Chuyển đến nội dung chính

Kho thảo dược quý trên “nóc nhà Đông Bắc”

Thoát khỏi con suối chứa đầy gỗ ngọc am quý hiếm thì hết đường. “Người rừng” Trần Ngọc Lâm định hướng, rồi dùng dao phát trúc mở đường tiến sang phía Đông.
Thoát khỏi rừng trúc, chúng tôi lại tuột xuống một thung lũng. Từ đây, mở ra trước mắt, là những cánh rừng thảo quả mênh mông bát ngát. Khắp các sườn đồi, khe suối là thảo quả. Những thân cây khổng lồ ngã đổ chổng vó trong những cánh rừng thảo quả. Dưới gốc những thân cây lớn nhất còn đứng vững, người Mông thường đặt một tấm bia bằng gỗ để thờ… ma cây.

Kho thảo dược quý trên “nóc nhà Đông Bắc”
Người Mông thường thờ ma ở những gốc cây khổng lồ. 
Nhìn những cánh rừng thảo quả, ông Lâm thờ dài thườn thượt. Ông bảo, không có thứ gì tàn phá rừng khủng khiếp như thảo quả. Để trồng được thảo quả, người ta phải phát những cây nhỏ dưới mặt đất, để lại những cây lớn làm bóng mát. Điểm đặc biệt của loài thảo quả là chúng chỉ sống được ở độ cao trên dưới 2.000m, trong bóng râm.
Theo lời ông Lâm, rễ thảo quả tiết ra đất một loại chất độc, khiến nhiều loài cây không lên được. Độ 10 năm sau, những cây cổ thụ làm bóng mát cũng chết. Cây bóng mát chết, ánh nắng chiếu xuống, thảo quả cũng chết, thế là đất bỏ hoang. Từ đó, những khu vườn trồng thảo quả trở thành đồi núi trọc.
Đứng giữa rừng thảo quả, ông Lâm bảo, sẽ tìm được cây thuốc giảo cổ lam. Chúng tôi tìm xuống khe suối, y rằng tìm được những bãi giảo cổ lam mọc nhiều như cỏ. Ông Lâm chỉ cho Vàng Seo Vần cây giảo cổ lam và dặn Vần hướng dẫn người dân Chúng Phùng lấy giảo cổ lam phơi khô đem bán với giá một vài trăm ngàn một kg. Vần rất vui mừng, vì hy vọng sẽ có nghề… hái thuốc và hái ra tiền.

Kho thảo dược quý trên “nóc nhà Đông Bắc”
Một cây pơ-mu đã bị đốn hạ, chỉ còn lại cái gốc. 
Ông Lâm bảo, nếu vùng nào thảo quả lên được, thì có nghĩa khu vực đó có độ cao trên dưới 2.000m, và như vậy, khu rừng sẽ có pơ-mu. Tuy nhiên, chúng tôi đi rạc cẳng, chẳng tìm thấy cây pơ-mu nào, chỉ thấy rặt những gốc pơ-mu chìm lẫn trong vườn thảo quả. Ông Lâm dùng dao chém vào gốc cây lấy mảnh gỗ cho tôi ngửi và nhận rõ đó là gốc pơ-mu. Như vậy, đại ngàn pơ-mu ở Tây Côn Lĩnh đã bị chặt hết từ nhiều năm trước.
Ở độ cao 2.000m, đại ngàn Tây Côn Lĩnh rất rậm rạp, song gỗ quý đều đã bị chặt phá tự bao giờ. Thật khó tưởng tượng, nơi núi cao, rừng thẳm thế này mà người ta cũng chặt phá được. Theo lời ông Lâm, khu vực này cách suối Túng Quá Lìn không xa lắm, nên rừng dễ dàng bị tàn phá. Lâm tặc xẻ gỗ, thả xuống thung lũng, kéo ra suối, để nước suối mùa lũ tự cuốn gỗ xuống chân núi, rất nhàn hạ.

Kho thảo dược quý trên “nóc nhà Đông Bắc”
Một cây pơ-mu khổng lồ còn sót lại ở Tây Côn Lĩnh. 
Từ những cánh rừng thảo quả, chúng tôi tiếp tục nhằm đỉnh Tây Côn Lĩnh để đi. Cứ mỗi độ cao, đại ngàn Tây Côn Lĩnh lại có một thảm thực vật mới. Cứ hết rừng trúc lại đến rừng cổ thụ, hết rừng cổ thụ lại đến rừng trúc. Càng lên cao, trúc càng nhỏ.
Lên đến độ cao 2.200m, là đến những khu rừng dẻ. Tôi quả thực choáng ngợp trước những khu rừng đẹp như cổ tích. Những thân cây dẻ khổng lồ vài người ôm, rêu xanh mọc trùm kín từ gốc đến ngọn.
Tôi nghỉ chân ở rừng dẻ, “người rừng” Trần Ngọc Lâm và thầy thuốc đông y Phạm Văn Thanh trèo lên các vách đá tìm cây thuốc. Đi một lát, ông Lâm, anh Thanh cười hớn hở khoe rằng, ở Tây Côn Lĩnh xuất hiện những cây thuốc cực quý.

Kho thảo dược quý trên “nóc nhà Đông Bắc”
Ông Lâm chỉ cho Vàng Seo Vần cách kiếm tiền bằng cách nhổ cây giảo cổ lam đem bán. 
Trong số những cây thuốc quý, có một loại mà ông gọi là “Viagra Hoàng Liên”. Loại cây này mọc lẫn trong những bụi cỏ, củ nằm dưới lòng đất, chỉ lên lá vào một mùa nhất định, nên phải hiểu được đặc tính sinh tồn của chúng mới tìm được.
Ông Lâm kể vui, hồi ông cùng nhạc sĩ Đặng Hùng (đã gần 70 tuổi, hiện sống ở Sapa) vào rừng Hoàng Liên Sơn, ông Lâm nhổ cây thuốc này và kể với ông Hùng rằng nó là viagra của Hoàng Liên Sơn, không nên uống khi… không có vợ. Tuy nhiên, ông Hùng không tin. Đêm ấy, hai ông dựng lều trong rừng, ông Lâm đã nấu cây này cho ông Hùng uống. Uống xong, ông Hùng bảo: “Thôi, chú ngủ lại rừng, anh về đây”.

Kho thảo dược quý trên “nóc nhà Đông Bắc”
Lương y Phạm Văn Thanh và cây thuốc "Viagra Hoàng Liên". 
Hôm sau, ông Lâm gặp vợ nhạc sĩ Đặng Hùng, hỏi vui: “Hôm qua anh Hùng bị sao vậy chị?”. Bà cười bẽn lẽn ngượng ngùng: “Khiếp! Chú đầu độc thế nào mà anh ấy coi tôi như con cave”.
Ngoài cây thuốc này, ông Lâm còn tìm được một loại tam thất đặc biệt quý. Loại tam thất này được người Trung Quốc thu mua với giá 4-5 triệu đồng/kg. Ông Lâm đưa cho anh chàng Vàng Seo Vần xem cây và củ tam thất rồi hỏi: “Ở rừng Tây Côn Lĩnh còn nhiều không?”, song Vần lắc đầu bảo: “Hiếm lắm, không còn đâu”.
Theo Vần, từ nhiều năm trước, người Trung Quốc đã mò sang Hoàng Su Phì thu mua loại tam thất này. Lúc đầu, họ mua với giá vài chục ngàn đồng, sau tăng lên vài trăm ngàn và giờ đây, khi giá của loại tam thất này lên đến vài triệu đồng một kg thì nó đã gần như tuyệt chủng. Muốn tìm được những củ tam thất quý hiếm, phải trèo lên vách đá cheo leo, có thể mất mạng bất cứ lúc nào.

Kho thảo dược quý trên “nóc nhà Đông Bắc”
Đường chinh phục Tây Côn Lĩnh khá hiểm trở. Nhiều đoạn phải bám dây rừng mà leo.  
Vượt qua rừng dẻ, lại đến rừng trúc. Chúng tôi cuốc bộ trên sống một dãy núi như đi trên lưng con ngựa. Ông Lâm chợt giữ tôi và anh Thanh lại, bảo Vần phát đường đi trước. Hóa ra, ông Lâm phát hiện được một loại cây thuốc cực quý. Ông Lâm dùng mũi dao nạy nhẹ từng chút một, sau đó nhấc bổng cả củ, rễ và lá cây lên. Thân cây rất nhỏ, chỉ bằng cái nan hoa xe máy, có 7 chiếc lá xòe thành một mặt phẳng trông khá kỳ quái, thế nhưng, củ của nó lại khá to, dài, cong queo, thành đốt, trông như củ chóc dong.
Thất diệp nhất chi hoa có tác dụng ức chế trực tiếp sự phát triển của tế bào ung thư. Nhiều nghiên cứu của các tác giả Trung Quốc cho thấy, dịch chiết thất diệp nhất chi hoa đã góp phần kéo dài thời gian sống của những bệnh nhân bị ung thư dạ dày và ung thư phổi.
ThS. Hoàng Khánh Toàn
Ông Lâm gọi anh chàng Vàng Seo Vần lại hỏi: “Vần có biết đây là cây gì không?”. Vần lắc đầu bảo: “Cây này ta không biết nó tên là gì, nhưng người Trung Quốc mua đắt lắm. Ngày xưa, họ đi từ Trung Quốc sang bản Chúng Phùng đặt mua với giá vài trăm ngàn một kg, giờ họ có trả chục triệu một kg cũng không còn nữa đâu”.
Lại là người Trung Quốc! Ông Lâm thở dài thườn thượt. Cái cây nhỏ xíu với cái củ kỳ quái kia người dân Sapa gọi là cây “Bẩy lá một hoa”, hoặc gọi sang trọng hơn thì là Thất diệp nhất chi hoa, vì nó có 7 lá xòe với bông hoa thuôn ra ở giữa. Cây này còn được gọi là sâm nam, vì nó quý như nhân sâm, củ cũng giống củ sâm. Hiện người giàu có đang truy tìm ráo riết loài cây này để điều trị ung thư.
Theo phán đoán của ông Lâm, với độ cao và thảm thực vật đặc trưng này, nhất định Tây Côn Lĩnh có nhân sâm. Tuy nhiên, để tìm thấy sâm thì phải có ống nhòm, lia từng khe đá trên vách núi, mới có cơ may tìm được.
Cả ngày vòng ngang rẽ dọc tìm đường lên đỉnh Tây Côn Lĩnh, ông Lâm chỉ cho tôi và thầy thuốc đông y Phạm Văn Thanh cả trăm cây thuốc quý, những loài đặc hữu, chỉ xuất hiện ở độ cao từ 2.000 trở lên.

Kho thảo dược quý trên “nóc nhà Đông Bắc”
Cây Thất diệp nhất chi hoa. 
Kho thảo dược quý trên “nóc nhà Đông Bắc”
Lương y Phạm Văn Thanh rất sung sướng khi đào được củ của cây Thất diệp nhất chi hoa. 
Tôi đang mải phát đường, quay lại, chẳng thấy ông Lâm đâu. Hóa ra ông trèo lên một cây kháu vàng, loài cây mà gỗ cứng như thép. Ông thả xuống những cây nấm đỏ thẫm hình thù như vỏ con trai. Ông Lâm bảo, đó chính là nấm linh chi, loại nấm mà người dân ở Quảng Nam đổ xô đi tìm để chữa ung thư, khiến báo chí ầm ĩ một thời. Tôi và anh Thanh xuýt xoa nhét vào balô. Ông Lâm nhìn cảnh đó cười nghiêng ngả. Ông bảo, ở khu rừng như thế này, ở độ cao này, thứ nấm đó có mà nhiều như… nấm rơm. Còn ở rừng Hoàng Liên Sơn, loại linh chi này, ông Lâm đi một ngày, có thể nhặt được cả tấn!
Theo lời ông Lâm, đại ngàn Tây Côn Lĩnh đã bị người Trung Quốc nhổ mất một số loại cây cỏ quý nhất, tuy nhiên, Tây Côn Lĩnh vẫn là một kho thảo dược khổng lồ, cực kỳ có giá trị.

Trong đợt khảo sát từ 25/4/2005 đến 30/4/2005, nhóm công tác bao gồm TS. Lê Trần Chấn, TS. Nguyễn Ngọc Ninh (Trung tâm Đa dạng và An toàn sinh học), KS. Trần Văn Cự (Vườn Quốc gia Tam Đảo) và KS. Nguyễn Danh Viễn (Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, huyện Đồng Văn) đã phát hiện được loài thực vật quý hiếm, đó là cây Bảy lá một hoa, ở độ cao 1.634m, thôn Hapuda B (xã Thài Phìn Tủng, Đồng Văn) và Hồ Thầu (Hoàng Su Phì, Hà Giang).
Cây Bảy lá một hoa có tên khoa học là Paris polyphylla Smith. Còn gọi là Thất diệp chi hoa thuộc họ Trọng lâu (Trilliaceae).
Bảy lá một hoa là cây thảo sống lâu năm, thân khí sinh cao 0,5 - 0,7m, có 5 đến 9 lá xếp thành một vòng. Lá hình mác thuôn, đầu nhọn dài 7 - 15cm, rộng 1,5 - 3cm, có 3 gân. Hoa đơn độc mọc trên đỉnh, cánh hoa màu vàng hình dải.
Bảy lá một hoa là cây thuốc giải độc nổi tiếng, dùng để chữa trị rắn độc cắn hoặc nhọt, bằng cách giã nát thân, rễ của nó và thêm một ít dấm, đắp vào vết thương là được. Thân và rễ sắc lên uống còn chữa được bệnh động kinh, viêm phổi và viêm họng.
Bảy lá một hoa có khu phân bố tương đối hẹp, do đó, sự tồn tại lâu dài của loài này là mỏng manh. Vì vậy, loài này được đưa vào Sách Đỏ Việt Nam, xếp ở cấp R (rare) - cấp hiếm.
Còn tiếp…

Nhận xét

  1. Nhiều bà bầu thiếu axit folic có sao không, vì loại axit này rất cần cho cơ thể người phụ nữ trong thời gian thai kỳ, những thực phẩm giúp bé thông minh trong thời gian thai kỳ là những loại nào, có giúp bé thông minh và phát triển tốt không, bà bầu có nên đọc sách trong thời gian thai kỳ không, vì bà bầu cần nghỉ ngơi nhiều, bà bầu bị nhiễm độc thai nghén có sao không là triệu chứng của bị ngộ độc thực phẩm, dễ ảnh hưởng tới thai nhi, ngộ độc thực phẩm khi mang thai có sao không là điều thắc mắc mà nhiều chị em lo ngại, chúng tôi sẽ giải đáp điều này.

    Trả lờiXóa

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Phân biệt : khoai nước- khoai sọ - dọc mùng - môn bạc hà - Ráy voi....

KHOAI NƯỚC Khoai nước, Môn nước - Colocasia esculenta Schott,  Chi Colocasia - Khoai nước, Khoai môn,  Họ Araceae - ráy, khoai môn, khoai nước, thiên nam tinh,  bộ Alismatales Trạch tả Mô tả:  Khoai nước và Khoai sọ cùng loài nhưng khác thứ: +   Khoai nước - Colocasia esacuenta Schott  trồng nước + Khoai sọ - Colocasia esacuenta  var.  antiquorum  trồng khô.  Cây thảo mọc hoang và được trồng, có củ ở gốc thân hình khối tròn. Lá có cuống cao đến 0,8m; phiến dạng tim, màu lục sẫm nhiều hay ít, tím hay nâu tuỳ giống trồng, gân nổi rõ. Mo vàng có phần ống xanh, đầu nhọn. Trục bông mo mang hoa đực và hoa cái, hoa cái có bầu nhiều noãn. Quả mọng vàng khi chín to 3-4mm. Nơi mọc:   Loài được trồng nhiều ở nước ta và các xứ nhiệt đới để lấy củ ăn. Công dụng:  Ta thường dùng củ nấu ăn với xôi hay nấu chè, làm bánh. Cuống lá cũng thường dùng làm rau ăn nhưng phải xát hoặc ngâm với muối để khỏi ngứa. Cũng dùng muối dưa ăn. Củ tươ...

Tổng hợp các loại đậu

Các loại quả đậu ăn cả vỏ lẫn ruột khi chưa chín Đậu rồng – Đậu khế – Đậu xương rồng – Đậu cánh – Winged bean – Winged pea – Goa bean – Asparagus pea – Four-angled bean. Đậu rồng  còn gọi là đậu khế hay đậu xương rồng, đậu cánh (danh pháp hai phần: Psophocarpus tetragonolobus) là một loài cây thuộc họ Đậu (Fabaceae)  Đậu que – Green bean – String bean – Snap bean. Đậu que   là một tên gọi thường dùng ở Việt Nam để chỉ các loại đậu có dạng quả có đặc điểm dài và ốm, như: Đậu đũa , tên khoa học  Vigna unguiculata sesquipedalis , một loại đậu thuộc  chi Đậu  ( Vigna ),  họ Đậu . Đậu cô ve , tên khoa học  Phaseolus vulgaris , một loại đậu thuộc  chi Đậu cô ve  ( Phaseolus ),  họ Đậu . Đậu cô ve – Đậu a ri cô ve – French beans, French green beans, French filet bean (english) – Haricots verts (french): được trồng ở Đà Lạt. Đậu que ,  đậu ve  hay  đậu cô ve , còn gọi là: đậu a ri cô ve do biến âm từ  tiếng...

Cơm nguội vàng hay còn gọi là cây sếu, phác, cơm nguội Trung Quốc - Celtis sinensis Pers.

Cơm nguội vàng  hay còn gọi là  cây sếu ,  phác ,  cơm nguội Trung Quốc  (tên khoa học:  Celtis sinensis  Pers., tiếng Trung:  朴树 ) là một loài thực vật thuộc  chi Cơm nguội ,  họ Gai dầu  ( Cannabaceae ). Phân loại khoa học Giới   ( regnum ) Plantae (không phân hạng) Angiospermae (không phân hạng) Eudicots Bộ   ( ordo ) Rosales Họ   ( familia ) Cannabaceae Chi   ( genus ) Celtis Loài   ( species ) C. sinensis Danh pháp hai phần Celtis sinensis Pers. Các danh pháp đồng nghĩa có:  Celtis bodinieri   H. Léveillé ;  C. bungeana  var.  pubipedicella   G. H. Wang ;  C. cercidifolia   C. K. Schneider ;  C. hunanensis   Handel-Mazzetti ;  C. labilis   C. K. Schneider ;  C. nervosa   Hemsley ;  C. tetrandra   Roxburgh  subsp.  sinensis   (Persoon) Y. C. Tang .