Cây trinh nữ hay cây xấu hổ, cây mắc cở/mắc cỡ, cây thẹn, hàm tu thảo, danh pháp hai phần: Mimosa pudica L. là một loại cây thảo mọc bò trên mặt đất.
Trinh nữ là cây cỏ nhỏ có gai, mọc rà ở đất, lá bẹ có rìa lông. Khi bị đụng đến và lúc về đêm thì lá xếp lại. Hoa hình đầu tròn, có màu hồng, quả có lông, rụng thành từng đốt. Cây có tính an thần, giúp dễ ngủ. Cây trinh nữ có nguồn gốc ở Brasil.
Người ta đã lấy ra được từ cây xấu hổ một chất ancaloit gọi là mimosin C8H10O4N2. Mimosin có độ chảy 231 °C.
Tác dụng dược lý
Tác dụng ức chế thần kinh trung ương.
Tác dụng chấn kinh.
Tác dụng giảm đau.
Công dụng chữa bệnh viêm khớp của cây trinh nữ
Cách làm bài thuốc chữa viêm khớp, đau lưng, đau nhức xương khớp, chân tay tê bại: rễ trinh nữ rửa sạch, thái mỏng, phơi khô , tẩm rượu, sao cho thơm (20-30g) sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm 2 lần trong ngày. Nếu dược liệu nhiều có thể nấu thành cao lỏng, rồi pha rượu để dùng dần.
Bạn có thể dùng rễ trinh nữ chữa bệnh theo cách trên hoặc phối hợp với các vị thuốc khác theo công thức sau:
Bài 1: rễ trinh nữ, rễ bưởi bung, rễ cúc tần mỗi thứ 20g; rễ đinh lăng, rễ cam thảo dây mỗi thứ 10g. Sắc uống trong ngày, có thể ngâm rượu.
Bài 2: rễ trinh nữ, cả cây xoan leo (tầm phỏng) mỗi thứ 20g; rễ cỏ xước 15g; củ sả 10g. Tất cả sao vàng, sắc uống ngày một thang.
Bài 3: rễ trinh nữ, thân cây ớt làn lá to, thân cây bọt ếch, rễ khúc khắc mỗi thứ 10g, rễ bạch đồng nữ, quả tơ hồng vàng, mỗi thứ 8g. Tất cả nấu với 2 lần nước, rồi cô lại thành cao lỏng. Uống làm 2 lần trong ngày.
Bài 4: rễ trinh nữ 10g; lá cối xay, rau muống biển, lạc tiên, rễ cỏ xước, lá lốt mỗi thứ 3g. Hãm với nước sôi hoặc sắc uống.
Bài 5: rễ trinh nữ, hy thiêm, gai tầm xoọng, dây đau xương, thiên niên kiện, thổ phục linh, tục đoạn, dây gắm, kê huyết đằng mỗi thứ 12g. Sắc uống hoặc ngâm rượu uống.
Đây là những bài thuốc rất dễ làm và có thể làm nhiều để dùng dần. Bạn có thể tìm mua các vị thuốc này ở các tiệm thuốc nam rất dễ dàng.
Hiện tượng sinh học
Khi bị đụng, cây trinh nữ (xấu hổ) nó lập tức khép những cánh lá lại. Điều này có liên quan tới "tác dụng sức căng" của lá xấu hổ. Ở cuối cuống lá có một mô tế bào mỏng gọi là bọng lá, bên trong chứa đầy nước. Khi bạn đụng tay vào, lá bị chấn động, nước trong tế bào bọng lá lập tức dồn lên hai bên phía trên. Thế là phần dưới bọng lá xẹp xuống như quả bóng xì hơi, còn phía trên lại như quả bóng bơm căng. Điều đó làm cuống lá sụp xuống, khép lại. Khi một lá khép lại, nó sẽ đưa tín hiệu lan rộng đến các lá khác, khiến chúng cũng lần lượt khép lại. Nhưng chỉ ít phút sau, bộ phận dưới bọng lá lại dần đầy nước, lá lại xoè ra nguyên dạng như cũ. Đặc tính này rất lợi cho sự sinh trưởng của cây, thích nghi với điều kiện tự nhiên. Ở phương nam thường gặp những trận mưa bão lớn, cây xấu hổ thu lá lại khi gặp mưa gió sẽ giúp nó cứu được các lá non.
Văn hóa Việt Nam
Trong tân nhạc Việt Nam, nhạc sĩ Trần Thiện Thanh có tác phẩm "Hoa trinh nữ" ví loài thực vật này như tính rụt rè e thẹn của người con gái. Cũng như có nhiều bài hát khác và bài thơ nói về "hoa mắc cỡ".
Cỏ trinh nữ (cây xấu hổ, mắc cỡ, thẹn thùng, hàm tu thảo)
Người ta đã lấy ra được từ cây xấu hổ một chất ancaloit gọi là mimosin C8H10O4N2. Mimosin có độ chảy 231 °C.
Tác dụng dược lý
Tác dụng ức chế thần kinh trung ương.
Tác dụng chấn kinh.
Tác dụng giảm đau.
Công dụng chữa bệnh viêm khớp của cây trinh nữ
Cách làm bài thuốc chữa viêm khớp, đau lưng, đau nhức xương khớp, chân tay tê bại: rễ trinh nữ rửa sạch, thái mỏng, phơi khô , tẩm rượu, sao cho thơm (20-30g) sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm 2 lần trong ngày. Nếu dược liệu nhiều có thể nấu thành cao lỏng, rồi pha rượu để dùng dần.
Bạn có thể dùng rễ trinh nữ chữa bệnh theo cách trên hoặc phối hợp với các vị thuốc khác theo công thức sau:
Bài 1: rễ trinh nữ, rễ bưởi bung, rễ cúc tần mỗi thứ 20g; rễ đinh lăng, rễ cam thảo dây mỗi thứ 10g. Sắc uống trong ngày, có thể ngâm rượu.
Bài 2: rễ trinh nữ, cả cây xoan leo (tầm phỏng) mỗi thứ 20g; rễ cỏ xước 15g; củ sả 10g. Tất cả sao vàng, sắc uống ngày một thang.
Bài 3: rễ trinh nữ, thân cây ớt làn lá to, thân cây bọt ếch, rễ khúc khắc mỗi thứ 10g, rễ bạch đồng nữ, quả tơ hồng vàng, mỗi thứ 8g. Tất cả nấu với 2 lần nước, rồi cô lại thành cao lỏng. Uống làm 2 lần trong ngày.
Bài 4: rễ trinh nữ 10g; lá cối xay, rau muống biển, lạc tiên, rễ cỏ xước, lá lốt mỗi thứ 3g. Hãm với nước sôi hoặc sắc uống.
Bài 5: rễ trinh nữ, hy thiêm, gai tầm xoọng, dây đau xương, thiên niên kiện, thổ phục linh, tục đoạn, dây gắm, kê huyết đằng mỗi thứ 12g. Sắc uống hoặc ngâm rượu uống.
Đây là những bài thuốc rất dễ làm và có thể làm nhiều để dùng dần. Bạn có thể tìm mua các vị thuốc này ở các tiệm thuốc nam rất dễ dàng.
Hiện tượng sinh học
Khi bị đụng, cây trinh nữ (xấu hổ) nó lập tức khép những cánh lá lại. Điều này có liên quan tới "tác dụng sức căng" của lá xấu hổ. Ở cuối cuống lá có một mô tế bào mỏng gọi là bọng lá, bên trong chứa đầy nước. Khi bạn đụng tay vào, lá bị chấn động, nước trong tế bào bọng lá lập tức dồn lên hai bên phía trên. Thế là phần dưới bọng lá xẹp xuống như quả bóng xì hơi, còn phía trên lại như quả bóng bơm căng. Điều đó làm cuống lá sụp xuống, khép lại. Khi một lá khép lại, nó sẽ đưa tín hiệu lan rộng đến các lá khác, khiến chúng cũng lần lượt khép lại. Nhưng chỉ ít phút sau, bộ phận dưới bọng lá lại dần đầy nước, lá lại xoè ra nguyên dạng như cũ. Đặc tính này rất lợi cho sự sinh trưởng của cây, thích nghi với điều kiện tự nhiên. Ở phương nam thường gặp những trận mưa bão lớn, cây xấu hổ thu lá lại khi gặp mưa gió sẽ giúp nó cứu được các lá non.
Văn hóa Việt Nam
Trong tân nhạc Việt Nam, nhạc sĩ Trần Thiện Thanh có tác phẩm "Hoa trinh nữ" ví loài thực vật này như tính rụt rè e thẹn của người con gái. Cũng như có nhiều bài hát khác và bài thơ nói về "hoa mắc cỡ".
Cỏ trinh nữ (cây xấu hổ, mắc cỡ, thẹn thùng, hàm tu thảo)
Nhận xét
Đăng nhận xét