Cây Chay Bắc Bộ, còn gọi là chay vỏ tía hay chay Bắc, tên khoa học là Artocarpus tonkinensis, thuộc họ Dâu Tằm ( Moraceae ), là một loại cây gỗ mọc ở miền Bắc Việt Nam, nhất là các tỉnh miền núi trung du và thượng du. Ở miền xuôi cũng có trồng. Cây chay là một cây dùng trong y học cổ truyền Việt Nam, quả chay có thể ăn được, quả và rễ chay có nhiều tác dụng trong y học.
Cây chay là một loài cây lớn, cao khoảng 15 m. Thân cây vỏ xám, lá màu xanh lục, nhẵn mặt trên; mặt dưới có lông tơ màu hung. Dạng lá hình bầu dục; đầu lá nhọn mũi, dài khoảng 10 cm, rộng 5 cm.
Quả chay và cùi bóc ra khi chín
Quả chay chín
Cây chay ra hoa vào cuối xuân khoảng tháng 3, tháng 4. Đến cuối hè ( khoảng tháng 7 - 9 ) thì quả chín. Quả chay ăn được, khi chín màu vàng, ruột hồng có vị chua.
Tại Việt Nam : Cây mọc tự nhiên ở rừng thứ sinh một số tỉnh miền Bắc ( Hà Giang, Hà Bắc ) và miền Trung ( Thanh Hoá, Nghệ An...).
Sử dụng :
Cây chay được trồng để lấy vỏ cốt để ăn trầu. Vỏ chay khô có vị chát. Rễ chay cũng cùng một công dụng.
Quả chay có thể ăn được, có khi dùng nấu canh chua.
Quả và rễ còn có thể dùng để làm thuốc, có thể ăn tươi hoặc phơi khô dùng dần.
Trong Y học :
Chay là một loại cây dùng trong y học cổ truyền Việt Nam.
Bộ phận dùng : Quả, rễ - Fructus et Radix Artocarpi Tonkinensis.
Thành phần hoá học : Vỏ rễ chứa nhiều tanin.
Tính vị, tác dụng : Quả chay có vị chua, tính bình, có tác dụng thu liễm, cầm máu và thanh nhiệt, khai vị giúp tiêu hoá, làm ăn ngon cơm. Rễ chay có vị chát, cũng có tác dụng làm se.
Công dụng, chỉ định và phối hợp :
Quả chay chín có thể dùng ăn sống, nấu canh chua, có thể phơi khô cất dành để nấu canh. Người ta dùng quả chay để chữa phổi nóng, ho ra máu, thổ huyết, chảy máu mũi, đau họng, hoặc dạ dày thiếu toan,đau dạ dày, kém ăn, dùng quả chay ăn hoặc ép lấy nước uống quanh năm, giúp trẻ nhỏ gầy yếu ăn ngon, người già bớt đau lưng, mỏi gối…
Nếu không có quả chay tươi thì dùng 30-60g quả chay khô hay rễ chay sắc uống. Rễ chay, chủ yếu là vỏ rễ dùng ăn với trầu cau. Thường được dùng chữa tê thấp, đau lưng, mỏi gối và chữa rong kinh, bạch đới; còn dùng làm chắc chân răng. Liều dùng 20-40g dạng thuốc sắc.
Đơn thuốc :
1. Tê thấp đau lưng, mỏi gối, dùng lá và rễ Chay 20g, Thổ phục linh 15g, Thiên niên kiện 16g, nước 600ml, sắc còn 200ml, chia 2 lần uống trong ngày.
2. Rong kinh, bạch đới : Rễ Chay, rễ Cỏ tranh, mỗi vị 50-60g, sắc nước uống.
Ghi chú : Tuỳ theo địa phương, người ta còn dùng những loài khác để ăn trầu như Artocarpus gomezianus Wall. (A. masticata Gagnep.) cũng gọi là Chay ( Mít chay ), có lá cũng dùng chữa đau lưng mỏi gối.
Trong đời sống hàng ngày :
Có thể dùng quả chay để chế biến thành nhiều món ăn ngon miệng. Quả chay còn xanh cắt lát kho với cá, dùng trong bữa cơm hằng ngày. Quả chay cũng kho với cá đồng như cá rô, cá tràu. Cá còn tươi nguyên, làm sạch ướp hành, ớt, tiêu, chế vào ít dầu, nước mắm, bắc lên bếp kho nhỏ lửa. Khi nồi cá đang sôi, cho những lát chay vào. Món cá kho quả chay rất đậm đà, thịt cá thơm bùi, vị chua nhẹ, ăn không ngán.
Cua rạm đồng kho quả chay : Đặt một lớp lá lốt dưới đáy nồi, sắp những con cua rạm đã làm sạch lên trên, tiếp tục là một lớp quả chay cắt lát mỏng. Hành củ phi thơm rồi rưới đều nước mỡ phi hành lên trên mặt cua rạm, ướp nồi rạm thấm gia vị vừa ăn rồi kho nhỏ lửa. Đợi cua rạm khô lại và ngấm đều các loại gia vị, tỏa mùi thơm dịu ngọt là ăn được.
Những bát canh cá, canh rau nấu cùng quả chay vừa giúp giải nhiệt trong những ngày oi bức vừa khiến người ta nhớ hoài món ngon giản dị nơi miền quê. Thông thường, chờ nồi canh vừa chín tới là có thể cho những lát chay vào (chay còn tươi hoặc đã phơi khô). Đợi đến khi canh sôi trở lại trong vài phút thì nêm nếm vừa ăn rồi nhấc xuống, múc ra bát, cho chút ngò đã xắt nhỏ cùng một ít tiêu xay. Những khứa cá trắng ngà đã không còn béo đến ngậy trong tô canh nữa. Trái lại vị ngọt béo của cá hầu như đã hòa lẫn trong vị chua dịu của quả chay làm thành một món ăn hài hòa, tuyệt ngon, tạo nên sự khác biệt của tô canh vùng miền núi trung du so với những nơi khác.
Quả chay và cùi bóc ra khi chín
Quả chay chín
Cây chay ra hoa vào cuối xuân khoảng tháng 3, tháng 4. Đến cuối hè ( khoảng tháng 7 - 9 ) thì quả chín. Quả chay ăn được, khi chín màu vàng, ruột hồng có vị chua.
Tại Việt Nam : Cây mọc tự nhiên ở rừng thứ sinh một số tỉnh miền Bắc ( Hà Giang, Hà Bắc ) và miền Trung ( Thanh Hoá, Nghệ An...).
Sử dụng :
Cây chay được trồng để lấy vỏ cốt để ăn trầu. Vỏ chay khô có vị chát. Rễ chay cũng cùng một công dụng.
Quả chay có thể ăn được, có khi dùng nấu canh chua.
Quả và rễ còn có thể dùng để làm thuốc, có thể ăn tươi hoặc phơi khô dùng dần.
Trong Y học :
Chay là một loại cây dùng trong y học cổ truyền Việt Nam.
Bộ phận dùng : Quả, rễ - Fructus et Radix Artocarpi Tonkinensis.
Thành phần hoá học : Vỏ rễ chứa nhiều tanin.
Tính vị, tác dụng : Quả chay có vị chua, tính bình, có tác dụng thu liễm, cầm máu và thanh nhiệt, khai vị giúp tiêu hoá, làm ăn ngon cơm. Rễ chay có vị chát, cũng có tác dụng làm se.
Công dụng, chỉ định và phối hợp :
Quả chay chín có thể dùng ăn sống, nấu canh chua, có thể phơi khô cất dành để nấu canh. Người ta dùng quả chay để chữa phổi nóng, ho ra máu, thổ huyết, chảy máu mũi, đau họng, hoặc dạ dày thiếu toan,đau dạ dày, kém ăn, dùng quả chay ăn hoặc ép lấy nước uống quanh năm, giúp trẻ nhỏ gầy yếu ăn ngon, người già bớt đau lưng, mỏi gối…
Nếu không có quả chay tươi thì dùng 30-60g quả chay khô hay rễ chay sắc uống. Rễ chay, chủ yếu là vỏ rễ dùng ăn với trầu cau. Thường được dùng chữa tê thấp, đau lưng, mỏi gối và chữa rong kinh, bạch đới; còn dùng làm chắc chân răng. Liều dùng 20-40g dạng thuốc sắc.
Đơn thuốc :
1. Tê thấp đau lưng, mỏi gối, dùng lá và rễ Chay 20g, Thổ phục linh 15g, Thiên niên kiện 16g, nước 600ml, sắc còn 200ml, chia 2 lần uống trong ngày.
2. Rong kinh, bạch đới : Rễ Chay, rễ Cỏ tranh, mỗi vị 50-60g, sắc nước uống.
Ghi chú : Tuỳ theo địa phương, người ta còn dùng những loài khác để ăn trầu như Artocarpus gomezianus Wall. (A. masticata Gagnep.) cũng gọi là Chay ( Mít chay ), có lá cũng dùng chữa đau lưng mỏi gối.
Trong đời sống hàng ngày :
Có thể dùng quả chay để chế biến thành nhiều món ăn ngon miệng. Quả chay còn xanh cắt lát kho với cá, dùng trong bữa cơm hằng ngày. Quả chay cũng kho với cá đồng như cá rô, cá tràu. Cá còn tươi nguyên, làm sạch ướp hành, ớt, tiêu, chế vào ít dầu, nước mắm, bắc lên bếp kho nhỏ lửa. Khi nồi cá đang sôi, cho những lát chay vào. Món cá kho quả chay rất đậm đà, thịt cá thơm bùi, vị chua nhẹ, ăn không ngán.
Cua rạm đồng kho quả chay : Đặt một lớp lá lốt dưới đáy nồi, sắp những con cua rạm đã làm sạch lên trên, tiếp tục là một lớp quả chay cắt lát mỏng. Hành củ phi thơm rồi rưới đều nước mỡ phi hành lên trên mặt cua rạm, ướp nồi rạm thấm gia vị vừa ăn rồi kho nhỏ lửa. Đợi cua rạm khô lại và ngấm đều các loại gia vị, tỏa mùi thơm dịu ngọt là ăn được.
Những bát canh cá, canh rau nấu cùng quả chay vừa giúp giải nhiệt trong những ngày oi bức vừa khiến người ta nhớ hoài món ngon giản dị nơi miền quê. Thông thường, chờ nồi canh vừa chín tới là có thể cho những lát chay vào (chay còn tươi hoặc đã phơi khô). Đợi đến khi canh sôi trở lại trong vài phút thì nêm nếm vừa ăn rồi nhấc xuống, múc ra bát, cho chút ngò đã xắt nhỏ cùng một ít tiêu xay. Những khứa cá trắng ngà đã không còn béo đến ngậy trong tô canh nữa. Trái lại vị ngọt béo của cá hầu như đã hòa lẫn trong vị chua dịu của quả chay làm thành một món ăn hài hòa, tuyệt ngon, tạo nên sự khác biệt của tô canh vùng miền núi trung du so với những nơi khác.
- Nhận đường liên kết
- X
- Ứng dụng khác
- Nhận đường liên kết
- X
- Ứng dụng khác
Chay Bắc Bộ ruột đỏ, còn cái này ruột vàng là Artocarpus lacucha. Đăng tầm bậy tầm bạ ///
Trả lờiXóa