PHÁT HIỆN MỘT LOÀI LAN MỚI Ở HÒN BÀ, KHÁNH HOÀ
Phạm Văn Thế – Viện sinh thái tài nguyên sinh vật
Các nhà nghiên cứu thực vật Nga, Việt Nam vừa phát hiện và mô tả một loài Lan mới cho khoa học ở Khánh Hoà, miền Nam Việt Nam trên tạp chí Taiwania 13-4-2014.
Loài hoa lan mới có tên Miguelia cruenta - xuất phát từ nghĩa của từ la tinh “cruentum”, có nghĩa là máu. Sở dĩ có sự mường tượng liên quan như vậy là do màu đỏ như máu của các đường gân ở thuỳ môi bên trong lòng của cánh môi. Màu đặc biệt này của cánh môi hoa có thể liên quan đến một loài côn trùng thụ phấn đặc biệt nào đó. Tuy nhiên thông tin về sự thụ phấn của loài này hiện chưa có. Chúng được phát hiện trong rừng nguyên sinh cây lá rộng thường xanh ẩm, trên các sườn núi và vách đá granit trên độ cao 1500m so với mực nước biển. Đây là một loài lan hiếm và cần có sự chú ý đặc biệt để bảo vệ chúng.
Loài lan mới có thân leo trườn, mọc trên đá hoặc trên cây. Phân nhánh ít, màu xanh, nạc, có thể dài đến 15m, có nhiều đốt trên thân. Lá có cuống ngắn, phiên lá nạc, như da, hình dạng từ hình trứng hẹp đến hình elíp rộng. Cụm hoa bên, mọc ra từ nách lá, cuống cụm hoa ngắn hoặc đôi khi không có, thường chỉ có một nhánh (ít khi 2). Hoa nở hai bông một lần liên tiếp. Hoa lớn, có đường kính 6-7cm. Đài và tràng màu trắng đến màu vàng nhạt, xanh nhạt dần về phía đỉnh. Cánh tràng và lá đài bên hơi cong hình lưỡi liềm, lõm lòng thuyền. Môi màu trắng đến màu vàng nhạt sáng hoặc vàng nhạt xanh, hình kèn trompet, nguyên hoặc xẻ nhẹ 3 thuỳ. Thuỳ môi bên rộng, hình bán cầu, mỏng và cong. Thuỳ môi giữa xanh, nạc, hình trứng. Đĩa môi ở giữa dạng thể chai lồi màu trắng. Hoa nở vào tháng 5.
Chi Migulia Aver. là một chi nhỏ bao gồm 4 loài, chỉ xuất hiện ở Nam Trung Hoa, Việt Nam, Lào và Đông Bắc Thái Lan, bao gồm Migulia annamica, Migulia somae, Migulia shenzhenica và loài mới Migulia cruenta. Các loài trong chi này rất gần gũi với 1 chi lớn và có sự phân bô rộng là Vailla Mill., tuy nhiên chúng khác biệt bởi 1 cụm hoa rích rắc với cấu trúc lạ kỳ.
Loài hoa lan mới có tên Miguelia cruenta - xuất phát từ nghĩa của từ la tinh “cruentum”, có nghĩa là máu. Sở dĩ có sự mường tượng liên quan như vậy là do màu đỏ như máu của các đường gân ở thuỳ môi bên trong lòng của cánh môi. Màu đặc biệt này của cánh môi hoa có thể liên quan đến một loài côn trùng thụ phấn đặc biệt nào đó. Tuy nhiên thông tin về sự thụ phấn của loài này hiện chưa có. Chúng được phát hiện trong rừng nguyên sinh cây lá rộng thường xanh ẩm, trên các sườn núi và vách đá granit trên độ cao 1500m so với mực nước biển. Đây là một loài lan hiếm và cần có sự chú ý đặc biệt để bảo vệ chúng.
Loài lan mới có thân leo trườn, mọc trên đá hoặc trên cây. Phân nhánh ít, màu xanh, nạc, có thể dài đến 15m, có nhiều đốt trên thân. Lá có cuống ngắn, phiên lá nạc, như da, hình dạng từ hình trứng hẹp đến hình elíp rộng. Cụm hoa bên, mọc ra từ nách lá, cuống cụm hoa ngắn hoặc đôi khi không có, thường chỉ có một nhánh (ít khi 2). Hoa nở hai bông một lần liên tiếp. Hoa lớn, có đường kính 6-7cm. Đài và tràng màu trắng đến màu vàng nhạt, xanh nhạt dần về phía đỉnh. Cánh tràng và lá đài bên hơi cong hình lưỡi liềm, lõm lòng thuyền. Môi màu trắng đến màu vàng nhạt sáng hoặc vàng nhạt xanh, hình kèn trompet, nguyên hoặc xẻ nhẹ 3 thuỳ. Thuỳ môi bên rộng, hình bán cầu, mỏng và cong. Thuỳ môi giữa xanh, nạc, hình trứng. Đĩa môi ở giữa dạng thể chai lồi màu trắng. Hoa nở vào tháng 5.
Chi Migulia Aver. là một chi nhỏ bao gồm 4 loài, chỉ xuất hiện ở Nam Trung Hoa, Việt Nam, Lào và Đông Bắc Thái Lan, bao gồm Migulia annamica, Migulia somae, Migulia shenzhenica và loài mới Migulia cruenta. Các loài trong chi này rất gần gũi với 1 chi lớn và có sự phân bô rộng là Vailla Mill., tuy nhiên chúng khác biệt bởi 1 cụm hoa rích rắc với cấu trúc lạ kỳ.
Đây là loài hoa lan thứ 2 được phát hiện ở Khu bảo tồn thiên nhiên Hòn Bà trong 3 năm trở lại đây và khu vực này còn rất nhiều loài cần được khám phá và công bố.
Lan vani gân máu Miguelia cruenta - Ảnh: Trương Bá Vương
|
Nhận xét
Đăng nhận xét