Chuyển đến nội dung chính

Cây củ ấu- chi Trapa

Củ ấu gồm vài loài thực vật thuộc chi Trapa. Chúng là cây thủy sinh, bản địa ở miền ôn đới Âu-Á và Phi Châu, thường mọc ở vùng nước đọng không quá 5 m sâu. Ở Việt Nam ghi nhận có ít nhất ba loài: ấu trụi (ấu có hai sừng tù, trồng ở Hải Phòng), ấu gai (ấu có hai sừng nhọn, trồng ở Thái Bình), và ấu sừng trâu (trồng ở Phú Thọ).
Các loài
  • T. natans
  • T. bicornis
  • T. rossica
Cây củ ấu, tuy gọi là "củ" nhưng đây đúng ra là "quả", vì nó phát triển dưới nước đến khi già thì rụng và vùi xuống bùn nên được gọi là "củ".

Cây củ ấu sống dưới nước, mọc ở các ao, đầm. Cây có thân ngắn, lá nổi trên mặt nước và lá chìm dưới nước. Lá nổi có phao ở cuống, lá chìm phiến lá giảm nhỏ chỉ thấy các đường gân. Rễ mọc dưới bùn và trong nước. Hoa màu trắng hoặc vàng, mọc đơn độc hay ở nách lá. Quả thường gọi là củ có 2 sừng do các lá phát triển thành. Trong quả chứa một hạt, trong hạt có nhiều bột trắng ăn được.

Cây củ ấu
Cây củ ấu

Hình dạng cây củ ấu :

Lá cây ấu có hai dạng. Lá ngầm thì nhọn mũi, thân dài, trông gần giống như rễ. Lá nổi hình gần như vuông, rộng khoảng 5 cm, mép có răng cưa. Mặt trên của lá thì nhẵn, màu lục thẫm. Mặt dưới màu hung đỏ, có lông tơ. Cuống lá xốp ruột, phình ra có tác dụng như cái phao để nổi lên trên mặt nước.

Hoa ấu là loại hoa đơn, sắc trắng.

Trái ấu, tức "củ" có thân hình xoan với hai góc nhọn chìa ra hai bên.

Củ ấu
Củ Ấu
Sử dụng Củ ấu :

Củ ấu có 50% tinh bột và 10% đạm nên được dùng làm nguồn lương thực cho con người cùng súc vật. Củ ấu có thể ăn sống cũng như chín. Tùy theo khẩu vị nhưng ấu gai có tiếng là chát. Ấu trụi ăn bở. Được ưa chuộng nhất là ấu sừng trâu.

Ẩm thực Việt Nam có một số món dùng củ ấu. Phổ thông nhất là củ ấu luộc, thường dùng làm món quà ăn chơi, nhưng cũng có khi dùng làm lương thực thay cơm vào cuối thu lúc giáp hạt ở Việt Nam. Ngoài ra là các món ba ba hầm củ ấu, giò heo hầm củ ấu, thịt heo quay nấu củ ấu cùng hành gừng. Một số loại chè cũng dùng củ ấu nấu với hạt sen, đường phèn, v.v.

Cây củ ấu
Cây củ ấu

Tục ngữ Việt Nam về Cây Củ ấu :

Việt Nam có câu :

"Thương nhau củ ấu cũng tròn
Ghét nhau đến quả bồ hòn cũng vuông"

hoặc

"Ghét nhau quả bồ hòn cũng ngọt".

Đồng dao Việt Nam cũng có nhắc đến "củ ấu có sừng".

Một số bài thuốc trong y học về củ ấu :

Trong củ ấu có nhiều gluxit, đường glucô, protein. Trong 100g thịt củ ấu có 24g đường, 9mg canxi, 49mg phot pho, 0,7mg sắt, các vitamin A, B1, C, D và men có tác dụng điều trị các bệnh ung thư gan, ung thư dạ dày.

Theo các lương y nước ta, củ ấu có vị ngọt tính mát, có tác dụng bổ mát, giải cảm nắng, giải các chất độc, ăn thì bổ ngũ tạng, no lòng không đói, yên trong bụng và nhẹ mình, chữa rôm sảy, da mặt khô sạm, chữa nhức đầu, choáng váng cảm sốt, chữa loét dạ dày, giải độc rượu...

Trung Quốc đã nghiên cứu và dùng cây ấu chữa bệnh từ lâu đời. Sách "Danh y biệt lục" cổ xưa đã viết: củ ấu tươi vị ngọt, mát, ăn uống có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, trừ phiền, tiêu khát, giải rượu; Còn ăn chín có công hiệu ích khí, kiện tỳ. Trong cuốn “Bản thảo cương mục” cổ có viết: Củ ấu vị ngọt chát, tính bình, có công hiệu ngừng thoát tả, giải độc, tiêu độc, tiêu thũng, thường dùng để chữa bệnh tiêu chảy, kiết lị, đại tiện ra máu, loét dạ dày, trĩ, lòi dom. Kinh nghiệm Trung Quốc cho thấy củ ấu là vị thuốc tốt, thực phẩm ngon, nhưng ăn nhiều sẽ gây trệ khí, do đó những người có u cục ở ngực, bụng không được dùng.

Một số bài thuốc sử dụng củ ấu :

- Chữa nhức đầu, choáng váng, cảm sốt: 3-4 củ ấu sao cháy, sắc uống, ngày 1 thang (Cây thuốc và vị thuốc Việt Nam)

- Sốt, sốt rét, loét dạ dày: Vỏ củ ấu sao thơm, sắc uống (Cây thuốc và vị thuốc Việt Nam).

- Giải độc rượu, làm cho sáng mắt, chữa sài đầu trẻ: 10-16g toàn cây, sắc uống (Cây thuốc và vị thuốc Việt Nam)

- Rôm sảy, da khô sạm: Dùng củ ấu tươi, giã nát, xoa lên da (Chữa bệnh bằng cây lá).

- Viêm loét dạ dày: Thịt củ ấu 30g, Củ mài 15g, Hồng táo 15g, Bạch cập 10g, Gạo nếp 100g, nấu cháo, cho thêm 20g Mật ong, trộn đều ăn (Sách Trung Quốc: Những bài thuốc trị bệnh bằng trái cây).

- Hư nhược phiền khát: Thịt củ ấu tươi 50g, Địa cốt bì 15g, Câu kỷ tử 6g, Hoàng cầm 6g, Cam thảo chế 6g, sắc uống (Sách Trung Quốc: Những bài thuốc trị bệnh bằng trái cây).

-Say rượu: Thịt củ ấu tươi 250g, nhai nuốt (Sách Trung Quốc: Những bài thuốc trị bệnh bằng trái cây).

-Tỳ vị hư nhược: Thịt củ ấu 50g, Bạch truật 15g, Hồng táo 15g, Sơn tra 10g, Sơn dược 15g, Màng mề gà 6g, Cam thảo chế 3g, sắc uống (Sách Trung Quốc: Những bài thuốc trị bệnh bằng trái cây).

- Đại tiện ra máu: Vỏ củ ấu 60g, Địa du 15g, Tiêu sơn căn 6g, ô mai 10g, Cam thảo chế 6g, sắc uống (Sách Trung Quốc: Những bài thuốc trị bệnh bằng trái cây).

- Bệnh trĩ, nhọt nước: Vỏ củ ấu sấy khô, đốt tồn tính, tán thành bột, trộn đều với Dầu vừng, bôi hoặc đắp.

Nước ta có điều kiện tốt để phát triển cây ấu. Đây là cây thực phẩm, cây thuốc, cây xuất khẩu.  Mong rằng các nhà sản xuất, dược liệu, kinh doanh nghiên cứu sản xuất để đáp ứng nhu cầu trong nước và thị trường nước ngoài.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Phân biệt : khoai nước- khoai sọ - dọc mùng - môn bạc hà - Ráy voi....

KHOAI NƯỚC Khoai nước, Môn nước - Colocasia esculenta Schott,  Chi Colocasia - Khoai nước, Khoai môn,  Họ Araceae - ráy, khoai môn, khoai nước, thiên nam tinh,  bộ Alismatales Trạch tả Mô tả:  Khoai nước và Khoai sọ cùng loài nhưng khác thứ: +   Khoai nước - Colocasia esacuenta Schott  trồng nước + Khoai sọ - Colocasia esacuenta  var.  antiquorum  trồng khô.  Cây thảo mọc hoang và được trồng, có củ ở gốc thân hình khối tròn. Lá có cuống cao đến 0,8m; phiến dạng tim, màu lục sẫm nhiều hay ít, tím hay nâu tuỳ giống trồng, gân nổi rõ. Mo vàng có phần ống xanh, đầu nhọn. Trục bông mo mang hoa đực và hoa cái, hoa cái có bầu nhiều noãn. Quả mọng vàng khi chín to 3-4mm. Nơi mọc:   Loài được trồng nhiều ở nước ta và các xứ nhiệt đới để lấy củ ăn. Công dụng:  Ta thường dùng củ nấu ăn với xôi hay nấu chè, làm bánh. Cuống lá cũng thường dùng làm rau ăn nhưng phải xát hoặc ngâm với muối để khỏi ngứa. Cũng dùng muối dưa ăn. Củ tươi giã nhỏ dùng đắp trị mụn nhọt có mủ. Dùng ngoài giã nhỏ t

Tổng hợp các loại đậu

Các loại quả đậu ăn cả vỏ lẫn ruột khi chưa chín Đậu rồng – Đậu khế – Đậu xương rồng – Đậu cánh – Winged bean – Winged pea – Goa bean – Asparagus pea – Four-angled bean. Đậu rồng  còn gọi là đậu khế hay đậu xương rồng, đậu cánh (danh pháp hai phần: Psophocarpus tetragonolobus) là một loài cây thuộc họ Đậu (Fabaceae)  Đậu que – Green bean – String bean – Snap bean. Đậu que   là một tên gọi thường dùng ở Việt Nam để chỉ các loại đậu có dạng quả có đặc điểm dài và ốm, như: Đậu đũa , tên khoa học  Vigna unguiculata sesquipedalis , một loại đậu thuộc  chi Đậu  ( Vigna ),  họ Đậu . Đậu cô ve , tên khoa học  Phaseolus vulgaris , một loại đậu thuộc  chi Đậu cô ve  ( Phaseolus ),  họ Đậu . Đậu cô ve – Đậu a ri cô ve – French beans, French green beans, French filet bean (english) – Haricots verts (french): được trồng ở Đà Lạt. Đậu que ,  đậu ve  hay  đậu cô ve , còn gọi là: đậu a ri cô ve do biến âm từ  tiếng Pháp :  haricot vert , danh pháp khoa học Phaseolus vulgaris , là một giống  đ

Cơm nguội vàng hay còn gọi là cây sếu, phác, cơm nguội Trung Quốc - Celtis sinensis Pers.

Cơm nguội vàng  hay còn gọi là  cây sếu ,  phác ,  cơm nguội Trung Quốc  (tên khoa học:  Celtis sinensis  Pers., tiếng Trung:  朴树 ) là một loài thực vật thuộc  chi Cơm nguội ,  họ Gai dầu  ( Cannabaceae ). Phân loại khoa học Giới   ( regnum ) Plantae (không phân hạng) Angiospermae (không phân hạng) Eudicots Bộ   ( ordo ) Rosales Họ   ( familia ) Cannabaceae Chi   ( genus ) Celtis Loài   ( species ) C. sinensis Danh pháp hai phần Celtis sinensis Pers. Các danh pháp đồng nghĩa có:  Celtis bodinieri   H. Léveillé ;  C. bungeana  var.  pubipedicella   G. H. Wang ;  C. cercidifolia   C. K. Schneider ;  C. hunanensis   Handel-Mazzetti ;  C. labilis   C. K. Schneider ;  C. nervosa   Hemsley ;  C. tetrandra   Roxburgh  subsp.  sinensis   (Persoon) Y. C. Tang .