Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 5, 2015

Gỗ Gù hương -Cinnamomum parthenoxylon (Jack) Meisn

Công dụng của Gù Hương Gỗ Gù hương là theo tên gọi ngoài Bắc . Với Miền Nam thường gọi là Xá xị. Gù Hương cũng như long não, tinh dầu, dầu hạt được dùng chữa đau tê thấp.  Gỗ Gù hương là theo tên gọi ngoài Bắc . Với Miền Nam thường gọi là Xá xị . Cũng có hai loại . Gỗ Gù hương đỏ mầu sẫm đỏ vân gỗ rất đẹp . Loại này chỉ tìm thấy ở vùng rừng núi Quảng ninh . Còn đại đa số ở vùng miền còn lại Gù Hương có mầu vàng nhạt sám pha chút sắc xanh ... Gù Hương bị Thực dân Pháp khai thác từ xưa nên trong tự nhiên đa phần chỉ tìm thây ở dạng Lũa hoặc Gỗ tận dụng . Dạng gỗ ván với đường kính to rât hiếm ... Vù hương, Gù lương, Re dầu, Re hương, Xá xị -  Cinnamomum parthenoxylon  (Jack) Meisn., thuộc họ Long não - Lauraceae . Mô tả:  Cây gỗ lớn, cao tới 25m, nhánh non không lông, đen đen. Lá có mùi sả, có phiến bầu dục, dài 6-12cm, rộng 3-6cm, đầu thon, gốc tù không có gân gốc phát triển rõ rệt, gân phụ 6-8 cặp, cuống dài 2-3cm. Chùy hoa ở nách l...

cây xá xị (Smilax regelii, thuộc Chi Khúc khắc)

Xá xị  hay  Sá xị , là một loại nước giải khát tạo hương vị từ nước chiết rễ cây  xá xị  ( Smilax regelii , thuộc  Chi Khúc khắc ), được dùng rộng rãi ở một số quốc gia trên thế giới. Nước xá xị thường được sục thêm khí  cacbonic , thêm có màu sắc giống với  cola  nhưng có hương vị đặc trưng riêng. Tên gọi này có lẽ là do phiên âm từ  tiếng Trung  của 沙示 ( Hán Việt :  sá thị ) hay 沙士 ( sá sĩ ) hay là  sarsi  trong  tiếng Anh . Trước đây, cây xá xị thường chỉ được khai thác lấy gỗ xây dựng, gần đây nhân dân một số tỉnh phía Nam mới khai thác cất từ vỏ thân và gỗ thân một loại tinh dầu mùi thơm dùng pha chế nước uống và làm thuốc. Trong gỗ thân và rễ xá xị có từ 1-2% tinh dầu màu vàng nhạt, mùi thơm dịu, thành phần chủ yếu của tinh dầu là safrol với tỉ lệ 75%.

LỊCH SỬ CỦA NU – QUÀ TẶNG CỦA THIÊN NHIÊN

Theo định nghĩa của từ điển tiếng Việt thì Nu là gỗ có vân xoăn đẹp ở bướu to của một số cây gỗ quý, dùng làm bàn nghế, đồ mỹ nghệ. Nu còn có những cách gọi khác nhau là : núm, nụm. Thực chất đây là sự phát triển riêng biệt của loài cây thân gỗ, khi cây gỗ bị thương tật như sâu bệnh, sét đánh, chặt chem., làm xây xước thân cây… lúc đó cây sẽ sinh ra chất dinh dưỡng đồn tích để nuôi dưỡng phần bị thương tật ấy lành trở lại. Do đặc điểm sinh lý và lý do bảo tồn sự phát triển tự nhiên của cơ thể sống mà dinh dưỡng hấp thu được từ đất, không khí đã tập trung với mức độ cao vào những nơi thương tật làm cho nó phát triển khác thường với những nơi khác. Vì thế mà chỗ thương tật phình ra thành bươu, mức độ lớn của bươu phụ thuộc vào khả năng hấp thụ dinh dưỡng, thời gian sinh trưởng của cây. Thường thì bướu có đường kính to hơn đường kính thân cây chủ. Nói thế không có nghĩa là muốn có nu thì tạo ra thương tích trên cây là được. Thực tế là tỷ lệ thành bướu rất thấp, có khi hàng trăm cây mới đ...

PHÂN BIỆT CÁC LOẠI GỖ QUÝ

Nhiều người tự hỏi tai sao gỗ tự nhiên lại quý và có giá thành cao , và chúng khác nhau như thế nào để giúp các bạn mình xin đưa ra một số hiều biết về gỗ tự nhiên như sau : Gỗ cẩm lai (Dalbergia bariaensis) Cẩm Lai là một loại gỗ quý, gỗ có màu nâu hồng, có vân đen, cứng, thớ mịn, khá ròn, rễ gia công, mặt cắt nhẵn, rễ đánh bóng, ăn véc ni. Thường được dùng để đóng đồ đạc cao cấp. Gõ Đỏ(Afzelia xylocarpa) Gỗ có đỏ màu đỏ nhạt hoặc đỏ thẫm , có chỗ nổi vằn đen giống da hổ, nên có nơi còn gọi là cây Hổ bì. Gỗ cứng, rất bền, thường được dùng đóng bàn ghế, giường tủ, đồ chạm trổ cao cấp. Những u gỗ trên thân có… Gỗ Giáng Hương.(Pterocarpus pedatus pierre) : sàn gỗ giáng hương Gỗ bên,có mầu nâu hồng,mịn đẹp và thơm. – Gỗ bền,đẹp thường được dùng để đóng bàn ghế,giường tủ,tạc tượng khắc tranh. – Gỗ có màu nâu hồng,mịn đẹp và thơm. – Gỗ khá nặng,vân đẹp,không bi mối mọt,ít cong vênh,do lắm dầu nên ít nứt nẻ. – Nhựa cây có màu đỏ,có thê dùng để nhuộm,khi ngâm,...

Gỗ Sưa-Dalbergia tonkinensis Prain

– Tên thông thường: Gỗ Sưa – Tên khoa học: Dalbergia tonkinensis Prain – Là cây gỗ nhỏ, còn có tên khác là trắc thối – Gỗ sưa có ý nghĩa tâm linh rất lớn, Thời phong kiến vua chúa thường dùng gỗ sưa để đóng đồ nội thất trong cung đình vì nó vừa làm hương liệu vừa làm dược liệu – Gỗ vừa cứng lại vừa dẻo, chịu được mưa nắng – Gỗ có màu đỏ, màu vàng, có vân rất đẹp – Có mùi thơm mát thoảng hương trầm – Cây mọc ở đất ẩm thường xanh không rụng lá, và cũng mọc với các loài cây khác Sưa hay sưa Bắc Bộ, trắc thối, huê mộc vàng, danh pháp khoa học Dalbergia tonkinensis Prain, là một loài cây thân gỗ thuộc họ Đậu (Fabaceae). – Đặc điểm nhận biết Là cây gỗ nhỡ, lá thường xanh có thể cao tới 10-15 m, sinh trưởng trung bình, thân màu vàng nâu hay xám, nứt dọc. Lá dài 9-20 cm; cuống không lông; lá kèm sớm rụng, nhỏ, có lông nhỏ mịn và thưa, màu nâu vàng. Các cuống nhỏ không lông; số lá chét 5-9, với lá chét tận cùng thường là to nhất, hình trứng hay hơi thuôn dài, nhẵn, chất ...

Gỗ ghép thanh là gì?

Những  thanh gỗ  nhỏ đã qua xử lý hấp sấy, trên dây chuyền công nghệ tiên tiến, thiết bị hiện đại, gỗ được cưa, bào, phay, ghép, ép, chà và sơn phủ trang trí.  Ván ghép tha nh  được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực sản xuất đồ  m ộc, trang trí nội thất, sản xuất ván sàn và nhiều sản phẩm khác như  ván lạng Có 4 cách thức  gỗ  ghép  song song, mặt, cạnh, giác. Gỗ ghép song gồm nhiều  thanh g ỗ  cùng chiều dài, có thể khác chiều rộng, ghép song song với nhau. Gỗ g hép  mặt gồm nhiều thanh gỗ ngắn, ở hai đầu được xẻ theo hình răng lược rồi ghép lại thành những thanh có chiều dài bằng nhau, rồi tiếp tục ghép song song các thanh, cho nên chỉ nhìn thấy vết ghép hình răng lược trên bề mặt ván, thị trường Nhật rất chuộng loại ván này.

Gỗ HDF là gì? Đặc tính cấu tạo gỗ HDF

Tầm   gỗ H DF  hay còn gọi là tấm ván ép HDF là từ viết tắt của từ High Density  Fiberboard -  Gỗ H DF  được tạo theo quy trình như sau: nguyên liệu bột gỗ được lấy từ nguyên liệu sản xuất sản phẩm nội thất là gỗ tự nhiên rừng trồng nguyên khối: Luộc và sấy khô trong môi trường nhiệt độ cao, từ 1000C – 2000C.  Gỗ  được xử lý hết nhựa và sấy khô hết nước, với dây chuyền xử lý hiện đại và công nghiệp hoá hoàn toàn,  G ỗ  được đảm bảo chất lượng cao và thời gian xử lý nhanh.  B ột gỗ  được xử lý kết hợp với các chất phụ gia làm tăng độ cứng của gỗ, chống mối mọt, sau đó được ép dưới áp suất cao (850-870 kg/cm2) và được định hình thành tấm  gỗ HD F  có kích thước 2.000mm x 2.400mm, có độ dày từ 6mm – 24mm tùy theo yêu cầu. ván lạng - Các tấm ván  HDF  sau khi đã được xử lý bề mặt sẽ được chuyển sang dây chuyền cắt theo kích thước đã được thiết kế định hình, cán phủ lớp tạo vân  gỗ  và lớp phủ bề mặ...

Đặc điểm của gỗ Sồi

Gỗ Sồi  (oak) được nhập khẩu từ Mỹ. Các sản phẩm nội thất được làm bằng  gỗ S ồi  luôn tạo cảm giác ngôi nhà hài hòa với ánh sáng tự nhiên, trẻ trung, ấm cúng và hiện đại. G ỗ Sồi  gồm có 2 loại: Sồi Trắng và Sồi Đỏ Gỗ Sồi đỏ  (Red Oak) – Tên Khoa Học : Quercus spp. Màu sắc, mặt gỗ, đặc tính và đặc điểm của gỗ Sồi đỏ có thể thay đổi tùy thuộc vào từng vùng trồng gỗ. Về cơ bản gỗ Sồi đỏ tương tự như   gỗ Sồi trắng . Dát gỗ từ màu trắng đến nâu nhạt, tâm gỗ màu nâu đỏ hồng. Gỗ có ít đốm hình nổi bật vì các tia gỗ nhỏ hơn. Đa số thớ gỗ thẳng, mặt gỗ thô. Đặc tính ứng dụng: Gỗ chịu máy tốt, độ bám ốc và đinh tốt dù phải khoan trước khi đóng đinh và ốc. Gỗ có thể được nhuộm màu và đánh bóng để thành thành phẩm tốt. Gỗ khô chậm, có xu hướng nứt và cong vênh khi phơi khô. Độ co rút lớn và dễ bị biến dạng khi khô. Đặc tính vật lý : Gỗ cứng và nặng, độ chịu lực uốn xoắn và độ trung bình, độ chịu lực nén cao. Dễ uốn cong bằng hơi nước. Độ bền: ...

Gỗ sưa là gỗ gì? đặc điểm chung của gỗ sưa

Có hai loài sưa chính là:  Sưa trắng  và  Sưa đỏ . Sưa trắng cho hoa đẹp, quả to, đốt không có mùi. Nhưng giá trị gỗ không bằng sưa đỏ.  Sưa đỏ trông gần giống sưa trắng, quả kết thành từng chùm, đốt lên có mùi thối đặc trưng. Là cây ưa sáng, ưa đất sâu, dày, độ ẩm cao. Phân bố ở độ cao dưới 500m. Có khả năng tái sinh hạt tốt. Lá dạng lông chim. Mỗi nhành lá có khoảng từ 7-15 lá, mọc so le, lá cuối to hơn, hình lưỡi mác. Thân cây nhẵn, màu xám trắng, lúc nhỏ thân cây hơi cong queo. Đầu mùa xuân thay lá, hoa màu trắng rất đẹp. Gỗ trắc, thơm và có tỉ trọng nặng hơn gỗ bình thường. Vân gỗ đẹp, rất được ưa chuộng để làm đồ dùng theo phong thuỷ. Loài cây này chủ yếu phân bổ ở miền Bắc Việt Nam và được tìm thấy rải rác tại  Hải Nam ,  Trung Quốc (gọi là Hoàng (hay huỳnh đàn Việt Nam). Gỗ trắc thối cho mùi thơm quyến rũ thoảng nhẹ kiểu hương trầm. Khi đốt tàn có màu trắng đục, mùi khó chịu nên được gọi là trắc thối. Gỗ trắc thối chỉ dùng phần lõi những...

Gỗ Teak là gỗ gì?

-  Teak  là cây rụng lá, gốc thường có rãnh và có bạnh. Cao 30 m, đường kính 60–80 cm. Vỏ ngoài màu xám vàng, nứt dọc thành vảy nhỏ, dài và hẹp, thịt vỏ có xơ. Cành non phủ lông hình sao, màu gỉ sắt. Lá hình trái xoan, hình trứng ngược hoặc gần hình tròn. Cụm hoa lớn hình chùy, gồm những xim 3 nhánh, mọc đối. -  Gỗ Teak  màu vàng sẫm, hay xám hơi nâu. Vòng năm rễ nhận, gỗ muộn mạch thưa, nhỏ hơn gỗ sớm. Tia nhỏ, mật độ thưa. Gỗ nặng trung bình, tỷ trọng 0,7. Lực kéo ngang thớ 32 kg/cm², lực nén dọc thớ 471 kg/cm², oằn 1.253 kg/cm². -  Teak  là loại gỗ quý.  Gỗ Teak  có vân rất đẹp, kết cấu tốt, thớ to nhưng mịn, không cong vênh, nứt nẻ, không bị mối mọt, nấm mộc phá hoại. Ngoài ra,  Teak  lại dẻo, dễ uốn cong, chịu lực cao nên dùng đóng bàn ghế, tủ.  Teak  là loại gỗ có khả năng đáp ứng được sự thay đổi về thời tiết và những môi trường khắc nghiệt nhất mà không có loại gỗ nào có thể so sánh được. Vì vậy,  gỗ...

Gỗ trắc

Cây  gỗ  to, thường xanh (rất ít khi rụng lá), cao 25 - 30m, đường kính thân đến 0,6m, hay hơn nữa. Vỏ ngoài màu vàng nâu, nút dọc, có khi bong từng mảng lớn. Lá kép lông chim lẻ một lần, dài 12 - 23cm mang 5 - 9 lá chét hình trái xoan, đầu và gốc tù, nhẵn, chất da; lá chét ở tận cùng thường to nhất (dài 6cm, rộng 2,5 - 3cm), các lá chét khác trung bình dài 3,5 - 5cm rộng 2,2 - 2,5 cm. Cụm hoa hình chùy ở nách lá, dài 7 - 15cm, thưa. Hoa trắng có đài hợp, xẻ 5 răng, nhẵn. Cánh hoa có móng thẳng. Nhị 9 thành 2 bó (5 nhị và 4 nhị); quả đậu rất mảnh, hình thuôn dài, gốc thót mạnh, đỉnh nhọn, dài 5 - 6cm, rộng 1 - 1,1cm, thường chứa 1, ít khi 2 hạt Sản phẩm chính:   ván lạng Sinh học: Mùa hoa tháng 5 - 7, mùa quả chín tháng 9 - 12. Mức tăng trưởng trung bình. Tái sinh bằng hạt và bằng chồi. Cây có khả năng nẩy chối mạnh sau khi bị chặt, nhưng nếu chồi ở cách xa gốc thì dễ bị đổ gãy. Cây con xuất hiện nhiều ở ven rừng, ven đường đi, chỗ đất trống, hầu hết có nguồn gốc c...