Cây nhện còn có tên khác là : Lục thảo trổ, Cỏ mệnh môn, Luyến khách, có tên khoa học là : Chlorophytum comosum. Tên tiếng Anh: Spider plant. Cây Nhện mang ý nghĩa mang đến hy vọng.
Cây Nhện là một loài thân cỏ, lá cuốn chằng chịt, có các tên gọi khác như : Lục thảo trổ, Cỏ nhện môn, Luyến khách.
Tên khoa học: Chlorophytum comosum.
Tên tiếng Anh: Spider plant.
Cây nhện hấp thu Cacbonic và các khí độc vào ban đêm mà không cần ánh sáng nên thích hợp đặt trong phòng ngủ. Chỉ một cây nhện, trong vòng 24 giờ đồng hồ có thể làm sạch đến 85% lượng chất Formaldehyde trong phòng ngủ.
Tác dụng với sức khỏe con người :
Cây nhện là loại cây cảnh có khả năng hấp thu ô nhiễm rất lớn, có thể hấp thu, làm sạch hết những khí có hại trong nhà trong một thời gian ngắn. Nó còn có thể chuyển hóa chất khí gây ung thư trong không khí như Aldehyde formic thành đường và amoni acid. Thân cây nhện có thể dùng làm thuốc, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, dưỡng âm nhuận phổi, tiêu sưng tán viêm.
Cách chăm sóc cây nhện :
Ánh sáng: Ưa bóng, kỵ ánh sáng mạnh. Tuy nhiên đối với cây nhện trồng trong nhà trong thời gian dài dưới ánh sáng mạnh của mùa hè cũng vẫn có thể phát triễn bình thường.
Nhiệt độ: Không chịu được lạnh giá cũng như nóng nực, nhiệt độ sinh trưởng thích hợp là 20 – 240C. Vào mùa đông nên duy trì nhiệt độ trên 40C.
Nước: Ưa ẩn ướt, hệ thống rễ của cây trữ nước rất tốt, khả năng chịu hạn cao nhưng không được để tích nước, có thể thường xuyên phun nước lên lá để làm sạch.
Đất: Thích hợp với loại đất cát thoát nước tốt và màu mỡ.
Phân bón: Ưa bón, nếu không đủ chất dinh dưỡng, lá cây sẽ bị vàng, khô và già. Vài mùa sinh trưởng tốt nhất nên bón 2 tuần một lần phân nước. Những giống có hoa nên bón một ít đạm. Ngoài ra, nhiệt độ môi trường dưới 40C cần ngừng bón và tưới nước.
Phương pháp nhân giống :
Giâm cành: Lấy một đoạn cây thân dây dài 5 – 10 cm có mầm non cắm vào trong đất, sau 7 ngày cành sẽ mọc rễ mới, sau 20 ngày có thể chuyển vào chậu, tưới đẫm nước sau đó đặt ở nơi râm mát.
Tách gốc: Nhấc cây từ trong chậu ra, cắt hết gốc già, trên gốc sau khi được tách ra phải giữ lại 3 cành, sau đó có thể lần lượt đem trồng.
Gieo hạt: Vào tháng 3 hằng năm, rắc hạt mầm, phủ lên 0,5cm đất, giữ ở nhiệt độ 150C, sau 2 tuần hạt có thể nảy mầm.
Không gian trưng bày thích hợp :
Lá cây nhện nhỏ và mềm, dáng tao nhã, là loài thực vật treo ru lá thường gặp trong trang trí nội thất. Bạn có thể đặt một chậu cây nhện ở trên nóc tủ, để nó rủ xuống tự nhiên, đến khi cành rủ có độ dài nhất định thì có thể cuốn nó lại thành vòng tròn, tạo hình như một tác phẩm điêu khắc tuyệt đẹp, Cây nhện có thể treo ở cửa sổ hoặc trên tường. Rất thích hợp nếu lựa chọn nhện làm cây cảnh phong thủy đặt trong nhà
Ý nghĩa loài cây :
Mang đến hy vọng.
Phòng chống bệnh thường gặp :
Bệnh thối rễ: Cần tăng cường điều tiết phân bón. Kỵ tích nước trong chậu và không thông gió. Ngoài ra, cần tăng cường kiểm tra, kịp thời lau sạch những côn trùng vảy sắt trên lá.
Tên khoa học: Chlorophytum comosum.
Tên tiếng Anh: Spider plant.
Cây nhện hấp thu Cacbonic và các khí độc vào ban đêm mà không cần ánh sáng nên thích hợp đặt trong phòng ngủ. Chỉ một cây nhện, trong vòng 24 giờ đồng hồ có thể làm sạch đến 85% lượng chất Formaldehyde trong phòng ngủ.
Tác dụng với sức khỏe con người :
Cây nhện là loại cây cảnh có khả năng hấp thu ô nhiễm rất lớn, có thể hấp thu, làm sạch hết những khí có hại trong nhà trong một thời gian ngắn. Nó còn có thể chuyển hóa chất khí gây ung thư trong không khí như Aldehyde formic thành đường và amoni acid. Thân cây nhện có thể dùng làm thuốc, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, dưỡng âm nhuận phổi, tiêu sưng tán viêm.
Cách chăm sóc cây nhện :
Ánh sáng: Ưa bóng, kỵ ánh sáng mạnh. Tuy nhiên đối với cây nhện trồng trong nhà trong thời gian dài dưới ánh sáng mạnh của mùa hè cũng vẫn có thể phát triễn bình thường.
Nhiệt độ: Không chịu được lạnh giá cũng như nóng nực, nhiệt độ sinh trưởng thích hợp là 20 – 240C. Vào mùa đông nên duy trì nhiệt độ trên 40C.
Nước: Ưa ẩn ướt, hệ thống rễ của cây trữ nước rất tốt, khả năng chịu hạn cao nhưng không được để tích nước, có thể thường xuyên phun nước lên lá để làm sạch.
Đất: Thích hợp với loại đất cát thoát nước tốt và màu mỡ.
Phân bón: Ưa bón, nếu không đủ chất dinh dưỡng, lá cây sẽ bị vàng, khô và già. Vài mùa sinh trưởng tốt nhất nên bón 2 tuần một lần phân nước. Những giống có hoa nên bón một ít đạm. Ngoài ra, nhiệt độ môi trường dưới 40C cần ngừng bón và tưới nước.
Phương pháp nhân giống :
Giâm cành: Lấy một đoạn cây thân dây dài 5 – 10 cm có mầm non cắm vào trong đất, sau 7 ngày cành sẽ mọc rễ mới, sau 20 ngày có thể chuyển vào chậu, tưới đẫm nước sau đó đặt ở nơi râm mát.
Tách gốc: Nhấc cây từ trong chậu ra, cắt hết gốc già, trên gốc sau khi được tách ra phải giữ lại 3 cành, sau đó có thể lần lượt đem trồng.
Gieo hạt: Vào tháng 3 hằng năm, rắc hạt mầm, phủ lên 0,5cm đất, giữ ở nhiệt độ 150C, sau 2 tuần hạt có thể nảy mầm.
Không gian trưng bày thích hợp :
Lá cây nhện nhỏ và mềm, dáng tao nhã, là loài thực vật treo ru lá thường gặp trong trang trí nội thất. Bạn có thể đặt một chậu cây nhện ở trên nóc tủ, để nó rủ xuống tự nhiên, đến khi cành rủ có độ dài nhất định thì có thể cuốn nó lại thành vòng tròn, tạo hình như một tác phẩm điêu khắc tuyệt đẹp, Cây nhện có thể treo ở cửa sổ hoặc trên tường. Rất thích hợp nếu lựa chọn nhện làm cây cảnh phong thủy đặt trong nhà
Ý nghĩa loài cây :
Mang đến hy vọng.
Phòng chống bệnh thường gặp :
Bệnh thối rễ: Cần tăng cường điều tiết phân bón. Kỵ tích nước trong chậu và không thông gió. Ngoài ra, cần tăng cường kiểm tra, kịp thời lau sạch những côn trùng vảy sắt trên lá.
Nhận xét
Đăng nhận xét