Chuyển đến nội dung chính

13 sự thật về loài rùa mà ít ai biết đến

1. Mai rùa thực tế được hình thành từ 50 chiếc xương khác nhau.

Bên ngoài trông mai rùa như một cái khiên kiên cố nhưng thực tế bên trong nó lại là nhiều chiếc xương ghép lại và đây là một tổ hợp giữa xương sườn với cột sống.
2. Thực ra thì lớp mai này giống như lồng ngực của rùa nhưng được mang ra bên ngoài thay vì nằm ẩn sau lớp da.

3. Không giống hầu hết các động vật có vỏ, rùa không thể sống khi rời khỏi cái mai của mình được.

4. Khi rụt cổ vào trong mai, cột sống của rùa sẽ rút lại theo hình chữ S như minh họa dưới đây:

5. Một số mai rùa có một cái khớp đóng vai trò như một cái bản lề và cho phép rùa đúng chặt 2 mai lại với nhau sau khi đã chui rút cơ thể vào trong.

6. Mặc dù trông khá chắc chắn nhưng sự thật thì mai rùa không hẳn là cái giáp bảo vệ.

Mai rùa có dây thần kinh bên trong và cũng là nơi cung cấp máu nên nếu mai rùa bị tổn thương thì rùa có thể chảy máu và cảm thấy đau đớn.
7. Vào năm 1968, một cặp rùa cạn ở Nga đã trở thành động vật đầu tiên được bay vào không gian.

"Việc thử nghiệm trên loài rùa đã chứng minh được các sinh vật sống có thể du hành Mặt Trăng mà không bị nguy hại gì, ngoại trừ việc bị sụt cân đi đôi chút, hành trình của 2 chú rùa này đã mở đường cho những cuộc thám hiểm Mặt Trăng sau này", tờ Calvert Journal cho biết.
8. Loài rùa cũng có thể trở thành kẻ săn mồi nguy hiểm

Một trong những giống rùa hung dữ nhất là rùa cá sấu. Một con rùa cá sấu trưởng thành có thể dài đến 76 cm, nặng 90 kg, có bộ hàm cực khỏe, mỏ có hình dạng móc câu sắc bén, móng vuốt như tay gấu và có đuôi vạm vỡ cơ bắp. Thường chúng dụ dỗ con mồi, đôi khi con mồi cũng là một số loài rùa khác, bằng cách nghoe nguẩy đuôi trông giống như con sâu để đưa con mồi vào bẫy.
9. Rùa không có dây thanh âm nhưng chúng vẫn có thể tạo ra âm thanh

Đa số những tiếng phát ra từ rùa là những tiếng xì, tuy nhiên những tiếng kêu của loài rùa được chia thành khoảng 6 loại khác nhau, mỗi loại tương ứng với một hành vi cụ thể. Chúng có thể tạo ra âm thanh bằng cách hất đầu ra ngoài để ép không khí bay ra khỏi phổi tạo thành tiếng.
10. Bộ phận sinh dục của rùa cái nằm ẩn bên trong lỗ hậu môn, như vậy đây vừa là nơi sinh sản vừa là nơi để rùa cái thải chất cặn bã.

11. Ở một số loài rùa, lỗ hậu môn được bao phủ bởi một lớp màng mỏng. Việc trao đổi khí bên trong có thể thông qua lớp màn này khi rùa lặn và cho phép khí oxy tiếp cận được với máu khi đang ở dưới nước.

12. Một số loài rùa có thể sống hơn 100 năm tuổi, trong đó có loài rùa hộp của Mỹ (American Box Turtle).

13. Rùa không chậm như mọi người nghĩ

Chúng là động vật ăn cỏ nên không cần phải ăn đuổi con mồi. Rùa có mai dày nên đa số các loài ăn thịt sẽ không màng đến chúng. Vì vậy chúng không cần phải săn mồi, cũng không cần phải chạy trốn các thú săn mồi khác, cho nên cũng chẳng có lý do gì ép chúng phải nhanh nhẹn cả", theo trang Doctor Science giải thích. Tuy nhiên bạn sẽ bất ngờ khi thấy chúng nhanh nhẹn đến nhường nào mỗi khi gặp nguy hiểm.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Phân biệt : khoai nước- khoai sọ - dọc mùng - môn bạc hà - Ráy voi....

KHOAI NƯỚC Khoai nước, Môn nước - Colocasia esculenta Schott,  Chi Colocasia - Khoai nước, Khoai môn,  Họ Araceae - ráy, khoai môn, khoai nước, thiên nam tinh,  bộ Alismatales Trạch tả Mô tả:  Khoai nước và Khoai sọ cùng loài nhưng khác thứ: +   Khoai nước - Colocasia esacuenta Schott  trồng nước + Khoai sọ - Colocasia esacuenta  var.  antiquorum  trồng khô.  Cây thảo mọc hoang và được trồng, có củ ở gốc thân hình khối tròn. Lá có cuống cao đến 0,8m; phiến dạng tim, màu lục sẫm nhiều hay ít, tím hay nâu tuỳ giống trồng, gân nổi rõ. Mo vàng có phần ống xanh, đầu nhọn. Trục bông mo mang hoa đực và hoa cái, hoa cái có bầu nhiều noãn. Quả mọng vàng khi chín to 3-4mm. Nơi mọc:   Loài được trồng nhiều ở nước ta và các xứ nhiệt đới để lấy củ ăn. Công dụng:  Ta thường dùng củ nấu ăn với xôi hay nấu chè, làm bánh. Cuống lá cũng thường dùng làm rau ăn nhưng phải xát hoặc ngâm với muối để khỏi ngứa. Cũng dùng muối dưa ăn. Củ tươ...

Tổng hợp các loại đậu

Các loại quả đậu ăn cả vỏ lẫn ruột khi chưa chín Đậu rồng – Đậu khế – Đậu xương rồng – Đậu cánh – Winged bean – Winged pea – Goa bean – Asparagus pea – Four-angled bean. Đậu rồng  còn gọi là đậu khế hay đậu xương rồng, đậu cánh (danh pháp hai phần: Psophocarpus tetragonolobus) là một loài cây thuộc họ Đậu (Fabaceae)  Đậu que – Green bean – String bean – Snap bean. Đậu que   là một tên gọi thường dùng ở Việt Nam để chỉ các loại đậu có dạng quả có đặc điểm dài và ốm, như: Đậu đũa , tên khoa học  Vigna unguiculata sesquipedalis , một loại đậu thuộc  chi Đậu  ( Vigna ),  họ Đậu . Đậu cô ve , tên khoa học  Phaseolus vulgaris , một loại đậu thuộc  chi Đậu cô ve  ( Phaseolus ),  họ Đậu . Đậu cô ve – Đậu a ri cô ve – French beans, French green beans, French filet bean (english) – Haricots verts (french): được trồng ở Đà Lạt. Đậu que ,  đậu ve  hay  đậu cô ve , còn gọi là: đậu a ri cô ve do biến âm từ  tiếng...

Cơm nguội vàng hay còn gọi là cây sếu, phác, cơm nguội Trung Quốc - Celtis sinensis Pers.

Cơm nguội vàng  hay còn gọi là  cây sếu ,  phác ,  cơm nguội Trung Quốc  (tên khoa học:  Celtis sinensis  Pers., tiếng Trung:  朴树 ) là một loài thực vật thuộc  chi Cơm nguội ,  họ Gai dầu  ( Cannabaceae ). Phân loại khoa học Giới   ( regnum ) Plantae (không phân hạng) Angiospermae (không phân hạng) Eudicots Bộ   ( ordo ) Rosales Họ   ( familia ) Cannabaceae Chi   ( genus ) Celtis Loài   ( species ) C. sinensis Danh pháp hai phần Celtis sinensis Pers. Các danh pháp đồng nghĩa có:  Celtis bodinieri   H. Léveillé ;  C. bungeana  var.  pubipedicella   G. H. Wang ;  C. cercidifolia   C. K. Schneider ;  C. hunanensis   Handel-Mazzetti ;  C. labilis   C. K. Schneider ;  C. nervosa   Hemsley ;  C. tetrandra   Roxburgh  subsp.  sinensis   (Persoon) Y. C. Tang .