Chuyển đến nội dung chính

Đào Thất Thốn

Đào Thất thốn là loại cây cảnh có dáng lùn, đẹp tự nhiên, nở nhiều hoa, làm đắm say biết bao dân sành chơi đào ở Hà Thành. Ðào Thất thốn là loài hoa cổ, hiếm và có sức sống mãnh liệt. Mang dáng vẻ cổ kính, từ gốc đến cành đào đều sùi phồng, nổi những u, mấu xù xì, tựa như gốc đa già phong trần sương gió. Nếu các loại đào khác đơm hoa từ những cành nhỏ thì đào Thất thốn có thể bất chợt đơm hoa từ những trụ gốc khô khốc, ở những nơi không tưởng nhất, khiến người ta liên tưởng đến vẻ đẹp bước ra từ bức tranh thủy mặc.
Đào thất thốn : Giống đào xù xì, rêu mốc này có sức hút kỳ lạ, mỗi thốn cành cây, tức độ dài bằng đốt ngón tay, có thể trổ tới 7 bông hoa, nên gọi là Thất thốn. Thất thốn đỏ từ rễ lên tới búp, mầm nhọn và cứng cáp như lưỡi kiếm. Thân cây ngắn, xù xì, lá to và dài xanh đậm, vỏ cây nếu bóc ra thì tím màu mận chín chứ không có màu gỗ như các loại đào thường.

Những hoa đào Thất thốn được người am tường văn hóa phương Ðông hết sức trân trọng. Từ cái gốc xù xì, khô khốc ấy, những nụ hồng, hoa đỏ như máu bật ra đầy sức sống, bông to, cánh dày đẹp đến nao lòng. Màu đỏ của những nụ hồng đào không loài hoa nào sánh kịp. Nhị hoa vàng, vươn dài kiêu sa. Chỉ một bông nở đã làm ấm cả không gian, xua tan giá lạnh của đất trời. Cây nhiều bông thì chóng tàn, nhưng cây ít bông lại bền đến lạ lùng, điều chỉ thấy ở giống hoa quý. Thưởng hoa, người ta thấy trọn vẹn sự viên mãn, đủ đầy.

Đào thất thốn, nàng tiên hoa khó chinh phục :

Đào Thất thốn có ở làng đào Nhật Tân - Hà Nội. Vài chục năm trước, gần như nhà nào ở Nhật Tân cũng trồng giống đào này. Thất thốn thường chỉ ra hoa sau rằm tháng giêng, vì thế mà không kinh doanh được, chỉ dành cho mùa lễ hội sau Tết. Người trồng Thất thốn ở Nhật Tân cứ nản lòng dần bởi các thủ thuật với đào thường như khoanh, tuốt lá, ghép mắt đào… để ép ra hoa đúng cữ xuân đều không có tác dụng. Mất tiền, mất thời gian mà chưa ai thành công nên nhiều người để mặc Thất thốn đơn độc ở góc vườn, góc ao nào đó. Thất thốn cũng dần bị mai một theo năm tháng.

Đào Thất Thốn hồi sinh :

Năm 2009, một nghệ nhân ở Nhật Tân đã làm cho tất cả gốc đào Thất thốn trong vườn nở hoa đúng dịp Tết, một việc chưa từng xảy ra trong tiền lệ. Đó là thành quả của mấy chục năm gắn bó miệt mài theo đuổi, cuối cùng hậu duệ của mảnh đất tiên đào đã nắm được trong tay bí quyết chinh phục nàng tiên hoa.

Nghệ nhân tâm sự, Thất thốn như một người già mẫu mực, sống có phong cách và cầu kỳ. Thất Thốn sống rất thanh bạch, bón nhiều chất dinh dưỡng cây dễ bị chết, giống này chỉ ưa nước sạch, đất càng cằn hoa càng đẹp và thắm sắc. Phải chiêm ngưỡng tận mắt mới cảm nhận được vẻ đẹp mê đắm của nó và khi đã cảm được thì chơi mới thấy sướng.

Đào Thất thốn có nhiều loại: Đỏ, hồng, phai, 5 cánh đơn và 5 cánh kép. Trong đó, Thất thốn đỏ là quý và đẹp nhất. Những người chơi hoa nếu không trân trọng và biết cách chơi hoa thật sự thì dù có trả nhiều tiền cũng không có cơ hội mang hoa về. Một gốc đào loại bé hiện tại có giá trên dưới chục triệu đồng. Khách du lịch đến đây nếu không đủ điều kiện mang về một gốc Thất thốn cũng có cơ hội được mãn nhãn và đắm chìm trong thế giới các loài hoa đào, hoa mai đủ loại.

Những cây đào Thất thốn như những hạt bụi vàng của Hà Nội cổ dần hồi sinh, mang giá trị tinh thần to lớn, góp phần làm sang trọng cho ngày Tết cổ truyền của dân tộc Việt ở mảnh đất kinh kỳ.

Xem thêm : Hoa đào

Hình ảnh về đào thất thốn :

Đào thất thốn

Đào thất thốn

Đào thất thốn

Đào thất thốn

Đào thất thốn

Đào thất thốn

Đào thất thốn

Đào thất thốn

Đào thất thốn
Đào Thất Thốn 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Phân biệt : khoai nước- khoai sọ - dọc mùng - môn bạc hà - Ráy voi....

KHOAI NƯỚC Khoai nước, Môn nước - Colocasia esculenta Schott,  Chi Colocasia - Khoai nước, Khoai môn,  Họ Araceae - ráy, khoai môn, khoai nước, thiên nam tinh,  bộ Alismatales Trạch tả Mô tả:  Khoai nước và Khoai sọ cùng loài nhưng khác thứ: +   Khoai nước - Colocasia esacuenta Schott  trồng nước + Khoai sọ - Colocasia esacuenta  var.  antiquorum  trồng khô.  Cây thảo mọc hoang và được trồng, có củ ở gốc thân hình khối tròn. Lá có cuống cao đến 0,8m; phiến dạng tim, màu lục sẫm nhiều hay ít, tím hay nâu tuỳ giống trồng, gân nổi rõ. Mo vàng có phần ống xanh, đầu nhọn. Trục bông mo mang hoa đực và hoa cái, hoa cái có bầu nhiều noãn. Quả mọng vàng khi chín to 3-4mm. Nơi mọc:   Loài được trồng nhiều ở nước ta và các xứ nhiệt đới để lấy củ ăn. Công dụng:  Ta thường dùng củ nấu ăn với xôi hay nấu chè, làm bánh. Cuống lá cũng thường dùng làm rau ăn nhưng phải xát hoặc ngâm với muối để khỏi ngứa. Cũng dùng muối dưa ăn. Củ tươ...

Tổng hợp các loại đậu

Các loại quả đậu ăn cả vỏ lẫn ruột khi chưa chín Đậu rồng – Đậu khế – Đậu xương rồng – Đậu cánh – Winged bean – Winged pea – Goa bean – Asparagus pea – Four-angled bean. Đậu rồng  còn gọi là đậu khế hay đậu xương rồng, đậu cánh (danh pháp hai phần: Psophocarpus tetragonolobus) là một loài cây thuộc họ Đậu (Fabaceae)  Đậu que – Green bean – String bean – Snap bean. Đậu que   là một tên gọi thường dùng ở Việt Nam để chỉ các loại đậu có dạng quả có đặc điểm dài và ốm, như: Đậu đũa , tên khoa học  Vigna unguiculata sesquipedalis , một loại đậu thuộc  chi Đậu  ( Vigna ),  họ Đậu . Đậu cô ve , tên khoa học  Phaseolus vulgaris , một loại đậu thuộc  chi Đậu cô ve  ( Phaseolus ),  họ Đậu . Đậu cô ve – Đậu a ri cô ve – French beans, French green beans, French filet bean (english) – Haricots verts (french): được trồng ở Đà Lạt. Đậu que ,  đậu ve  hay  đậu cô ve , còn gọi là: đậu a ri cô ve do biến âm từ  tiếng...

Cơm nguội vàng hay còn gọi là cây sếu, phác, cơm nguội Trung Quốc - Celtis sinensis Pers.

Cơm nguội vàng  hay còn gọi là  cây sếu ,  phác ,  cơm nguội Trung Quốc  (tên khoa học:  Celtis sinensis  Pers., tiếng Trung:  朴树 ) là một loài thực vật thuộc  chi Cơm nguội ,  họ Gai dầu  ( Cannabaceae ). Phân loại khoa học Giới   ( regnum ) Plantae (không phân hạng) Angiospermae (không phân hạng) Eudicots Bộ   ( ordo ) Rosales Họ   ( familia ) Cannabaceae Chi   ( genus ) Celtis Loài   ( species ) C. sinensis Danh pháp hai phần Celtis sinensis Pers. Các danh pháp đồng nghĩa có:  Celtis bodinieri   H. Léveillé ;  C. bungeana  var.  pubipedicella   G. H. Wang ;  C. cercidifolia   C. K. Schneider ;  C. hunanensis   Handel-Mazzetti ;  C. labilis   C. K. Schneider ;  C. nervosa   Hemsley ;  C. tetrandra   Roxburgh  subsp.  sinensis   (Persoon) Y. C. Tang .