Chuyển đến nội dung chính

Cách viết tên khoa học các sinh vật

Viết tên khoa học các sinh vật như thế nào?
Đỗ Xuân Cẩm
Hiện nay, việc viết tên khoa học các loài thực vật, động vật cũng là vấn đề cần trao đổi. Trong một số tài liệu tiếng Việt và nhất là trên diễn đàn báo chí, nhiều trường hợp đã không nhất quán cách viết.
Thật ra, cách viết cũng đã được qui định khá chặt chẽ trong các bộ luật quốc tế về gọi tên thực vật, động vật, vi sinh vật (ICBN, ICZN, ICNB). Mục đích của qui định là tránh sự nhầm lẫn cho người đọc. Theo đó:
1. Danh pháp loài cần được viết đầy đủ cả hai từ, khi cần thiết phải viết tắt, chỉ được viết tắt từ thứ nhất (tên chi), nhưng với điều kiện là trong văn bản đã nêu tên loài đó ít nhất là một lần để chữ viết tắt đó không gây nhầm lẫn với tên một chi khác, còn từ thứ hai (tính ngữ) không bao giờ viết tắt cả. Trong thực tế, nhiều tài liệu mở đầu bằng “E. coli“, người đọc đôi khi cũng hiểu đó là một trực trùng đường ruột, nhưng lắm trường hợp không rõ chữ “E.” là viết tắt tên chi nào?
2. Trong tài liệu in offset, thường nội dung văn bản được in đứng (regular). Để tránh sự nhầm lẫn giữa tên loài và tên tác giả và các từ ngữ thuộc nội dung văn bản, người ta in nghiêng tên loài, còn tên tác giả thì in đứng. Nhất là ở tên các loài động vật, các nhà phân loại học động vật thường viết nguyên tên tác giả đi kèm tên loài, chứ không viết tắt như ở danh pháp loài thực vật, nếu không có chế độ in nghiêng và in đứng rạch ròi thì rất dễ nhầm lẫn. Cũng để tránh nhầm lẫn có một số nhà động vật học đã để tên tác giả trong ngoặc đơn. Trường hợp này ý nghĩa của ngoặc đơn khác với ý nghĩa của ngoặc đơn trong danh pháp loài thực vật đã nêu ở bài viết danh pháp loài. Nếu có trường hợp đặc biệt, nội dung văn bản được in nghiêng thì tên loài phải in đứng. Hoặc ở những dòng chú thích ảnh, người ta thường in chữ nghiêng, nếu có kèm tên khoa học loài thì nó phải được in đứng. Trường hợp viết tay hay đánh máy chữ, người viết không thể thay đổi kiểu chữ, máy chữ cũng chỉ có một kiểu chữ đứng thì tên loài được gạch chân.
3. Tên tác giả trích dẫn kèm theo tên khoa học của loài thực vật được viết tắt theo nguyên tắc ngắn nhất có thể, ngoại trừ tên đó đã quá ngắn. Điều này hiện nay cũng ít được các tác giả Việt Nam quan tâm, nhất là ở các tài liệu không chuyên về phân loại học. Đôi khi, người ta cứ bê nguyên của một tài liệu nào đó vào tài liệu của mình, đến nỗi trong cùng một chương, cùng một tác giả lại được viết theo hai cách khác nhau, chẳng hạn như “L.” và “Linn.”. Đó là tên của nhà phân loại học nổi tiếng thế giới – người đã đề ra cách viết tên đôi bằng tiếng Latin cho các loài từ năm 1753 – ông C. V. Linnaeus (thường được người Việt phiên âm từ tên tiếng Pháp là Lin-nê), đã được một vài tác giả Việt Nam khi thì viết tắt “L.”, khi thì viết tắt “Linn.”, trong lúc các bộ luật quốc tế vẫn theo luật ưu tiên và viết “L.”
Như vậy, xem ra có một vài vấn đề vốn được qui tắc hóa bằng luật thì lại được một số người sử dụng một cách phi luật lệ, chẳng khác nào tình trạng vi phạm luật giao thông khó khắc phục trên đường phố các tỉnh thành Việt Nam như hiện nay.

Nhận xét

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Phân biệt : khoai nước- khoai sọ - dọc mùng - môn bạc hà - Ráy voi....

KHOAI NƯỚC Khoai nước, Môn nước - Colocasia esculenta Schott,  Chi Colocasia - Khoai nước, Khoai môn,  Họ Araceae - ráy, khoai môn, khoai nước, thiên nam tinh,  bộ Alismatales Trạch tả Mô tả:  Khoai nước và Khoai sọ cùng loài nhưng khác thứ: +   Khoai nước - Colocasia esacuenta Schott  trồng nước + Khoai sọ - Colocasia esacuenta  var.  antiquorum  trồng khô.  Cây thảo mọc hoang và được trồng, có củ ở gốc thân hình khối tròn. Lá có cuống cao đến 0,8m; phiến dạng tim, màu lục sẫm nhiều hay ít, tím hay nâu tuỳ giống trồng, gân nổi rõ. Mo vàng có phần ống xanh, đầu nhọn. Trục bông mo mang hoa đực và hoa cái, hoa cái có bầu nhiều noãn. Quả mọng vàng khi chín to 3-4mm. Nơi mọc:   Loài được trồng nhiều ở nước ta và các xứ nhiệt đới để lấy củ ăn. Công dụng:  Ta thường dùng củ nấu ăn với xôi hay nấu chè, làm bánh. Cuống lá cũng thường dùng làm rau ăn nhưng phải xát hoặc ngâm với muối để khỏi ngứa. Cũng dùng muối dưa ăn. Củ tươ...

Tổng hợp các loại đậu

Các loại quả đậu ăn cả vỏ lẫn ruột khi chưa chín Đậu rồng – Đậu khế – Đậu xương rồng – Đậu cánh – Winged bean – Winged pea – Goa bean – Asparagus pea – Four-angled bean. Đậu rồng  còn gọi là đậu khế hay đậu xương rồng, đậu cánh (danh pháp hai phần: Psophocarpus tetragonolobus) là một loài cây thuộc họ Đậu (Fabaceae)  Đậu que – Green bean – String bean – Snap bean. Đậu que   là một tên gọi thường dùng ở Việt Nam để chỉ các loại đậu có dạng quả có đặc điểm dài và ốm, như: Đậu đũa , tên khoa học  Vigna unguiculata sesquipedalis , một loại đậu thuộc  chi Đậu  ( Vigna ),  họ Đậu . Đậu cô ve , tên khoa học  Phaseolus vulgaris , một loại đậu thuộc  chi Đậu cô ve  ( Phaseolus ),  họ Đậu . Đậu cô ve – Đậu a ri cô ve – French beans, French green beans, French filet bean (english) – Haricots verts (french): được trồng ở Đà Lạt. Đậu que ,  đậu ve  hay  đậu cô ve , còn gọi là: đậu a ri cô ve do biến âm từ  tiếng...

Cơm nguội vàng hay còn gọi là cây sếu, phác, cơm nguội Trung Quốc - Celtis sinensis Pers.

Cơm nguội vàng  hay còn gọi là  cây sếu ,  phác ,  cơm nguội Trung Quốc  (tên khoa học:  Celtis sinensis  Pers., tiếng Trung:  朴树 ) là một loài thực vật thuộc  chi Cơm nguội ,  họ Gai dầu  ( Cannabaceae ). Phân loại khoa học Giới   ( regnum ) Plantae (không phân hạng) Angiospermae (không phân hạng) Eudicots Bộ   ( ordo ) Rosales Họ   ( familia ) Cannabaceae Chi   ( genus ) Celtis Loài   ( species ) C. sinensis Danh pháp hai phần Celtis sinensis Pers. Các danh pháp đồng nghĩa có:  Celtis bodinieri   H. Léveillé ;  C. bungeana  var.  pubipedicella   G. H. Wang ;  C. cercidifolia   C. K. Schneider ;  C. hunanensis   Handel-Mazzetti ;  C. labilis   C. K. Schneider ;  C. nervosa   Hemsley ;  C. tetrandra   Roxburgh  subsp.  sinensis   (Persoon) Y. C. Tang .