Chuyển đến nội dung chính

Niễng, Niễng niễng, Cây lúa miêu - Zizania caduciflora (Turcz ex Trin.) Haud-Mazz.

Niễng, Niễng niễng, Cây lúa miêu - Zizania caduciflora (Turcz ex Trin.) Haud-Mazz., thuộc họ Lúa - Poaceae.

Mô tả: Cây thảo sống nhiều năm, mọc ngập trong nước hay chỗ nhiều bùn; thân rễ rất phát triển, thân đứng cao tới 1-2m, phần dưới gốc to xốp. Lá phẳng, thuôn hình dải, dài 30-70cm, rộng 2-3cm, cả hai mặt đều ráp, hai mép dày hơn. Bẹ lá nhẵn, khía rãnh; lưỡi bẹ hình bầu dục; ở nách các lá có những chồi, đến mùa sẽ đâm ra các lá. Cụm hoa chuỳ hẹp, dài 30-50cm, cuống chung khoẻ, phân nhánh nhiều, mang bông nhỏ đực ở trên, bông nhỏ cái ở dưới, hoa đực có 6 nhị với chỉ nhị ngắn; hoa cái có bầu với đầu nhuỵ dài.
Bộ phận dùng: Củ niễng do thân phồng to, xốp, mềm, hình chuỳ dài, đường kính 2,5-3cm, dài 5-8cm, khi non cắt dọc hoặc ngang đều có phần mô mềm trắng, có những chỗ màu xanh lục của các sợi nấm, khi già có những vết màu đen chứa đầy bào tử của loài nấm than - Ustilago esculenta P. Henn ký sinh trên thân cây. Vậy đúng hơn đó là phần phình của thân cây Niễng - Caulis Zizaniae, thường có tên là Giao cô hay Giao bạch.
Nơi sống và thu hái: Loài có nguồn gốc ở Đông Xibêri, được trồng ở Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản và nhiều nước Á châu. Ở nước ta, cây được trồng ở bờ ao, ven hồ, ao cạn nước còn bùn nhão hoặc ruộng nước, phổ biến ở đồng bằng Bắc Bộ như ở Hà Nội (vùng ngoại thành), Thái Bình (Vũ Thư), Nam Hà (Đồng Văn), Lâm Đồng (Đà Lạt). Trồng vào tháng 9-10 bằng phần mềm tách ở gốc ra, trồng cách nhau 50-60cm vào nơi có bùn nhão, theo hàng hoặc không. Cần chăm sóc để không cho cỏ dại phát triển và giữ đủ nước.
Thành phần hoá học: Củ Niễng chứa glucid, protid và một số muối khoáng.
Tính vị, tác dụng: Vị ngọt, béo, mùi thơm, tính lạnh, không độc; có tác dụng giải phiền khát, giải say rượu, lợi tiểu.
Công dụng: Người ta thường dùng củ thái nhỏ ăn sống hoặc xào với rươi hoặc luộc ăn.
Dùng củ Niễng ăn chữa được bệnh về tim và thường dùng đối với các trường hợp nóng ruột, táo bón,Kiết lỵ.
Ngoài ra, cây Niễng còn có nhiều công dụng:
- Trồng để làm cạn khô vùng đất ướt hoặc giữ cho bờ ao khỏi bị sụp lở.
- Hạt Niễng (Giao bạch tử) ở Nhật Bản được dùng ăn trộn với cơm, ở Trung Quốc cũng là một loại ngũ cốc dùng để ăn khi mất mùa.
- Thân cây Niễng dùng làm mành mành hoặc chiếu.
- Lá non dùng làm thức ăn cho trâu bò; lá già dùng làm bột giấy.
  Vùng đồng chiêm trũng quê nhà ngày xưa đâu cũng thấy những đầm nước hoang dã đầy năn lác, bèo tây bèo ong… Khi đợt gió mùa đầu tiên tràn về, những bụi niễng ven đầm nước đầu làng xao xác dưới những ngọn gió mùa hanh hao.
Đêm nghe tiếng chuột rúc rích góc ao, ông trở mình nhắc mẹ xem bụi niễng chắc đến độ bẻ được rồi.
Những củ niễng bụ bẫm
Cây niễng mọc hoang hay được trồng ngoài đầm nước, góc ao nhà. Cuối tháng chín, đầu tháng mười âm lịch lá niễng đã khô lại, để phần thân dưới phình to lên thành củ. Người ta bóc những chiếc lá niễng khô xác, bẻ lấy củ niễng xanh đậm hoặc tím ngắt, tươi ròng nước đầm.
Chợ làng bày bán những chùm niễng được bó khoảng dăm bảy củ mập mạp. Nhẹ tay bóc lớp bẹ vỏ xốp đi, những củ niễng trắng tươi nõn nà nhìn thật thích mắt. Bọn trẻ chăn trâu chúng tôi còn thích nhai rau ráu những củ niễng non nhỏ vừa bẻ dưới đầm. Vị ngọt mát tươi lành chẳng thể quên. Lũ chuột đồng cũng thích lắm và không bẻ kịp là chúng gặm củ nham nhở.
Củ niễng tươi ngọt nên xào hành cũng đủ ngon. Củ niễng có thể xào với thịt bò, thịt nạc, tim cật… hay chỉ cần đập thêm quả trứng cũng hấp dẫn lắm rồi. Đúng vị và cao cấp nhất là xào củ niễng với rươi. Mùa niễng chín cũng đúng mùa rươi ngoài vùng nước lợ và đó là món ăn sành điệu của người chốn kinh kỳ. Còn ở vùng quê đầm ao chiêm trũng, ngon ngọt, đậm đà nhất là xào với cá quả (cá lóc).
Những con cá quả đen trũi vừa câu dưới đầm lên giãy giụa thật khỏe. Cá làm sạch, lóc lấy thịt hai bên thái mỏng, ướp chút muối tiêu. Cá đồng tươi rói chắc nịch nên những lát thịt trắng hồng ánh xà cừ thật ngon mắt. Mẹ rửa sạch nắm hành hoa, thì là, rau răm xanh ngắt. Củ niễng thái lát mỏng cheo chéo, hình ôvan đều đặn. Củ niễng non cho lát trắng tinh mịn màng, củ bánh tẻ điểm những đốm “than” đen đen.
Niễng và cá quả, sản vật vùng đồng quê bình dị
Mẹ phi hành thơm phức rồi cho cá vào đảo nhanh, nhẹ tay để không làm nát miếng cá. Mùi thơm bốc lên thật quyến rũ. Thịt cá xào để riêng. Rồi mẹ bắc chảo xào củ niễng. Âm thanh xèo xèo náo nức đưa mùi thơm ngạt ngào lan tỏa. Những lát niễng mềm đi là mẹ trút thịt cá, hành, thì là vào đảo đều.
Đĩa niễng xào trên mâm cơm bốc khói nghi ngút. Vị ngọt thơm đậm đà của những miếng cá tươi, ngọt giòn thanh tao của củ niễng quyện với thì là, tiêu xay thơm phức trong bữa cơm ngày đầu đông sao mà ấm cúng. Bố rót mời ông chén rượu nếp thơm trong veo. Ông nâng ly, cầm đũa gắp, khà một tiếng thật khoan khoái…
Đĩa niễng xào hấp dẫn
Mùa củ niễng không kéo dài, chỉ vài tuần là vãn. Rồi đến đầu đông năm sau mới lại có. Ông đã xa mãi những mùa củ niễng. Sài Gòn hôm nay cũng có chút hanh hao, nhắc mùa niễng lại đến ở miền quê xa ấy.
Đầm làng có còn niễng không? Những đứa trẻ làng có còn chăn trâu và chia nhau những củ niễng ngọt ngào? Chợt nhớ đầm nước hoang vu đầu làng mùa đông xao xác. Nhớ tiếng khà khoan khoái của ông…

Nhận xét

  1. Xin hỏi cây này mua ở đâu, mình muốn mua với số lượng lớn?

    Trả lờiXóa
  2. Xin hỏi cây này mua ở đâu, mình muốn mua với số lượng lớn?

    Trả lờiXóa

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Phân biệt : khoai nước- khoai sọ - dọc mùng - môn bạc hà - Ráy voi....

KHOAI NƯỚC Khoai nước, Môn nước - Colocasia esculenta Schott,  Chi Colocasia - Khoai nước, Khoai môn,  Họ Araceae - ráy, khoai môn, khoai nước, thiên nam tinh,  bộ Alismatales Trạch tả Mô tả:  Khoai nước và Khoai sọ cùng loài nhưng khác thứ: +   Khoai nước - Colocasia esacuenta Schott  trồng nước + Khoai sọ - Colocasia esacuenta  var.  antiquorum  trồng khô.  Cây thảo mọc hoang và được trồng, có củ ở gốc thân hình khối tròn. Lá có cuống cao đến 0,8m; phiến dạng tim, màu lục sẫm nhiều hay ít, tím hay nâu tuỳ giống trồng, gân nổi rõ. Mo vàng có phần ống xanh, đầu nhọn. Trục bông mo mang hoa đực và hoa cái, hoa cái có bầu nhiều noãn. Quả mọng vàng khi chín to 3-4mm. Nơi mọc:   Loài được trồng nhiều ở nước ta và các xứ nhiệt đới để lấy củ ăn. Công dụng:  Ta thường dùng củ nấu ăn với xôi hay nấu chè, làm bánh. Cuống lá cũng thường dùng làm rau ăn nhưng phải xát hoặc ngâm với muối để khỏi ngứa. Cũng dùng muối dưa ăn. Củ tươ...

Tổng hợp các loại đậu

Các loại quả đậu ăn cả vỏ lẫn ruột khi chưa chín Đậu rồng – Đậu khế – Đậu xương rồng – Đậu cánh – Winged bean – Winged pea – Goa bean – Asparagus pea – Four-angled bean. Đậu rồng  còn gọi là đậu khế hay đậu xương rồng, đậu cánh (danh pháp hai phần: Psophocarpus tetragonolobus) là một loài cây thuộc họ Đậu (Fabaceae)  Đậu que – Green bean – String bean – Snap bean. Đậu que   là một tên gọi thường dùng ở Việt Nam để chỉ các loại đậu có dạng quả có đặc điểm dài và ốm, như: Đậu đũa , tên khoa học  Vigna unguiculata sesquipedalis , một loại đậu thuộc  chi Đậu  ( Vigna ),  họ Đậu . Đậu cô ve , tên khoa học  Phaseolus vulgaris , một loại đậu thuộc  chi Đậu cô ve  ( Phaseolus ),  họ Đậu . Đậu cô ve – Đậu a ri cô ve – French beans, French green beans, French filet bean (english) – Haricots verts (french): được trồng ở Đà Lạt. Đậu que ,  đậu ve  hay  đậu cô ve , còn gọi là: đậu a ri cô ve do biến âm từ  tiếng...

Cơm nguội vàng hay còn gọi là cây sếu, phác, cơm nguội Trung Quốc - Celtis sinensis Pers.

Cơm nguội vàng  hay còn gọi là  cây sếu ,  phác ,  cơm nguội Trung Quốc  (tên khoa học:  Celtis sinensis  Pers., tiếng Trung:  朴树 ) là một loài thực vật thuộc  chi Cơm nguội ,  họ Gai dầu  ( Cannabaceae ). Phân loại khoa học Giới   ( regnum ) Plantae (không phân hạng) Angiospermae (không phân hạng) Eudicots Bộ   ( ordo ) Rosales Họ   ( familia ) Cannabaceae Chi   ( genus ) Celtis Loài   ( species ) C. sinensis Danh pháp hai phần Celtis sinensis Pers. Các danh pháp đồng nghĩa có:  Celtis bodinieri   H. Léveillé ;  C. bungeana  var.  pubipedicella   G. H. Wang ;  C. cercidifolia   C. K. Schneider ;  C. hunanensis   Handel-Mazzetti ;  C. labilis   C. K. Schneider ;  C. nervosa   Hemsley ;  C. tetrandra   Roxburgh  subsp.  sinensis   (Persoon) Y. C. Tang .