Chuyển đến nội dung chính

Cây chè Vằng-Jasminum subtriplinerve (C. L. Blume)

Cây chè Vằng, hay cây Vằng, danh pháp hai phần: Jasminum subtriplinerve (C. L. Blume), thuộc họ Ô liu, còn gọi là chè cước man, cẩm văn, cẩm vân, dây vắng, cây lá ngón, mỏ sẻ, mỏ quạ, râm trắng, râm ri, lài ba gân, là một loại cây bụi nhỏ mọc hoang, được người dân Việt Nam tại nhiều vùng miền sử dụng dưới dạng sắc thuốc hay pha nước uống, đặc biệt tốt khi dành cho các sản phụ.
Cây chè vằng mọc hoang ở khắp nơi, là loại cây bụi nhỏ, đường kính thân không quá 6mm. Thân cứng, từng đốt vươn dài hàng chục mét, phân nhánh nhiều. Vỏ thân nhẵn màu xanh lục. Lá mọc đối hơi hình mác, phía cuống tròn, mũi nhọn, có ba gân chính nổi rõ ở mặt trên, mép nguyên, càng lên ngọn, cành lá càng nhỏ. Hoa màu trắng mọc thành xim ở đầu cành, quả hình cầu.

Cây vằng,cây chè vằng,Jasminum subtriplinerve,họ Ô liu,Oleaceae,chè vằng,chè cước man,cẩm văn,cẩm vân,dây vắng,mỏ sẻ,mỏ quạ,râm trắng,râm ri,lài ba gân,cây leo,cây thuốc,cây thảo dược,tác dụng của chè vằng
Lá cây vằng Jasminum subtriplinerve

Theo nhân dân, có 3 loại vằng, vằng lá nhỏ (vằng sẻ) dùng tốt hơn cả, vằng lá to (vằng trâu) cũng được dùng, còn vằng núi không dùng làm thuốc.

Phân biệt chè vằng và lá ngón
Chè vằng dễ nhầm lẫn với lá ngón (Gelsemium elegans Benth.), một loại cây rất độc (thuốc độc bảng A), không chỉ vì cây chè vằng đôi khi còn được gọi là cây lá ngón, mà còn vì hình dạng bên ngoài, thân, cành chè vằng tương đối giống với thân cành lá ngón, nhất là khi đã chặt khỏi gốc và bỏ hết lá.

Cây vằng,cây chè vằng,Jasminum subtriplinerve,họ Ô liu,Oleaceae,chè vằng,chè cước man,cẩm văn,cẩm vân,dây vắng,mỏ sẻ,mỏ quạ,râm trắng,râm ri,lài ba gân,cây leo,cây thuốc,cây thảo dược,tác dụng của chè vằng

Cây chè vằng có thể phân biệt với cây lá ngón nhờ vào đặc điểm lá, hoa và quả. Lá chè vằng có 3 gân dọc trong đó 2 gân bên uốn cong theo mép lá, rõ rệt. Hoa chè vằng màu trắng với mười cánh hoa trong khi hoa lá ngón mọc thành chùm, phân nhánh nhiều lần (từ 2 đến 3 lần) màu vàng. Quả chè vằng hình cầu cỡ hạt ngô, chín màu vàng, có một hạt rắn chắc trong khi quả cây lá ngón hình trụ (khoảng 0,5x1cm), khi chín tự mở, nhiều hạt (tới 40 hạt), nhỏ, hình thận, có diềm mỏng, phát tán theo gió.

Cây vằng,cây chè vằng,Jasminum subtriplinerve,họ Ô liu,Oleaceae,chè vằng,chè cước man,cẩm văn,cẩm vân,dây vắng,mỏ sẻ,mỏ quạ,râm trắng,râm ri,lài ba gân,cây leo,cây thuốc,cây thảo dược,tác dụng của chè vằng
Cây chè vằng

Tác dụng
Nghiên cứu dược lý chứng minh lá chè vằng có chứa alcaloid, nhựa, flavonoid, có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, làm tăng nhanh tái tạo tổ chức, làm mau lành vết thương và không độc. Bộ phận dùng làm thuốc là cành, lá tươi hoặc cành, lá phơi sấy khô, thu hái quanh năm.

Tác dụng đặc biệt của chè vằng đối với phụ nữ sau sinh cũng được kiểm nghiệm. Là thuốc bổ đắng dùng rất tốt cho phụ nữ đẻ, chè vằng cũng có thể trị nhiễm khuẩn sau đẻ, viêm hạch bạch huyết, viêm tử cung, viêm tuyến sữa, bế kinh, khí hư, thấp khớp, nhức xương.

Cây vằng,cây chè vằng,Jasminum subtriplinerve,họ Ô liu,Oleaceae,chè vằng,chè cước man,cẩm văn,cẩm vân,dây vắng,mỏ sẻ,mỏ quạ,râm trắng,râm ri,lài ba gân,cây leo,cây thuốc,cây thảo dược,tác dụng của chè vằng
Vằng cuộn thành bó sau khi khai thác và đem phơi

Kinh nghiệm dân gian Việt Nam thường dùng lá chè vằng đun lấy nước tắm rửa chữa ghẻ, ngứa hay lở chốc. Tại miền Nam Việt Nam, thân cây vằng được sử dụng đan rế hay đánh dây thừng vì cây rất dai. Lá được dùng dưới dạng thuốc sắc hay pha như pha trà để chữa sưng vú, mụn nhọt; còn dùng chữa rắn rết hay côn trùng cắn; rễ cây vằng mài với dấm thanh để làm hết mủ những ung nhọt đã nung mủ. Liều uống hàng ngày khoảng 20-30g lá khô sắc uống, nếu dùng ngoài không kể liều lượng. Ngàoi ra còn có cao chè vằng là tinh chất 100% từ cây chè vằng, qua một quá trình chiết suất và cô đặc kéo dài từ 4-5 năm ngày được đun nấu liên tục với lượng nhiệt vừa đủ.

Cây vằng,cây chè vằng,Jasminum subtriplinerve,họ Ô liu,Oleaceae,chè vằng,chè cước man,cẩm văn,cẩm vân,dây vắng,mỏ sẻ,mỏ quạ,râm trắng,râm ri,lài ba gân,cây leo,cây thuốc,cây thảo dược,tác dụng của chè vằng
Vằng sẻ cắt khúc phơi khô

Bệnh viện Thái Bình dùng lá chè vằng giã nát đắp vào nơi áp xe vú hoặc giã lá với cồn 50 độ rồi đắp vào nơi áp xe ngày 3 lần, đêm 2 lần. Thời gian điều trị thường là 1 ngày đến 1 tuần tùy theo bệnh nặng hay nhẹ và được bắt đầu chữa bằng lá chè vằng sớm hay muộn, trung bình 1,5 đến 2 ngày.

Cây vằng,cây chè vằng,Jasminum subtriplinerve,họ Ô liu,Oleaceae,chè vằng,chè cước man,cẩm văn,cẩm vân,dây vắng,mỏ sẻ,mỏ quạ,râm trắng,râm ri,lài ba gân,cây leo,cây thuốc,cây thảo dược,tác dụng của chè vằng
Một cốc nước chè vằng và bã nguyên liệu

Ngoài tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, chè vằng được sử dụng dưới dạng đồ uống có tác dụng giải nhiệt, giải khát bổ gan, lợi mật, kích thích tiêu hoá, tăng cường tuần hoàn máu, giảm béo, lợi sữa.

Cây vằng,cây chè vằng,Jasminum subtriplinerve,họ Ô liu,Oleaceae,chè vằng,chè cước man,cẩm văn,cẩm vân,dây vắng,mỏ sẻ,mỏ quạ,râm trắng,râm ri,lài ba gân,cây leo,cây thuốc,cây thảo dược,tác dụng của chè vằng
Vằng trâu

Thông tin thêm
Trong số những suy đoán về tên Linh địa La Vang, một trong những luận cứ được các học giả đưa ra là nguyên ngày trước tại rừng La Vang có nhiều cây vằng. Cây thuốc quý này ban đầu tương truyền được Đức mẹ Maria, khi hiển linh tại La Vang, đã hướng dẫn người dân thu hái và sử dụng chữa bệnh dịch đang hoành hành trong dân chúng bấy giờ. Từ chữ Lá Vằng đọc trại đi thành La Vang. Hiện trong lễ hội rước kiệu tại La Vang, lá chè vằng vẫn được hái lá phơi khô bán cho sản phụ uống như một vị thuốc bồi dưỡng sức khoẻ, gia tăng máu huyết, làm co rút tử cung của sản phụ nhanh mà không đau bụng, làm sản phụ nhiều sữa, gương mặt tươi tắn hồng hào.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Phân biệt : khoai nước- khoai sọ - dọc mùng - môn bạc hà - Ráy voi....

KHOAI NƯỚC Khoai nước, Môn nước - Colocasia esculenta Schott,  Chi Colocasia - Khoai nước, Khoai môn,  Họ Araceae - ráy, khoai môn, khoai nước, thiên nam tinh,  bộ Alismatales Trạch tả Mô tả:  Khoai nước và Khoai sọ cùng loài nhưng khác thứ: +   Khoai nước - Colocasia esacuenta Schott  trồng nước + Khoai sọ - Colocasia esacuenta  var.  antiquorum  trồng khô.  Cây thảo mọc hoang và được trồng, có củ ở gốc thân hình khối tròn. Lá có cuống cao đến 0,8m; phiến dạng tim, màu lục sẫm nhiều hay ít, tím hay nâu tuỳ giống trồng, gân nổi rõ. Mo vàng có phần ống xanh, đầu nhọn. Trục bông mo mang hoa đực và hoa cái, hoa cái có bầu nhiều noãn. Quả mọng vàng khi chín to 3-4mm. Nơi mọc:   Loài được trồng nhiều ở nước ta và các xứ nhiệt đới để lấy củ ăn. Công dụng:  Ta thường dùng củ nấu ăn với xôi hay nấu chè, làm bánh. Cuống lá cũng thường dùng làm rau ăn nhưng phải xát hoặc ngâm với muối để khỏi ngứa. Cũng dùng muối dưa ăn. Củ tươ...

Tổng hợp các loại đậu

Các loại quả đậu ăn cả vỏ lẫn ruột khi chưa chín Đậu rồng – Đậu khế – Đậu xương rồng – Đậu cánh – Winged bean – Winged pea – Goa bean – Asparagus pea – Four-angled bean. Đậu rồng  còn gọi là đậu khế hay đậu xương rồng, đậu cánh (danh pháp hai phần: Psophocarpus tetragonolobus) là một loài cây thuộc họ Đậu (Fabaceae)  Đậu que – Green bean – String bean – Snap bean. Đậu que   là một tên gọi thường dùng ở Việt Nam để chỉ các loại đậu có dạng quả có đặc điểm dài và ốm, như: Đậu đũa , tên khoa học  Vigna unguiculata sesquipedalis , một loại đậu thuộc  chi Đậu  ( Vigna ),  họ Đậu . Đậu cô ve , tên khoa học  Phaseolus vulgaris , một loại đậu thuộc  chi Đậu cô ve  ( Phaseolus ),  họ Đậu . Đậu cô ve – Đậu a ri cô ve – French beans, French green beans, French filet bean (english) – Haricots verts (french): được trồng ở Đà Lạt. Đậu que ,  đậu ve  hay  đậu cô ve , còn gọi là: đậu a ri cô ve do biến âm từ  tiếng...

Cơm nguội vàng hay còn gọi là cây sếu, phác, cơm nguội Trung Quốc - Celtis sinensis Pers.

Cơm nguội vàng  hay còn gọi là  cây sếu ,  phác ,  cơm nguội Trung Quốc  (tên khoa học:  Celtis sinensis  Pers., tiếng Trung:  朴树 ) là một loài thực vật thuộc  chi Cơm nguội ,  họ Gai dầu  ( Cannabaceae ). Phân loại khoa học Giới   ( regnum ) Plantae (không phân hạng) Angiospermae (không phân hạng) Eudicots Bộ   ( ordo ) Rosales Họ   ( familia ) Cannabaceae Chi   ( genus ) Celtis Loài   ( species ) C. sinensis Danh pháp hai phần Celtis sinensis Pers. Các danh pháp đồng nghĩa có:  Celtis bodinieri   H. Léveillé ;  C. bungeana  var.  pubipedicella   G. H. Wang ;  C. cercidifolia   C. K. Schneider ;  C. hunanensis   Handel-Mazzetti ;  C. labilis   C. K. Schneider ;  C. nervosa   Hemsley ;  C. tetrandra   Roxburgh  subsp.  sinensis   (Persoon) Y. C. Tang .