Chuyển đến nội dung chính

DÂY CỨT QUẠ- Gymnopetalum integrifolium (Roxb.) Kurz

DÂY CỨT QUẠ

                                                              

Dây cứt quạ lá nguyên
-Tên gọi khác: Dây cứt quạ lá nguyên, Mướp đất, Khổ qua rừng.
-Tên tiếng Anh:
-Tên khoa học: Gymnopetalum integrifolium (Roxb.) Kurz
-Tên đồng nghĩa:
Cucumis integrifolius Roxb. 1832.
Gymnopetalum weberi (Naud.) Cogn. 1881.
Gymnopetalum monoicum Gagnep. 1918
-Các loài tương cận:
Dây cứt quạ lá khía: Gymnopetalum cochinchinense (Lour.) Kurz
Dây Cứt quạ quả lớn: Trichosanthes tricuspidata Lour.

Phân loại khoa học


Bộ (ordo):Bầu bí (Cucurbitales)
Họ (familia):Bầu bí (Cucurbitaceae)
Chi (genus):Dây cứt quạ (Gymnopetalum )
Loài (species):Gymnopetalum integrifolium

Trong lịch sử phân loại thực vật, chi Dây cứt quạ (Gymnopetalum) được phân loại tương đối phức tạp do hình thái của các lòi trong chi này biến đổi hình dạng ở các vùng sinh thái khác nhau.
Có ít nhất 20 tên khoa học khác nhau để chỉ một số loài trong chi này, đa số là tên đồng nghĩa khác nhau để chỉ cùng một loài qua các giai đoạn lịch sử khác nhau.
Hiện nay chi Dây cứt quạ được xác định qua kỹ thuật di truyền phân tử gồm có chỉ 4 loài, gồm:
+Loài Dây cứt quạ lá nguyên: Gymnopetalum integrifolium, ngoài các giống (varieties) cũ còn phát hiện thêm 2 giống mới là:
-Giống G.integrifolium var. penicaudii (Gagnep.) WJ de Wilde & Duyfjes (mới phát hiện tại Trung Quốc).
-Giống G. integrifolium var. pectinatum WJ de Wilde & Duyfjes (mới phát hiện tại Đông Java). 
+Loài Dây cứt quạ lá khía: Gymnopetalum cochinchinense (Lour.) Kurz
+Loài Dây Cứt quạ quả lớn: Trichosanthes tricuspidata Lour.
+Loài Dây cứt quạ Viển Đông: G. Orientale WJ de Wilde & Duyfjes, mới được phát hiện từ Đông Malesia.

Phân bố

Chi Dây cứt quạ (Gymnopetalum) bao gồm những loài dây leo thân thảo, tiểu mộc và những loài cây nhỏ gần như leo mọc trong những vùng nhiệt đới và bán nhiệt đới trên thế giới. Những dây cứt quạ được dùng cho mục đích y học và chúng có tính chất dược liệu gần giống nhau.
Cây thường mọc trong vùng Ấn Độ, Mả Lai ở những nơi đất hoang, bãi trống và trong những trảng, rừng tái sinh nhất là những nơi mà dân tộc du mục đốt phá san bằng làm rẫy, ở khắp nơi miền nam và trên cao nguyên, từ vùng thấp đến vùng cao 1000 m.
Dây cứt quạ lá nguyên (Gymnopetalum integrifolium) có nguồn gốc từ Trung Quốc.
Dây cứt quạ lá khía (Gymnopetalum cochinchinensis) có nguồn gốc từ Đông Nam Á.
Dây cứt quạ lớn (Trichosanthes tricuspidata) có nguồn gốc từ Trung Quốc.
Trong dân gian tên gọi “Khổ qua rừng” hay “mướp đắng dại” còn để chỉ một vài giống (varieties) của loài Dây cứt quạ lá khía (Gymnopetalum cochinchinense (Lour.) Kurz. Cách gọi này không được chuẩn lắm vì nó lẩn lộn với các loài khổ qua rừng trong chi Mướp đắng (Momordica) khác xa với chi Dây cứt quạ (Gymnopetalum).
Để phân biệt giữa hai Chi này nên tham khảo thêm:
http://vi.wikipedia.org/wiki/Chi_Muop_dang
Chi Cây cứt quạ: Gymnopetalum

Mô tả và công dụng

1-Dây cứt quạ lá nguyên (Gymnopetalum integrifolium): Thân dây leo, có thể đạt chiều dài đến 5 m. Lá mịn, phân thùy không rõ, lá non luộc hoặc nấu canh rau ăn được. Mặt dưới lá có nhiều lông. Quả có dạng hình ellip hoặc hơi tròn, kích thước 4x5 cm, còn non có màu xanh, khi chín có màu vàng cam. Quả không độc nhưng có vị khó ăn.

Dây cứt quạ lá nguyên
a- Lá dây cứt quạ dùng làm rau
Cây cứt quạ mọc ở những nơi đất hoang, ở bãi trống và trong rừng thứ sinh, nhất là ở những chỗ nơi mới đốt rẫy, san bằng, cuốc xới.
Ở Việt nam cây cứt quạ phân bố từ Lạng Sơn cho tới Phú Quốc, từ vùng thấp cho tới vùng cao 1.000m. Thu hái các bộ phận của cây quanh năm; thường dùng tươi.
Lá dùng để làm rau luộc, xào, nấu canh ăn có tác dụng giải nhiệt, bổ dưỡng.
b-Các bộ phận của dây cứt quạ dùng làm thuốc
Tính vị, tác dụng: Cứt quạ có vị đắng, tính lạnh, không độc; có tác dụng trừ nhiệt, giải khát, tiêu độc, thoái ban, trừ phiền, bài nùng, trừ đờm, cắt cơn ho.
2-Dây cứt quạ lá khía (Gymnopetalum cochinchinensis): Cây thảo mảnh, mọc bò, phân nhánh nhiều, dài 1-2m . Lá hình 5 cạnh, dạng tim ở gốc, mép lượn sóng thành răng, dài 4-6cm, rộng 3-5cm, có khi với 3 thuỳ ngắn hình tam giác, có lông hơi ráp; cuống lá có lông rậm dài 3-4cm, tua cuốn đơn. Cụm hoa đực từng đôi ở mỗi nách lá, cái thì chỉ có 1 hoa, cái kia 3-8 hoa có cuống; hoa cái đơn độc. Quả đỏ, dạng bầu dục, thon hẹp ở gốc, có mũi, với 10 cạnh, dài 5cm , rộng 2,5-3cm. Hạt nhiều, màu nâu, hình bầu dục.

Dây cứt quạ lá khía
a-Thực phẩm và biến chế
Người ta dùng đọt dây cứt quạ để luộc ăn như tất cả các dây leo thuộc họ Cucurbitaceae  khác.
b-Công dụng dược liệu
+Công dụng, chỉ định và phối hợp: Nhân dân dùng cành lá làm rau luộc ăn hay nấu canh. Lá cũng làm mồi câu cá mè Vinh. Tại Minh Hải, người ta chế ra thuốc trấn ban cho phụ nữ trong thời kỳ sinh đẻ.
Ở Ấn Độ, người ta dùng toàn cây phối hợp với những vị thuốc khác chế thuốc cho phụ nữ sinh đẻ uống. Rễ giã nát phối hợp với nước ấm dùng xoa xát vào người khi đau mình mẩy và teo chân tay. Quả độc nhưng có thể dùng ăn khi còn non. Nước sắc lá dùng làm thuốc giải độc khi trúng độc và dùng phòng trị uốn ván sau khi bị sẩy thai. Dịch ép của lá dùng chữa viêm mắt. Nước sắc toàn cây dùng uống có tác dụng trừ đờm và cắt cơn ho trong bệnh về phổi.
Ở Lào, người ta dùng lá để duốc cá.
+Những nghiên cứu dược tính : Dây cứt quạ có tác dụng :ức chế sự kết dính những tiểu cầuco thắc cơ trơn.
+Nghiên cứu độc tính :Khi người tiêm dưới da, hay dùng từ chất ly trích đã xấy khô với alcool nước tỹ lệ 1 :1, 10 g / kg. Kết quả quan sát, con chuột không gây ra độc tính nào .
+Đặc tính trị liệu :Theo y học đông phương thì cứt quạ có : vị đắng, tính lạnh, không độc, có tác dụng giải nhiệt, tiêu độc, thoái ban, trừ phiền, trừ đờm, cắt cơn ho.
Ở Ấn Độ, người ta dùng tất cả bộ phận cây và phối hợp với những vị thuốc khác để chế tạo thuốc chữa trị cho phụ nữ sinh đẻ uống.
Rễ giã nát phối hợp pha với nước ấm dùng xoa xát vào người trong trường hợp bị : đau nhức mình mẩy và teo chân tay.
Theo dược điển Thái lan : Đun sôi trái cứt quạ Gymnopétalum cochinchinense, sử dụng nước đã lọc là một dược thảo dùng để chống trong trường hợp : sốt fièvre,
+Dây cứt quạ là một loại dược thảo trị độc :
- Nước đun sôi trái cứt quạ xem như là một nước bổ dưởng, một loại nước bổ dưởng này có vị hơi đắng cho những trái cứt quạ khô. 
- Có tác dụng trung hòa hay vô hiệu hóa những độc tố trong một vài loại trái.
- Với tính chất khử độc của cây nên dây cứt quạ có tác dụng giải độc, làm sạch nước miếng giúp tiêu hóa thức ăn .  
- Trung hòa nước bị nhiễm độc, uống vào trong máu để nuôi da và dưởng da.
Người ta dùng dây cứt quạ để thanh lọc nước giếng.
+Tác dụng chữa trị bệnh đàn bà,  sanh đẻ :
- Chữa trị trong trường hợp hư thai định kỳ, viêm tử cung  (inflammation de l'utérus).
- Là thuốc bổ tử cung sau khi bị sẩy thai và cũng là  một nước thuốc bổ máu có liên quan đến tử cung,
- Dây cứt quạ có tác dụng trung hòa chất độc, tạo yếu tố điều kiện cho bữa ăn ngon miệng,
- Dùng tiêu độc tử cung sau khi sanh đẻ, cần duy trì bổ dưởng gây ăn uống ngon miệng.
- Dây cứt quạ dùng trấn ban cho phụ nữ mới sinh con, cho bệnh tử cung sau khi sanh đẻ thiếu tháng, chữa trị chứng sốt thường có sau khi sanh đẻ (la fièvre de lait).
+Ngoài ra, nước nấu dây cứt quạ còn dùng để trị :
- Lấy lại bữa ăn ngon khi bị bệnh nhân nhiễm cơn sốt, bệnh sốt rét do nước đã bị nhiễm vi trùng,
- Cơn sốt, sốt đi sốt lại không dứt
- Dung dịch nước ép chữa trị đau mắt.
- Người ta dùng rể giả nát pha với nước nóng, xoa xác vào người để : giảm đau nhức, teo chân tay,
+Phương thức sử dụng của y học dân gian :
- Ngâm hay đun trong nước sôi, nước dùng để bổ máu nuôi cơ thể.
- Nấu sắc décoction, nước sắc được dùng để : giải độc và phòng uốn ván khi xảy thai,
Nước nấu  sắc toàn cây dùng : trừ đờm, cắt cơn ho của chứng bệnh phổi,
Và là thuốc chữa trị những chứng sốt fièvre.
+Hiệu quả xấu và rủi ro : Trái cây ăn được khi còn xanh và khi quả chín trở nên độc, không nên ăn
Nguồn: Nguyễn thanh Vân

3-Dây cứt quạ lớn (Trichosanthes tricuspidata): Dây leo cao 5-6m, thân có thể lớn bằng nắm tay, có rãnh nhiều, phân nhánh. Vòi chẻ 2-3. Lá có hình năm góc, hình tim rõ ở gốc, đường kính 10-12cm hay hơn, có 3-5 thuỳ có mũi ở đỉnh, góc phân chia các thuỳ nhọn sắc rõ rệt; hai mặt lá không lông, trừ ở gân mặt dưới; cuống 3-7cm. Hoa khác gốc; hoa đực xếp thành chùm dài 10-20cm, trắng, cao 2-3cm; hoa cái đơn độc trên cuống dài 1cm. Quả hình cầu hay hình trứng, to 6-9cm x 3-6cm, tận cùng là một mũi nhọn tù, màu đỏ điều khi chín, có 10 rãnh ít rõ, thịt vàng vàng. Hạt nhiều, dẹp, xếp ngang, màu hung hung hơi nhăn.

Dây cứt quạ lớn

Quả dây cứt quạ lớn
a-Bộ phận dùng: Rễ, quả.
b-Nơi sống và thu hái: Cây mọc ở ven rừng đồng bằng khắp nước ta tới độ cao 1.000m, từ Lào Cai đến Đồng Nai, và còn gặp ở nhiều nước châu Á (Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ, Malaixia, các nước Đông Dương) và châu Đại Dương.
c-Tính vị, tác dụng: Có tác dụng giảm đau, tiêu viêm, giảm ho.
d-Công dụng, chỉ định và phối hợp: Lá mềm dịu, dùng nấu canh ăn được. Lá cũng được dùng trị ghẻ. Ở Trung Quốc, dân gian dùng quả chữa ho khan, thiên đầu thống, viêm mũi; rễ dùng trị mụn nhọt lở ngứa. Ở Campuchia, người ta dùng thân cây làm thuốc đặc hiệu trị phát ban đậu mùa. Người ta lấy một miếng thân lớn dài vài centimét, cho vào cối giã, thêm nước từ từ vào cho trung hoà các chất chứa trong thân, giã kỹ rồi lọc. Dùng nước lọc này, phối hợp với bột mịn thạch cao và bột gạo với lượng bằng nhau luyện thành bột nhão rồi thêm ít mỡ vào trộn đều, rải bột rây lên trên một tấm vải trắng và sạch sẽ rồi đem bao lấy người bệnh; lúc nào bột khô thì làm lại lần nữa. Khi điều trị như vậy, cho bệnh nhân uống nước thuốc đã chế sẵn gồm một miếng thân cây bằng một lóng tay nghiền sẵn trong nước và lọc qua vải lọc rồi thêm một tí mật trăn. Dùng nước thuốc này uống trong ngày.
Ở Ấn Độ, rễ dùng chữa đau phổi cho gia súc; trộn một phần bằng nhau với rễ Colocynth, giã nát trong cối dùng đắp mụn nhọt; nấu sôi với dầu mù tạc dùng trị đau đầu. Quả dùng chữa bệnh hen suyễn. Dầu thu được khi chưng quả Cứt quạ lớn trong dầu dừa hay dầu gừng dùng đắp vào da đầu trị đau nửa đầu và bệnh trĩ mũi.
Ghi chú: Có tác giả gộp luôn cả loài Qua lâu bao lớn (Qua lâu có lá bắc) - Trichosanthes bracteata Voigt vào loài trên, xem như tên đồng nghĩa. Chúng tôi tách làm hai loài theo Trung Quốc cao đẳng thực vật.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Phân biệt : khoai nước- khoai sọ - dọc mùng - môn bạc hà - Ráy voi....

KHOAI NƯỚC Khoai nước, Môn nước - Colocasia esculenta Schott,  Chi Colocasia - Khoai nước, Khoai môn,  Họ Araceae - ráy, khoai môn, khoai nước, thiên nam tinh,  bộ Alismatales Trạch tả Mô tả:  Khoai nước và Khoai sọ cùng loài nhưng khác thứ: +   Khoai nước - Colocasia esacuenta Schott  trồng nước + Khoai sọ - Colocasia esacuenta  var.  antiquorum  trồng khô.  Cây thảo mọc hoang và được trồng, có củ ở gốc thân hình khối tròn. Lá có cuống cao đến 0,8m; phiến dạng tim, màu lục sẫm nhiều hay ít, tím hay nâu tuỳ giống trồng, gân nổi rõ. Mo vàng có phần ống xanh, đầu nhọn. Trục bông mo mang hoa đực và hoa cái, hoa cái có bầu nhiều noãn. Quả mọng vàng khi chín to 3-4mm. Nơi mọc:   Loài được trồng nhiều ở nước ta và các xứ nhiệt đới để lấy củ ăn. Công dụng:  Ta thường dùng củ nấu ăn với xôi hay nấu chè, làm bánh. Cuống lá cũng thường dùng làm rau ăn nhưng phải xát hoặc ngâm với muối để khỏi ngứa. Cũng dùng muối dưa ăn. Củ tươi giã nhỏ dùng đắp trị mụn nhọt có mủ. Dùng ngoài giã nhỏ t

Tổng hợp các loại đậu

Các loại quả đậu ăn cả vỏ lẫn ruột khi chưa chín Đậu rồng – Đậu khế – Đậu xương rồng – Đậu cánh – Winged bean – Winged pea – Goa bean – Asparagus pea – Four-angled bean. Đậu rồng  còn gọi là đậu khế hay đậu xương rồng, đậu cánh (danh pháp hai phần: Psophocarpus tetragonolobus) là một loài cây thuộc họ Đậu (Fabaceae)  Đậu que – Green bean – String bean – Snap bean. Đậu que   là một tên gọi thường dùng ở Việt Nam để chỉ các loại đậu có dạng quả có đặc điểm dài và ốm, như: Đậu đũa , tên khoa học  Vigna unguiculata sesquipedalis , một loại đậu thuộc  chi Đậu  ( Vigna ),  họ Đậu . Đậu cô ve , tên khoa học  Phaseolus vulgaris , một loại đậu thuộc  chi Đậu cô ve  ( Phaseolus ),  họ Đậu . Đậu cô ve – Đậu a ri cô ve – French beans, French green beans, French filet bean (english) – Haricots verts (french): được trồng ở Đà Lạt. Đậu que ,  đậu ve  hay  đậu cô ve , còn gọi là: đậu a ri cô ve do biến âm từ  tiếng Pháp :  haricot vert , danh pháp khoa học Phaseolus vulgaris , là một giống  đ

Cơm nguội vàng hay còn gọi là cây sếu, phác, cơm nguội Trung Quốc - Celtis sinensis Pers.

Cơm nguội vàng  hay còn gọi là  cây sếu ,  phác ,  cơm nguội Trung Quốc  (tên khoa học:  Celtis sinensis  Pers., tiếng Trung:  朴树 ) là một loài thực vật thuộc  chi Cơm nguội ,  họ Gai dầu  ( Cannabaceae ). Phân loại khoa học Giới   ( regnum ) Plantae (không phân hạng) Angiospermae (không phân hạng) Eudicots Bộ   ( ordo ) Rosales Họ   ( familia ) Cannabaceae Chi   ( genus ) Celtis Loài   ( species ) C. sinensis Danh pháp hai phần Celtis sinensis Pers. Các danh pháp đồng nghĩa có:  Celtis bodinieri   H. Léveillé ;  C. bungeana  var.  pubipedicella   G. H. Wang ;  C. cercidifolia   C. K. Schneider ;  C. hunanensis   Handel-Mazzetti ;  C. labilis   C. K. Schneider ;  C. nervosa   Hemsley ;  C. tetrandra   Roxburgh  subsp.  sinensis   (Persoon) Y. C. Tang .