Hoa cúc sao nháy, còn gọi là hoa chuồn chuồn, hoa Cosmos, hoa cánh bướm, thuộc họ Hoa cúc (Asteraceae hay Compositae) có thể xem là đa dạng với nhiều giống loại khá đẹp và rất phổ biến nhiều nơi ở các nước thế giới năm châu...
Hoa cúc sao nháy (hoa cánh bướm,chuồn chuồn) có rất nhiều loại, và cũng rất phổ biến ở nước ta. Từ vùng cao đến vùng thấp đều có thể trồng được. Nó có thể làm cây cảnh ở sân vườn hay nơi công cộng, rất lung linh và đẹp.
Cũng vi thân quá yếu ớt, quá mảnh mai mà hoa cánh bướm ít khi nào sử dụng vào công dụng hoa cúc cắt cành như các anh em cùng giống loài, nên ta ít thấy bày bán, trưng bày hay cúng kiến. Tuy nhiên không vi lý do này mà hoa sao nháy bị kém phát triển, trái lại càng ngày Cúc sao nháy càng được ưa chuộng là loại hoa làm cành đẹp cho vườn nhà ờ các nơi. Nhờ vào bản tính gây giống, trồng trọt dễ dàng.
Tên khoa học: Cosmos bipinnatus, Cav.
Tên Pháp: Cosmos
Họ thực vật: Họ Cúc.
Tên thông thường ở Việt Nam: Cúc Sao nháy, hoa chuồn chuồn, hoa cánh bướm, hoa bướm.
Nhìn hình ảnh của Cây Hoa sao nháy, cây Cúc này được lấy tên Cosmos mà ta gọi cho đúng nghĩa, là một loại thân thảo rất mảnh mai, mọc thành bụi, cao từ 60 đến 80cm, cho những cọng hoa dài như tăm nhang, gắn trên đầu một nụ hoa tròn, đến khi nở thành một cái hoa tròn có 8 cánh, đường kính 4-6cm vươn cao làm thành một thảm hoa nhiều màu hồng, trắng đỏ lung linh trước gió. Nhìn xa hơn, nếu ta có nhịp chụp ảnh đứng giữa vườn hoa sao nháy, thì như ta ở giữa bầu trời đầy các vì sao lấp lánh, nhấp nháy như tên gọi thông thường. Cho nên khi nào ta muốn trồng làm cảnh ở vườn nhà, tất yếu phải chọn một vuông đất rộng, thoáng không gian thì mới làm nổi bậc được khung cảnh của các vì sao cosmos.
Hột hoa cosmos có thể thu hái dễ dàng sau một lứa trồng cây hoa làm cảnh. Khác với các loài hoa cúc anh em với cosmos thì hoa sao nháy tự thụ phấn lấy để sau khi hoa tàn rồi cho nhiều hạt, đầu có 2 móc nhỏ mỗi hạt. Sau khi toàn cây bắt đầu khô héo thì hạt cũng vừa chín tới dễ dàng. Chớ như thông thường thì cúc vàng, cúc đại đóa v.v... đều là loại hoa cúc thuộc vào hàng cao cấp dùng làm hoa cắt cành, rất khó lấy hạt đổ làm giống nên phần lớn là phải lấy được con của cây mẹ mà làm cành tuya gây giống (bouture).
Về kỹ thuật trồng cosmos, từ lâu nay, ta có kỹ thuật áp dụng. Việc thứ nhất, ta giao hạt cosmos tại vườn ươm hẵn hoi. Với những luống ươm rộng 1,20m, dài tối đa 10m, ta cũng cuốc, nĩa xới cùng với 50 ký phân chuồng thật hoai và 200g phân hóa học (3 chất N.P.K) trộn lẫn vào một lượt với phân chuồng để bón lót cho líp 10m2 ươm. Sau đó, ta tưới tắm trong vòng 6-7 ngày cho ẩm đất luống ươm, là có thể gieo hạt. Nhờ hạt như tăm nhang, dài cỡ 5-6mm nên có thể bốc từng nhúm hạt mà rải thưa và đều trên mặt luống, hoặc rắc hạt theo hàng dài (chia làm 5 hàng, cách nhau 20 phân trên luống rộng 1,2m...).
Rắc hạt xong ta nhớ xới xáo nhẹ đất mặt để lấp hạt xuống đặt đất, và nhớ phủ một lớp cỏ hoặc rơm trên mặt luống, đồng thời, tưới hằng ngày cho đủ ẩm chờ hạt nẩy mầm; sau một tuần cây con sẽ mọc lên, ta mới dở rơm, cỏ đậy mặt líp ra, thì cây ươm con bắt đầu cao lối một gang tay, thân to cỡ 5-6mm để đủ sức ra ngôi đem trồng ngoài vườn. Thông thường ra có 2 cách ra ngôi, như sau:
Nơi trồng đã dọn đất vào phân sẵn sàng để trồng, thì ta nên nhổ từng cây con ở luống ươm đem ra cấy thẳng vào vườn có sẵn líp đang chờ. Chăm sóc tưới như thường lệ đừng để cây bị héo khô;
Ta cũng có thể cấy cây con vào bầu nylon và chăm sóc thêm một thời gian cho cây cứng cáp, chờ dịp mang ra trồng thẳng vào vườn công cộng hoặc vườn nhà để mau có hoa vào các dịp cần thiết lễ lộc theo yêu cầu. Sau 30 đến 40 ngày cấy ra ngôi đó, không bỏ bê chăm sóc thì các cây trưởng thành bắt đầu ra nụ hoa tròn, để tuần sau những cánh hoa nở rộ khắp vườn lấp lánh màu sáng trắng, đỏ hồng, làm tăng thêm vẻ đẹp thiên nhiên.
Việc thứ nhì, cách thức trồng thẳng ra vườn cũng thuận tiện, đỡ công chăm sóc và gầy giống ở vườn ươm, lại rút ngắn thời gian trổ hoa sau ngày gieo hạt. Chỉ cần chăm sóc, làm cỏ sạch, tỉa nhổ cây phát triển đều cho nhiều hoa không kém gì hơn lối trồng phải cấy cây con.
Cũng vi thân quá yếu ớt, quá mảnh mai mà hoa cánh bướm ít khi nào sử dụng vào công dụng hoa cúc cắt cành như các anh em cùng giống loài, nên ta ít thấy bày bán, trưng bày hay cúng kiến. Tuy nhiên không vi lý do này mà hoa sao nháy bị kém phát triển, trái lại càng ngày Cúc sao nháy càng được ưa chuộng là loại hoa làm cành đẹp cho vườn nhà ờ các nơi. Nhờ vào bản tính gây giống, trồng trọt dễ dàng.
Tên khoa học: Cosmos bipinnatus, Cav.
Tên Pháp: Cosmos
Họ thực vật: Họ Cúc.
Tên thông thường ở Việt Nam: Cúc Sao nháy, hoa chuồn chuồn, hoa cánh bướm, hoa bướm.
Nhìn hình ảnh của Cây Hoa sao nháy, cây Cúc này được lấy tên Cosmos mà ta gọi cho đúng nghĩa, là một loại thân thảo rất mảnh mai, mọc thành bụi, cao từ 60 đến 80cm, cho những cọng hoa dài như tăm nhang, gắn trên đầu một nụ hoa tròn, đến khi nở thành một cái hoa tròn có 8 cánh, đường kính 4-6cm vươn cao làm thành một thảm hoa nhiều màu hồng, trắng đỏ lung linh trước gió. Nhìn xa hơn, nếu ta có nhịp chụp ảnh đứng giữa vườn hoa sao nháy, thì như ta ở giữa bầu trời đầy các vì sao lấp lánh, nhấp nháy như tên gọi thông thường. Cho nên khi nào ta muốn trồng làm cảnh ở vườn nhà, tất yếu phải chọn một vuông đất rộng, thoáng không gian thì mới làm nổi bậc được khung cảnh của các vì sao cosmos.
Hột hoa cosmos có thể thu hái dễ dàng sau một lứa trồng cây hoa làm cảnh. Khác với các loài hoa cúc anh em với cosmos thì hoa sao nháy tự thụ phấn lấy để sau khi hoa tàn rồi cho nhiều hạt, đầu có 2 móc nhỏ mỗi hạt. Sau khi toàn cây bắt đầu khô héo thì hạt cũng vừa chín tới dễ dàng. Chớ như thông thường thì cúc vàng, cúc đại đóa v.v... đều là loại hoa cúc thuộc vào hàng cao cấp dùng làm hoa cắt cành, rất khó lấy hạt đổ làm giống nên phần lớn là phải lấy được con của cây mẹ mà làm cành tuya gây giống (bouture).
Về kỹ thuật trồng cosmos, từ lâu nay, ta có kỹ thuật áp dụng. Việc thứ nhất, ta giao hạt cosmos tại vườn ươm hẵn hoi. Với những luống ươm rộng 1,20m, dài tối đa 10m, ta cũng cuốc, nĩa xới cùng với 50 ký phân chuồng thật hoai và 200g phân hóa học (3 chất N.P.K) trộn lẫn vào một lượt với phân chuồng để bón lót cho líp 10m2 ươm. Sau đó, ta tưới tắm trong vòng 6-7 ngày cho ẩm đất luống ươm, là có thể gieo hạt. Nhờ hạt như tăm nhang, dài cỡ 5-6mm nên có thể bốc từng nhúm hạt mà rải thưa và đều trên mặt luống, hoặc rắc hạt theo hàng dài (chia làm 5 hàng, cách nhau 20 phân trên luống rộng 1,2m...).
Rắc hạt xong ta nhớ xới xáo nhẹ đất mặt để lấp hạt xuống đặt đất, và nhớ phủ một lớp cỏ hoặc rơm trên mặt luống, đồng thời, tưới hằng ngày cho đủ ẩm chờ hạt nẩy mầm; sau một tuần cây con sẽ mọc lên, ta mới dở rơm, cỏ đậy mặt líp ra, thì cây ươm con bắt đầu cao lối một gang tay, thân to cỡ 5-6mm để đủ sức ra ngôi đem trồng ngoài vườn. Thông thường ra có 2 cách ra ngôi, như sau:
Nơi trồng đã dọn đất vào phân sẵn sàng để trồng, thì ta nên nhổ từng cây con ở luống ươm đem ra cấy thẳng vào vườn có sẵn líp đang chờ. Chăm sóc tưới như thường lệ đừng để cây bị héo khô;
Ta cũng có thể cấy cây con vào bầu nylon và chăm sóc thêm một thời gian cho cây cứng cáp, chờ dịp mang ra trồng thẳng vào vườn công cộng hoặc vườn nhà để mau có hoa vào các dịp cần thiết lễ lộc theo yêu cầu. Sau 30 đến 40 ngày cấy ra ngôi đó, không bỏ bê chăm sóc thì các cây trưởng thành bắt đầu ra nụ hoa tròn, để tuần sau những cánh hoa nở rộ khắp vườn lấp lánh màu sáng trắng, đỏ hồng, làm tăng thêm vẻ đẹp thiên nhiên.
Việc thứ nhì, cách thức trồng thẳng ra vườn cũng thuận tiện, đỡ công chăm sóc và gầy giống ở vườn ươm, lại rút ngắn thời gian trổ hoa sau ngày gieo hạt. Chỉ cần chăm sóc, làm cỏ sạch, tỉa nhổ cây phát triển đều cho nhiều hoa không kém gì hơn lối trồng phải cấy cây con.
Nhận xét
Đăng nhận xét