Chè vằng là một cây nhỏ, thường thấy cây mọc thành bụi ở bờ rào hay bụi tre, hoặc bám vào các cây lớn. Thân cây cứng, chia thành từng đốt, đường kính 5-6mm, chia thành nhiều cành, thân và cành đều nhẵn,
Cây Chè Vằng. Danh pháp khoa học: Jasminum subtriplinerve Blume, thuộc họ nhài ...Cây Chè Vằng có tên khoa học là: JOSmimum Subtriplinerve Blume, thuộc họ nhài (Olena ceae). Là loại cây dây leo mọc hoang nhiều ở các vùng rừng núi Việt Nam, tập trung nhiều nhất ở các tỉnh Quảng Trị, Quảng Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh… Đặc biệt là ở vùng La Vang Quảng Trị do thiên nhiên ưu đãi ban tặng vùng dược liệu quý hiếm Chè Vằng đặc thù mà duy nhất nơi đây có được.
Đây là đặc sản của “Hành lang kinh tế Đông Tây”
Chè Vằng có vị đắng, tính mát. Theo kinh nghiệm dân gian dùng cây chè vằng sắc lấy nước uống với mục đích: Thanh nhiệt, mát gan, lợi mật, lợi sửa, tiêu độc, tiêu mỡ, giảm béo, kích thích tiêu hóa và đặc biệt rất tốt cho phụ nữ.
CHÈ VẰNG (Jasminum subtriplinerve Blume) Họ Nhài (Oleaceae)
Tên khác: Vằng, Chè cước nam, Cây dâm trắng, Dây cẩm văn.
Mùa hoa quả: Tháng 7-10.
Phân bố: cây mọc hoang ở khắp nơi.
Đặc điểm sinh học:
- Ưa sáng, thích ẩm, chịu bóng nhẹ.
- Dây leo cuốn vươn cao, sống nhiều năm.
- Mọc thành bụi trườn xen lẫn với nhiều cây bụi khác ở ven rừng, đồi núi.
Bộ phận dùng: Lá, rễ.
Công dụng: Làm thuốc chữa nhiều bệnh, nấu nước uống sau khi sinh, chữa sung vú, rắn cắn. Có nơi còn nấu nước tắm cho trẻ con bị ghẻ lở.
Nhận xét
Đăng nhận xét