Chuyển đến nội dung chính

Cây mã đề

Mã đề hay mã đề lớn, mã đề trồng, bông mã đề, xa tiền, xa tiền thảo, su ma (Tày), nhả én dứt (Thái), nằng cháy mia (Dao), danh pháp khoa học hai phần: Plantago major, là một loài thực vật thuộc họ Mã đề (Plantaginaceae). Đây là loài bản địa của châu Âu, Bắc Á và Trung Á.
Mã đề là cây thân thảo, sống hàng năm, thân ngắn. Lá hình thìa, có cuống dài, mọc thành cụm từ gốc. Phiến lá hình trứng thuôn, mép lá nguyên hay có răng cưa nhỏ và thưa. Có 3 gân lá từ gốc hình cung, dọc theo phiến lá đến ngọn. Hoa tự, bông mọc ở nách lá, có cuống dài. Hoa đều, lưỡng tính, 4 cánh đài xếp chéo nhau, 4 cánh hoa mầu nâu, 4 nhị có chỉ nhị mảnh và dài. Bầu 2 ô chứa 6 - 18 hạt. Hạt nhiều, nhỏ, hình bầu dục tròn 1 - 1,5 mm, mầu nâu đen. Mùa hoa và quả tháng 5 - 8.

Mã đề,xa tiền, xa tiền thảo

Điều kiện sinh thái và phân bố :

Mã đề thích ứng rộng với điều kiện sinh thái, cây ưa sáng, chịu bóng, thích ứng được khí hậu và đất đai của hầu khắp các vùng trong cả nước. Mã đề mọc hoang khắp nơi, từ vùng cao Sapa (Lào Cai), Đà Lạt (Lâm Đồng) đến vùng trung du và đồng bằng. Vùng đã sản xuất Mã đề dược liệu hàng hoá có Nghĩa Trai (Hưng Yên), Thanh Trì (Hà Nội), Tuy Hoà (Phú Yên).

Mã đề có ba phân loài :

Plantago major subsp. major.
Plantago major subsp. intermedia (DC.) Arcang.
Plantago major subsp. winteri (Wirtg.) W.Ludw.

Mã đề,xa tiền, xa tiền thảo

Công dụng :

Mã đề được dùng làm thuốc, bộ phận dùng là phần trên mặt đất và hạt (Herba sem Semen Plantaginis). Mã đề có thể dùng làm thuốc chữa suyễn, lợi tiểu, lọc máu.

Theo y học cổ truyền

- Lá Mã đề có vị nhạt, tính mát; hạt có vị ngọt, nhạt, nhớt. Quy vào 4 kinh can, phế, thận, tiểu trường; có tác dụng thanh nhiệt lợi phế, tiêu thũng, thông tiểu tiện.
- Mã đề được dùng chữa ho lâu ngày, viêm khí quản, viêm thận và bàng quang, bí tiểu tiện, tiểu tiện ra máu hoặc ra sỏi, phù thũng, đau mắt sưng đỏ, tiêu chảy, lỵ, chảy máu cam, ra nhiều mồ hôi.
- Dùng ngoài, lá Mã đề tươi đắp làm mụn nhọt chóng vỡ, mau lành.
- Hạt Mã đề dùng điều trị đái tháo đường, khó tiêu, ho, bệnh vô sinh, chữa một số bệnh về mắt.
- Trong y học cổ truyền ấn Độ, Mã đề có tác dụng cầm máu, trị vết thương, viêm các mô; các bệnh về biểu bì, mụn nhọt mưng mủ, ngứa da, chốc lở loét. Lá Mã đề là thuốc mát có tác dụng lợi tiểu, làm săn, chữa sốt, ho, nhức đầu, đau tai và răng, trị trĩ và tiêu chảy.
- Ở Nhật Bản và Trung Quốc, Mã đề được dùng trị ho, hen, viêm phế quản mãn, viêm màng phổi, bệnh tiết niệu, tiêu thũng, tiêu viêm và bệnh thận mãn tính.

Mã đề,xa tiền, xa tiền thảo

Theo y học hiện đại

- Nước ép cây Mã đề có tác dụng tăng tiết dịch vị. Có tác dụng tốt với bệnh lao, ung thư và thể loét dạ dày nặng trên thực nghiệm.
- Qua thực nghiệm và lâm sàng thấy Mã đề có một số tác dụng sau: lợi tiểu do làm tăng lượng nước tiểu, ure, axit uric và muối trong nước tiểu; trừ đờm, chữa ho; làm tăng niêm dịch phế quản, ống tiêu hoá; ức chế trung khu hô hấp, làm thở sâu và chậm; kháng khuẩn với một số chủng vi khuẩn gây bệnh ngoài da.
- Cao cồn Mã đề có tác dụng bảo vệ gan rõ rệt với tổn thương gan gây bằng carbon tetrachlorid ở động vật thí nghiệm. Hoạt chất aucubin phân lập được có tác dụng bảo vệ gan và chống độc tố của nấm amanita.
- Trên lâm sàng đã sử dụng dạng viên phối hợp terpin và Mã đề cho thấy tác dụng điều trị ho rất hiệu quả và các bệnh viêm đường hô hấp trên do siêu vi khuẩn.
- Hạt Mã đề được dùng điều trị bệnh sỏi đường tiết niệu.
- Các polysacharid trong hạt Mã đề có tác dụng nhuận tràng tốt và hạ đường máu, cholesterol máu.
- Hoạt chất plantamajosid phân lập được, có tác dụng ức chế tụ cầu vàng, trực khuẩn E.coli …

Mã đề,xa tiền, xa tiền thảo

Một số bài thuốc từ cây mã đề :

1.Chữa chứng phổi nóng, ho dai dẳng

Theo Dã thái trị bách bệnh dân gian liệu pháp ghi cách chữa chứng bệnh này như sau : dùng khoảng 20 – 50g rau mã đề tươi, rửa sạch cho vào siêu ( đổ nước 1/2 nồi, sắc nhỏ lửa lấy 1 bát) sắc kỹ, chia làm 3 lần, cách 3 giờ uống 1 lần, uống nóng, uống hết trong ngày. Dùng phương thuốc này cần kiêng các thức ăn cay nóng, đồ chiên ,rán, tôm, cua, cá biển.

2. Chữa chảy máu cam

Hái 1 nắm rau mã đề tươi, rửa sạch, giã nát, tẩm ít nước, vắt lấy nước cốt uống. Người bệnh nằm yên trên giường gối cao đầu – lấy bã mã đề đắp lên trán, nếu chảy máu nhiều cần lấy bông gòn sạch nút mũi bên chảy, uống chừng vài ngày như vậy sẽ khỏi.

3. Chữa nóng gan mật  và nổi mụn

Theo Thực liệu kỳ phương, lấy 1 nắm rau mã đề tươi rửa sạch, nấu với gan lợn ( heo ), 2 thứ thái nhỏ, cho muối vừa ăn, dùng với cơm liên tục 6- 7 ngày sẽ khỏi. Có thể lấy một ít rau mã đề tươi giã nát đắp vào nơi có mụn, lấy băng dính lại. Dùng phương thuốc này cần kiêng thức ăn cay nóng, rượu, cà phê.

4. Chữa chứng đau mắt đỏ

Một nắm to rau mã đề, rửa sạch, vẩy sạch nước, thái nhỏ nấu với 2 con cá Diếc to bằng bàn  tay, cho muối vừa ăn, ăn liền 3 ngày, đồng thời lấy một ít lá rau mã đề tươi giã nhuyễn cho vào vải sạch mỏng chườm nhẹ bên ngoài mắt, kiêng thức ăn cay nóng.

5.Chữa chứng bí tiểu tiện

Dùng 12 hạt mã đề sắc uống làm nhiều lần trong ngày, có thể sắc uống chung với lá.

6. Chữa viêm phế quản

Dùng 6 -12 hạt mã đề mỗi ngày hay dùng cả cây sắc uống nhiều lần trong ngày.

7. Chữa bỏng loét, nhiễm trùng

Dùng 12g mã đề, 12g kim ngân hoa, 12g sài đất, 12g lá cối xay, 900ml nước sắc kỹ còn 300ml chia uống 2-3 lần trong ngày.

8.Chữa chốc lở ở trẻ nhỏ

Dùng một nắm rau mã đề tươi,  rửa sạch thái nhỏ, nấu với 100g – 150g giò sống cho trẻ ăn liên tục trong nhiều ngày sẽ khỏi.

9.Chữa chứng đau lưng do thấp

Rau mã đề ( để cả rễ) lấy 7 cây, hành tăm để cả củ rễ gốc, táo 7 quả, rượu ngon 1-2 lít, nấu uống dần sẽ công hiệu.

10. Chữa chứng sốt xuất  huyết

Dùng 50g mã đề tươi, 30g củ sắn dây, 1 lít nước sắc còn một nữa chia 2 lần uống vào lúc đói, uống liên tục 3 ngày, các ngày sau, mỗi ngày uống 1 lần.

11. Chữa vàng da

Dùng một nắm to hạt mã đề, xát bỏ vỏ ngoài, sao qua, tán thành bột, ngày uống nhiều lần bột ,mã đề cùng với nước cơm hoặc nước đun sôi để nguội còn ấm, uống liền vài ngày sẽ hiệu nghiệm.

12.Chữa tiểu tiện ra máu

Dùng một nắm to rau mã đề, rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt, uống vào lúc đói. Có thể thêm cỏ mực 2 thứ bằng nhau cũng làm như trên và uống lúc đói sẽ có tác dụng sau vài ngày.

13.Chữa bí tiểu tiện ở người già

Lấy cành và lá mã đề, rửa sạch, giã nát, vắt lấy một chén nước hòa vào một ít mật ong, uống vào sẽ có tác dụng.

14. Chữa trẻ bị sởi gây tiêu chảy

Dùng hạt mã đề, sao qua, sắc uống, nếu trẻ bí tiểu tiện thì thêm mộc thông. Có thể dùng hạt mã đề với rau dừa nước lượng  như nhau, sắc uống nếu như không có mộc thông.

Mã đề,xa tiền, xa tiền thảo
Mã đề Plantago major giống 'Rubrifolia'

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Phân biệt : khoai nước- khoai sọ - dọc mùng - môn bạc hà - Ráy voi....

KHOAI NƯỚC Khoai nước, Môn nước - Colocasia esculenta Schott,  Chi Colocasia - Khoai nước, Khoai môn,  Họ Araceae - ráy, khoai môn, khoai nước, thiên nam tinh,  bộ Alismatales Trạch tả Mô tả:  Khoai nước và Khoai sọ cùng loài nhưng khác thứ: +   Khoai nước - Colocasia esacuenta Schott  trồng nước + Khoai sọ - Colocasia esacuenta  var.  antiquorum  trồng khô.  Cây thảo mọc hoang và được trồng, có củ ở gốc thân hình khối tròn. Lá có cuống cao đến 0,8m; phiến dạng tim, màu lục sẫm nhiều hay ít, tím hay nâu tuỳ giống trồng, gân nổi rõ. Mo vàng có phần ống xanh, đầu nhọn. Trục bông mo mang hoa đực và hoa cái, hoa cái có bầu nhiều noãn. Quả mọng vàng khi chín to 3-4mm. Nơi mọc:   Loài được trồng nhiều ở nước ta và các xứ nhiệt đới để lấy củ ăn. Công dụng:  Ta thường dùng củ nấu ăn với xôi hay nấu chè, làm bánh. Cuống lá cũng thường dùng làm rau ăn nhưng phải xát hoặc ngâm với muối để khỏi ngứa. Cũng dùng muối dưa ăn. Củ tươi giã nhỏ dùng đắp trị mụn nhọt có mủ. Dùng ngoài giã nhỏ t

Tổng hợp các loại đậu

Các loại quả đậu ăn cả vỏ lẫn ruột khi chưa chín Đậu rồng – Đậu khế – Đậu xương rồng – Đậu cánh – Winged bean – Winged pea – Goa bean – Asparagus pea – Four-angled bean. Đậu rồng  còn gọi là đậu khế hay đậu xương rồng, đậu cánh (danh pháp hai phần: Psophocarpus tetragonolobus) là một loài cây thuộc họ Đậu (Fabaceae)  Đậu que – Green bean – String bean – Snap bean. Đậu que   là một tên gọi thường dùng ở Việt Nam để chỉ các loại đậu có dạng quả có đặc điểm dài và ốm, như: Đậu đũa , tên khoa học  Vigna unguiculata sesquipedalis , một loại đậu thuộc  chi Đậu  ( Vigna ),  họ Đậu . Đậu cô ve , tên khoa học  Phaseolus vulgaris , một loại đậu thuộc  chi Đậu cô ve  ( Phaseolus ),  họ Đậu . Đậu cô ve – Đậu a ri cô ve – French beans, French green beans, French filet bean (english) – Haricots verts (french): được trồng ở Đà Lạt. Đậu que ,  đậu ve  hay  đậu cô ve , còn gọi là: đậu a ri cô ve do biến âm từ  tiếng Pháp :  haricot vert , danh pháp khoa học Phaseolus vulgaris , là một giống  đ

Cơm nguội vàng hay còn gọi là cây sếu, phác, cơm nguội Trung Quốc - Celtis sinensis Pers.

Cơm nguội vàng  hay còn gọi là  cây sếu ,  phác ,  cơm nguội Trung Quốc  (tên khoa học:  Celtis sinensis  Pers., tiếng Trung:  朴树 ) là một loài thực vật thuộc  chi Cơm nguội ,  họ Gai dầu  ( Cannabaceae ). Phân loại khoa học Giới   ( regnum ) Plantae (không phân hạng) Angiospermae (không phân hạng) Eudicots Bộ   ( ordo ) Rosales Họ   ( familia ) Cannabaceae Chi   ( genus ) Celtis Loài   ( species ) C. sinensis Danh pháp hai phần Celtis sinensis Pers. Các danh pháp đồng nghĩa có:  Celtis bodinieri   H. Léveillé ;  C. bungeana  var.  pubipedicella   G. H. Wang ;  C. cercidifolia   C. K. Schneider ;  C. hunanensis   Handel-Mazzetti ;  C. labilis   C. K. Schneider ;  C. nervosa   Hemsley ;  C. tetrandra   Roxburgh  subsp.  sinensis   (Persoon) Y. C. Tang .