lá xắt nhuyễn và một ít tiêu xay, và làm thêm một chén nước mắm chanh, tỏi ớt là xong!...
-Nấu canh, nhúng lẩu: Là cách thịnh hành nhất hiện nay (là rau rừng cao cấp và hiếm).
Canh chua rau choại cũng là một món đặc sản của vùng Đồng Tháp Mười. Loại rau mà có phèn vàng mặt nước vẫn nhởn nhơ lớn lên từng ngày. Vị nhớt cùng vị chát chát, bùi bùi của rau chạy nhà quê hiếm có loại rau trồng nào có được.
Ở Thái Lan đọt choại được nấu chung với cà ri, n61u canh hổ hợp và đặc biệt dùng nhúng trong lẩu ngọt và lẩu chua Thái.
Ở Sarawak (trên đảo Borneo-Malaysia) nơi có nhiều dây choại, chúng thường được luộc để ăn kèm với mắm tôm.
Ở Indonesia người ta cũng ăn rau này, đặc biệt là ở các tỉnh Kalimantan Trung và Kalimantan Nam. Ở đó người ta gọi rau này là "kalakai", rau này quý hiến và được chế thành nhiều món ăn như luộc, xào, nấu canh…
Rau choại trong văn chương bình dân:
"Rủ nhau lên đất bảy làng
Hái rau choại chột, nhổ bàng về đương
Choại chột thì chấm nước tương
Bàng thì đương nóp người thương tôi nằm."
Cao dao vùng Đồng Tháp Mười
b-Dùng làm dây bện, dây thừng
Thân dây choại rất dài (10-20 m) rất dai và bền, chịu dược lâu trong nước nên được dùng làm dây bện đăng, nò, lộp đánh cá và dây thừng chịu mặn.
c-Các bộ phận của dây choại dùng làm thuốc
Bộ phận dùng: Thân dây -Thu hái dây lá quanh năm, thường dùng tươi.
Ở Indonesia, nhất là các tỉnh Kalimantan Trung và Kalimantan Nam, gười dân tại các nơi đó tin là loại rau này tốt cho sức khoẻ, đặt biệt là cung cấp nguồn chất sắt, và trị được các bệnh về da, sốt rét, sốt và duy trì tuổi thanh xuân.
Ở Malaixia, người ta dùng nước sắc của cây và dịch của nó để uống trị các cơn sốt, nước hãm cây dùng đắp vào đầu để hạ nhiệt, làm mát.
Nhận xét
Đăng nhận xét