Chè bông là tên gọi dân gian của cây thuốc này. Nơi còn gọi chè bông là chè đỏ ngọn hay chè lóng…
Cây có tên khoa học là Aganosma marginata (Roxb). Thuộc họ trúc đào (1).
Mô tả:
- Chè bông là cây dây leo heo nhỏ, đặc điểm dễ dễ nhận thấy đó là chè bông có nhựa mủ màu trắng.
- Lá khi còn non có màu đỏ và mỏng.
- Hoa màu trắng, cụm hoa mọc ở nách lá, hay ngọn.
- Quả mọc thành từng đôi dài.
- Hạt có mào lông ở đầu.
Chè bông thường mọc ở đâu ?
Cây chà bông ông thường mọc hoang ở các vùng miền núi nước ta, chúng thường mọc ở ven rừng hay ven các sườn núi. Nhiều nhất ở các tỉnh miền núi phía Tây Bắc nước ta.
Nhân dân thường dùng lá hoa và quả về sử dụng ở dạng cây tươi hoạt đem cắt ngắn phơi khô để làm thuốc.
Công dụng của cây chè bông
Cây chè bông được sử dụng theo kinh nghiệm trong dân gian, được ghi chép trong những cuốn sách y học cổ truyền (1) .Theo kinh nghiệm dân gian chè bông có một số công dụng sau:
- Điều trị ăn uống khó tiêu
- Điều trị bệnh tiểu dắt, bí tiểu
- Điều trị thiếu máu
- Điều trị bệnh phù thũng
- tốt cho phụ nữ sau khi sinh nở
Liều dùng cách dùng
Liều dùng chè bông Theo kinh nghiệm từ trong nhân dân: 8g – 15g cây khô/ngày. Dùng pha hãm uống đúng như một loại trà có thể uống thay nước trong ngày.
Hoặc có thể dùng cây tươi với liều dùng khoảng 20 đến 25 g, pha hãm nước uống trong ngày.
- Ở Campuchia nhân dân cũng sử dụng ảnh lá non con của cây chè bông để làm rau ăn, dùng thân rễ chè bông uống để lợi sữa cho phụ nữ sau khi sinh nở.
- Ở Ấn Độ cây chè bông được sử dụng để điều trị rối loạn phụ khoa ở phụ nữ, bệnh viêm niệu đạo và sinh dục (2)
Lưu ý:
Tránh nhầm lẫn chè bông với lá ngón, bởi lá ngón và chè bông có hình dáng rất giống nhau nên có thể bị nhầm lẫn khi thu hái (Điều này rất nguy hiểm vì lá ngón là loại cây cực độc).
Để phân biệt: Các bạn lưu ý, lá ngón có hoa màu vàng, lá chè bông có hoa màu trắng. Lá chè bông lớn hơn lá ngón: Đây là điểm dễ nhận biết nhất.
Nhận xét
Đăng nhận xét