Chuyển đến nội dung chính

Chi Chrysanthemum

Chrysanthemum (thường gọi là cúc) là một chi thực vật có hoa trong họ Cúc (Asteraceae).[1] Đây là chi bản địa của châu Á và đông bắc châu Âu. Đa số các loài trong chi có nguồn gốc từ Đông Á, trong đó trung tâm đa dạng là Trung Quốc.[2] Có khoảng 40 loài.[2]
Danh pháp "Chrysanthemum" bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp chrysos (nghĩa là "vàng") and anthemon (nghĩa là "hoa").[3] Tên này doCarl von Linné đặt vào năm 1753.[4]
Chrysanthemum đã được trồng tại Trung Quốc từ 1.500 năm trước Công nguyên. Sau nhiều thế kỷ, số lượng giống cây tăng đã lên rất nhiều. Chrysanthemum có nhiều công năng hữu ích cho cuộc sống của con người như làm hoa trang trí, làm thuốc chữa bệnh, làm phong phú cho đời sống ẩm thực và thậm chí là làm thuốc trừ sâu. Chrysanthemum cũng in đậm dấu ấn vào văn hóa của nhiều quốc gia.
Trước đây chi này có nhiều loài hơn bây giờ, nhưng vài thập niên trước người ta đã chia chúng ra thành các chi nhỏ như và xếp các loài được trồng có giá trị kinh tế vào chi Dendranthema. Tên chi là vấn đề gây tranh cãi; vào năm 1999, Hệ thống mã danh pháp quốc tế cho thực vật(International Code of Botanical Nomenclature) chọn loài định danh cho chi này là Chrysanthemum indicum (cúc hoa vàng), trả các loài có giá trị kinh tế về chi Chrysanthemum.
Một số loài trước đây từng thuộc chi Chrysanthemum nhưng đã được dời sang chi Glebionis. Một số chi được chia ra từ Chrysanthemum là:ArgyranthemumLeucanthemopsisLeucanthemumRhodanthemum và Tanacetum.
Chrysanthemum dại là những cây lâu năm hoặc cây bụi dạng thảo mộc. Lá cây xếp xen kẽ, chia thành nhiều lá chét thường có mép hình răng cưa. Cụm hoa phức gồm một dãy đầu hoa hoặc thi thoảng là một đầu hoa đơn độc. Đế hoa được bao phủ bởi các lớp lá bắc. Hoa có một hàng hoa con tia (ray floret) màu trắng, vàng hoặc đỏ; tuy nhiên, người ta đã lai tạo được thành nhiều dãy hoa con tia có màu sắc đa dạng. Hoa con trên đĩa (disc floret) của Chrysanthemum dại có màu vàng. Quả của cây là loại quả bế có gân.[5]
Chrysanthemum được trồng đầu tiên tại Trung Quốc để làm thảo dược từ thế kỷ 15 trước Công nguyên.[4] Ban đầu cây có hoa nhỏ và màu vàng. Sau nhiều thế kỷ gieo trồng, số lượng giống tăng đáng kể. Sách viết về hoa cúc thời nhà Tống ghi chép được 35 giống, đến thời nhà Nguyên đã tăng lên thành 136 giống. Sách Bản thảo cương mục của Lý Thời Trân thời nhà Minh liệt kê hơn 900 giống cúc. Ngày nay có hơn 3.000 giống ở Trung Quốc.[6]
Không rõ từ đâu và từ lúc nào mà giống Chrysanthemum ngoại đã du nhập vào châu Âu. Năm 1764, Hà Lan nhập khẩu giống ngoại nhập đầu tiên từ Nhật Bản. Khoảng 25 năm sau, thuyền trưởng Blanchard mang về Pháp không dưới 1.000 giống.[7] Năm 1798, Đại tá John Stevens nhập Chrysanthemum sinense từ Anh Cách Lan sang trồng tại Hoa Kỳ.[8]
Các giống Chrysanthemum hiện đại có màu sắng đa dạng hơn loài mọc dại; ngoài màu vàng truyền thống thì còn có màu trắng, tím và đỏ. Chi này Chrysanthemum gồm nhiều giống lai.
Chrysanthemum được chia làm hai nhóm cơ bản là nhóm chịu rét trồng vườn và nhóm trưng bày. Nhóm chịu rét còn có khả năng nở nhiều hoa nhỏ mà không cần nhiều sự hỗ trợ kỹ thuật, có thể chịu đựng mưa gió. Nhóm trưng bày thì cần qua đông ở nơi tương đối khô, mát và thỉnh thoảng cần được chiếu sáng vào ban đêm.
Ở một số nơi thuộc châu Á, hoa Chrysanthemum vàng hoặc trắng thuộc loài C. morifolium được đun với nước để tạo thành thứ nước uống vị ngọt, gọi đơn giản là trà hoa cúc (菊花茶, Hán-Việt: Cúc hoa trà). Ở Triều Tiên, rượu gạo vị hoa cúc được gọi là gukhwaju (tiếng Triều Tiên: 국화주, "Cúc hoa tửu").
Lá cây được hấp hoặc luộc để làm rau ăn, đặc biệt là trong ẩm thực Trung Quốc. Hoa có thể thêm vào canh thịt rắn (蛇羹, Hán-Việt: xà canh) để tăng mùi thơm. Ở Việt Nam, người ta dùng tần ô (C. coronarium) để ăn sống, nấu canh hay nhúng lẩu.[9] Ở Nhật Bản, hoa nhỏ được dùng để bày biện cho món sashimi.
Cúc hoa được xem là một vị thuốc. Hai vị thường dùng nhất là cúc hoa trắng và cúc hoa vàng. Theo Tây y, ngoài tinh dầu và nhiều nguyên tố vi lượng, cúc hoa có chứa selen có khả năng khử gốc tự do, chống lão hoá và chứa crom là chất phân giải và bài tiết cholesterol, phòng chống bệnh tim mạch.[10] Theo Đông y, cúc hoa vị ngọt, cay, tác động vào ba đường kinh gồm kinh phếkinh can và kinh thận. Cúc hoa có tác dụng dưỡng âm, ích can, tán phong thấp, thanh đầu mục, giáng hỏa.[10]
Xa xưa, Đông y chủ yếu dùng cúc hoa trắng. Đây là thành phần quan trọng của các bài thuốc "Tang cúc ẩm", "Kỷ cúc địa hoàng hoàn", "Cúc hoa tán",... Chỉ từ nửa cuối thế kỷ 20 thì cúc hoa vàng mới bắt đầu được sử dụng rộng rãi sau khi con người có thêm hiểu biết hóa dược về nó.[11]
  • Cúc hoa trắng (cam cúc, cúc hoa, cam cúc hoa, bạch cúc hoa [cúc hoa trắng], bạch cúc, chân cúc, dược cúc, tiết hoa, kim tinh; danh pháp hai phần: Chrysanthemum morifolium Ramat): được xếp trong nhóm "Thuốc phát tán phong nhiệt". Tuy Chrysanthemum morifolium màu sắc đa dạng nhưng Đông y thường dùng loại hoa trắng. Cúc hoa trắng vị cay, ngọt, đắng, khí hơi lạnh, vào kinh can và kinh phế, có tác dụng tán phong nhiệt, thanh nhiệt giải độc. Nghiên cứu cho thấy cúc hoa trắng làm giãn động mạch vành, tăng độ co bóp và hiệu suất sử dụng ôxy của van tim, hạ huyết áp, ức chế nhiều loại vi khuẩn và nấm da,...[12]
  • Cúc hoa vàng (dã cúc hoa, khổ ý, dã sơn cúc, lộ biên cúc, hoàng cúc tử, dã hoàng cúc, quỷ tử cúc, kim cúc, cúc riềng vàng; danh pháp hai phần: Chrysanthemum indicum L.): được xếp trong nhóm "Thuốc thanh nhiệt giải độc". Cúc hoa vàng có vị đắng, cay, khí hơi lạnh, vào kinh can và kinh tâm, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, chữa eczema, lở loét, mề đay, đau họng, đau đầu chóng mặt. Nghiên cứu cho thấy cúc hoa vàng kháng virus, vi khuẩn, giải nhiệt, tăng cường chức năng đại thực bào, hạ huyết áp,...[13]
Pyrethrum (Chrysanthemum [hoặc Spathipappuscinerariaefolium) là nguyên liệu thiên nhiên quan trọng để pha chế thuốc trừ sâu. Người ta chiết xuất hoạt chất pyrethin trong quả và bán dưới dạng nhựa dầu. Hoạt chất này tác động lên hệ thống thần kinh của côn trùng và ngăn muỗi cái đốt. Ở liều lượng thấp chất này có tác dụng đuổi muỗi. Chất này độc cho cá nhưng ít độc với thú và chim hơn các hóa chất trừ sâu tổng hợp khác. Chất này không bền, có thể bị rữa bởi vi khuẩn hay bị phân hủy dễ dàng khi tiếp xúc với ánh sáng. Các pyrethroid như permethrin là những thuốc trừ sâu tổng hợp dựa trên pyrethrum tự nhiên.
Chi Chrysanthemum gồm các loài:
  1. Chrysanthemum aphrodite
  2. Chrysanthemum arcticum
  3. Chrysanthemum argyrophyllum
  4. Chrysanthemum arisanense
  5. Chrysanthemum boreale
  6. Chrysanthemum chalchingolicum
  7. Chrysanthemum chanetii
  8. Chrysanthemum cinerariaefolium
  9. Chrysanthemum coccineum
  10. Chrysanthemum coronarium
  11. Chrysanthemum crassum
  12. Chrysanthemum Dance
  13. Chrysanthemum DoubleWhite
  14. Chrysanthemum glabriusculum
  15. Chrysanthemum horaimontanum
  16. Chrysanthemum hypargyrum
  17. Chrysanthemum indicum
  18. Chrysanthemum japonense
  19. Chrysanthemum japonicum
  20. Chrysanthemum lavandulifolium
  21. chrysanthemum leucanthemum ( oxeye daisy )
  22. Chrysanthemum mawii
  23. Chrysanthemum maximowiczii
  24. Chrysanthemum mongolicum
  25. Chrysanthemum morifolium
  26. Chrysanthemum morii
  27. Chrysanthemum naktongense
  28. Chrysanthemum okiense
  29. Chrysanthemum oreastrum
  30. Chrysanthemum ornatum
  31. Chrysanthemum pacificum
  32. Chrysanthemum potentilloides
  33. Chrysanthemum rhombifolium
  34. Chrysanthemum sinense
  35. Chrysanthemum shiwogiku
  36. Chrysanthemum sinuatum
  37. Chrysanthemum 'Tiger Tail'
  38. Chrysanthemum vestitum
  39. Chrysanthemum weyrichii
  40. Chrysanthemum yoshinaganthum
  41. Chrysanthemum zawadskii


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Phân biệt : khoai nước- khoai sọ - dọc mùng - môn bạc hà - Ráy voi....

KHOAI NƯỚC Khoai nước, Môn nước - Colocasia esculenta Schott,  Chi Colocasia - Khoai nước, Khoai môn,  Họ Araceae - ráy, khoai môn, khoai nước, thiên nam tinh,  bộ Alismatales Trạch tả Mô tả:  Khoai nước và Khoai sọ cùng loài nhưng khác thứ: +   Khoai nước - Colocasia esacuenta Schott  trồng nước + Khoai sọ - Colocasia esacuenta  var.  antiquorum  trồng khô.  Cây thảo mọc hoang và được trồng, có củ ở gốc thân hình khối tròn. Lá có cuống cao đến 0,8m; phiến dạng tim, màu lục sẫm nhiều hay ít, tím hay nâu tuỳ giống trồng, gân nổi rõ. Mo vàng có phần ống xanh, đầu nhọn. Trục bông mo mang hoa đực và hoa cái, hoa cái có bầu nhiều noãn. Quả mọng vàng khi chín to 3-4mm. Nơi mọc:   Loài được trồng nhiều ở nước ta và các xứ nhiệt đới để lấy củ ăn. Công dụng:  Ta thường dùng củ nấu ăn với xôi hay nấu chè, làm bánh. Cuống lá cũng thường dùng làm rau ăn nhưng phải xát hoặc ngâm với muối để khỏi ngứa. Cũng dùng muối dưa ăn. Củ tươi giã nhỏ dùng đắp trị mụn nhọt có mủ. Dùng ngoài giã nhỏ t

Tổng hợp các loại đậu

Các loại quả đậu ăn cả vỏ lẫn ruột khi chưa chín Đậu rồng – Đậu khế – Đậu xương rồng – Đậu cánh – Winged bean – Winged pea – Goa bean – Asparagus pea – Four-angled bean. Đậu rồng  còn gọi là đậu khế hay đậu xương rồng, đậu cánh (danh pháp hai phần: Psophocarpus tetragonolobus) là một loài cây thuộc họ Đậu (Fabaceae)  Đậu que – Green bean – String bean – Snap bean. Đậu que   là một tên gọi thường dùng ở Việt Nam để chỉ các loại đậu có dạng quả có đặc điểm dài và ốm, như: Đậu đũa , tên khoa học  Vigna unguiculata sesquipedalis , một loại đậu thuộc  chi Đậu  ( Vigna ),  họ Đậu . Đậu cô ve , tên khoa học  Phaseolus vulgaris , một loại đậu thuộc  chi Đậu cô ve  ( Phaseolus ),  họ Đậu . Đậu cô ve – Đậu a ri cô ve – French beans, French green beans, French filet bean (english) – Haricots verts (french): được trồng ở Đà Lạt. Đậu que ,  đậu ve  hay  đậu cô ve , còn gọi là: đậu a ri cô ve do biến âm từ  tiếng Pháp :  haricot vert , danh pháp khoa học Phaseolus vulgaris , là một giống  đ

Cơm nguội vàng hay còn gọi là cây sếu, phác, cơm nguội Trung Quốc - Celtis sinensis Pers.

Cơm nguội vàng  hay còn gọi là  cây sếu ,  phác ,  cơm nguội Trung Quốc  (tên khoa học:  Celtis sinensis  Pers., tiếng Trung:  朴树 ) là một loài thực vật thuộc  chi Cơm nguội ,  họ Gai dầu  ( Cannabaceae ). Phân loại khoa học Giới   ( regnum ) Plantae (không phân hạng) Angiospermae (không phân hạng) Eudicots Bộ   ( ordo ) Rosales Họ   ( familia ) Cannabaceae Chi   ( genus ) Celtis Loài   ( species ) C. sinensis Danh pháp hai phần Celtis sinensis Pers. Các danh pháp đồng nghĩa có:  Celtis bodinieri   H. Léveillé ;  C. bungeana  var.  pubipedicella   G. H. Wang ;  C. cercidifolia   C. K. Schneider ;  C. hunanensis   Handel-Mazzetti ;  C. labilis   C. K. Schneider ;  C. nervosa   Hemsley ;  C. tetrandra   Roxburgh  subsp.  sinensis   (Persoon) Y. C. Tang .