Chuyển đến nội dung chính

Cây Hoàng Đàn

Cây Hoàng đàn có tên khoa học là Cupressus tonkinensis D. Don (tên khác là Cupressus tonkinensis Silba) , thuộc họ Trắc bách diệp - Cupressaceae. Phân bố hẹp ở các dải núi đá vôi cao chót vót chạy từ Hữu Lũng, Chi Lăng, Văn Quan đến Bắc Sơn (Lạng Sơn). Hoàng đàn còn có ở Thạch An (Cao Bằng), Na Hang (Tuyên Quang), nhưng hoàng đàn tập trung lớn nhất, lượng tinh dầu nhiều nhất là ở vùng núi đá vôi Hữu Lũng (Lạng Sơn). Hoàng đàn là nguồn gen quý hiếm, loài đã được đưa vào Sách Đỏ Việt Nam(1996, 2007) và Danh mục Động thực vật rừng nguy cấp quý hiếm nhóm I (nhóm IA) trong nghị định 32/2006/NĐ-CP của Chính phủ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

 

Hiện nay, ở Lạng Sơn hiện chỉ còn 82 cây Hoàng đàn của 44 hộ gia đình và Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Hữu Liên trồng từ năm 1990 tại xã Hữu Liên, Yên Thịnh (Hữu Lũng), Vạn Linh (Chi Lăng). Những cây trên đều có chiều cao từ 2 đến 5m và đường kính gốc từ 3 đến 16cm.Hoàng đàn mọc trong tự nhiên được xác định chỉ còn 27 cây (trong đó có hai cây đang có dấu hiệu bị chết). Tất cả các cây mọc tự nhiên có chiều cao vút ngọn và đường kính gốc nhỏ, trong đó chỉ có 6 cây có nón hạt. Theo quy chuẩn, loài Hoàng đàn Hữu Liên được xếp ở mức rất nguy cấp, đe dọa tuyệt chủng.



Cây hoàng đàn thuộc họ thông trong tự nhiên có dáng hình tháp rất đẹp. Hoàng đàn sinh trưởng rất chậm, khả năng tái sinh bằng hạt kém, dưới tán cây mẹ rất ít khi gặp cây con. Cây gỗ nhỡ, thường xanh, cao khoảng 15 - 20m, có đường kính thân đến 0,5m. Cây có đường kính 0,8 - 1m thì có tuổi thọ hàng trăm năm. Vỏ cây hoàng đàn màu xám nâu, nứt dọc. Bóc bỏ lớp vỏ ra là lớp thịt màu trắng, rồi đến lõi màu vàng, tỏa ra mùi thơm đặc trưng.



Gỗ hoàng đàn thì phần rễ thường giá trị hơn phần thân cây, vì ở gốc rễ phần nhựa hoặc tinh dầu đậm đặc hơn. Tinh dầu hoàng đàn càng nhiều thì khả năng tạo ra tuyết càng dày, càng đậm đặc hơn. Thành phần chính của tinh dầu Hoàng đàn là sabinen (29,34%), α-pinen (25,4%), 4-terpinen (13,91%) và γ-terpinen (5,5%). Khi gỗ hoàng đàn qua thời gian, nếu bị khô kiệt không có khả năng tạo tuyết thì giá trị chỉ còn lại một phần mười giá trị gỗ tươi nhiều tinh dầu. Hoàng đàn là cho gỗ thẳng, có vân gỗ đẹp, chịu mối mọt. Gỗ Hoàng đàn thường sử dụng làm đồ thủ công mỹ nghệ và đồ gỗ cao cấp.  Gỗ Hoàng Đàn có chứa tinh dầu có mùi thơm đặc trưng, tinh dầu trong gỗ có tác dụng xua đuổi Gián, Chuột, Nhện và chống mối mọt rất hiệu quả. Mang mùi hương gỗ nồng ấm êm dịu giúp giảm căng thẳng, kích thích nhẹ nhàng, giúp sảng khoái, tạo cảm giác bình yên, thư thái, giảm mệt mỏi, giảm căng thẳng thần kinh, giúp tái tạo nâng cao cảm giác hưng phấn.



Do việc khai thác quá nhiều từ 30 năm về trước nên Hoàng đàn mọc tự nhiên đã bị tiệt chủng hiện nay chỉ còn những cây gỗ nhỏ tại Hữu Liên. Hoàng đàn cùng với thủy tùng Đắc Lắc, bách vàng, bách xanh, bách tán Đài Loan là những loài cây có nguy cơ tiệt chủng, được gieo trồng và bảo vệ ở Khu bảo tồn thiên nhiên. Nhu cầu sử dụng ngày càng tăng cao đã làm cho số lượng giảm đi nhanh chóng, có nguy cơ biến mất do vậy rất cần có định hướng bảo tồn đúng đắn để phục vụ xã hội trong tương lai.

Một số hình ảnh tham khảo về cây hoàng đàn:









  

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Phân biệt : khoai nước- khoai sọ - dọc mùng - môn bạc hà - Ráy voi....

KHOAI NƯỚC Khoai nước, Môn nước - Colocasia esculenta Schott,  Chi Colocasia - Khoai nước, Khoai môn,  Họ Araceae - ráy, khoai môn, khoai nước, thiên nam tinh,  bộ Alismatales Trạch tả Mô tả:  Khoai nước và Khoai sọ cùng loài nhưng khác thứ: +   Khoai nước - Colocasia esacuenta Schott  trồng nước + Khoai sọ - Colocasia esacuenta  var.  antiquorum  trồng khô.  Cây thảo mọc hoang và được trồng, có củ ở gốc thân hình khối tròn. Lá có cuống cao đến 0,8m; phiến dạng tim, màu lục sẫm nhiều hay ít, tím hay nâu tuỳ giống trồng, gân nổi rõ. Mo vàng có phần ống xanh, đầu nhọn. Trục bông mo mang hoa đực và hoa cái, hoa cái có bầu nhiều noãn. Quả mọng vàng khi chín to 3-4mm. Nơi mọc:   Loài được trồng nhiều ở nước ta và các xứ nhiệt đới để lấy củ ăn. Công dụng:  Ta thường dùng củ nấu ăn với xôi hay nấu chè, làm bánh. Cuống lá cũng thường dùng làm rau ăn nhưng phải xát hoặc ngâm với muối để khỏi ngứa. Cũng dùng muối dưa ăn. Củ tươi giã nhỏ dùng đắp trị mụn nhọt có mủ. Dùng ngoài giã nhỏ t

Tổng hợp các loại đậu

Các loại quả đậu ăn cả vỏ lẫn ruột khi chưa chín Đậu rồng – Đậu khế – Đậu xương rồng – Đậu cánh – Winged bean – Winged pea – Goa bean – Asparagus pea – Four-angled bean. Đậu rồng  còn gọi là đậu khế hay đậu xương rồng, đậu cánh (danh pháp hai phần: Psophocarpus tetragonolobus) là một loài cây thuộc họ Đậu (Fabaceae)  Đậu que – Green bean – String bean – Snap bean. Đậu que   là một tên gọi thường dùng ở Việt Nam để chỉ các loại đậu có dạng quả có đặc điểm dài và ốm, như: Đậu đũa , tên khoa học  Vigna unguiculata sesquipedalis , một loại đậu thuộc  chi Đậu  ( Vigna ),  họ Đậu . Đậu cô ve , tên khoa học  Phaseolus vulgaris , một loại đậu thuộc  chi Đậu cô ve  ( Phaseolus ),  họ Đậu . Đậu cô ve – Đậu a ri cô ve – French beans, French green beans, French filet bean (english) – Haricots verts (french): được trồng ở Đà Lạt. Đậu que ,  đậu ve  hay  đậu cô ve , còn gọi là: đậu a ri cô ve do biến âm từ  tiếng Pháp :  haricot vert , danh pháp khoa học Phaseolus vulgaris , là một giống  đ

Cơm nguội vàng hay còn gọi là cây sếu, phác, cơm nguội Trung Quốc - Celtis sinensis Pers.

Cơm nguội vàng  hay còn gọi là  cây sếu ,  phác ,  cơm nguội Trung Quốc  (tên khoa học:  Celtis sinensis  Pers., tiếng Trung:  朴树 ) là một loài thực vật thuộc  chi Cơm nguội ,  họ Gai dầu  ( Cannabaceae ). Phân loại khoa học Giới   ( regnum ) Plantae (không phân hạng) Angiospermae (không phân hạng) Eudicots Bộ   ( ordo ) Rosales Họ   ( familia ) Cannabaceae Chi   ( genus ) Celtis Loài   ( species ) C. sinensis Danh pháp hai phần Celtis sinensis Pers. Các danh pháp đồng nghĩa có:  Celtis bodinieri   H. Léveillé ;  C. bungeana  var.  pubipedicella   G. H. Wang ;  C. cercidifolia   C. K. Schneider ;  C. hunanensis   Handel-Mazzetti ;  C. labilis   C. K. Schneider ;  C. nervosa   Hemsley ;  C. tetrandra   Roxburgh  subsp.  sinensis   (Persoon) Y. C. Tang .