Chuyển đến nội dung chính

Bạch hoa xà (Plumbago zeylanica L., Ohela alba Lour.).

 Cây mọc hoang ở khấp nơi ở Việt Nam: Nam, bắc, miền núi, miền đồng bằng đều có. Còn thấy ở Ấn Độ, Malai xia, nam Trung Quốc. Nhật Bản, Inđônêxya, châu Phi.

Còn gọi là bạch tuyết hoa, cây chiến (Bắc Lệ, Lạng Sơn), cây đuôi công, pit phì khao (Luang Prabang), xitraca (Ấn Độ).

Tên khoa học Plumbago zeylanica L., Ohela alba Lour.).

Thuộc họ Đuôi công Plumbaginaceae.

Mô tả cây

 

Bạch hoa xà

Bạch hoa xà là một loài cỏ sống dai, cao 0,30- 0,60m, có thân rễ, thân có đốt và nhẵn. Lá mọc so le, hình trứng đầu nhọn, phía cuống hơi như ôm vào thân, mép nguyên, không có lông, nhưng mặt dưới hơi trắng nhạt. Hoa màu trắng, mọc thành bông ở đầu cành hay kẽ lá, đài hoa có lông dài, nhớt. Tràng dài gấp 2 lần đài. Mùa hoa gần như quanh năm nhưng nhiều nhất vào các tháng 5-6.

Phân bố, thu hái và chế biến

Cây mọc hoang ở khấp nơi ở Việt Nam: Nam, bắc, miền núi, miền đồng bằng đều có. Còn thấy ở Ấn Độ, Malai xia, nam Trung Quốc. Nhật Bản, Inđônêxya, châu Phi.

Thường người ta dùng rễ tươi: Để lâu kém tác dụng. Rễ đào về có đường kính 2-5cm, khi khô có màu đỏ nhạt, mép ngoài sẫm, có những rãnh dọc, phần trong màu nâu, vị hắc và buồn nôn. Tính chất ăn da và làm phồng da.

Có nơi dùng cả lá tươi để làm thuốc.

Thành phần hóa học

Trong rễ cây bạch hoa xà có một chất gọi là plumbagin hay plumbagon hoặc ophloxylin.

Plumbagín có công thức mytyl-2-juglon hay metyl-2-hyddroxy-5-naphtoquinon-l-

Plumbagin hắc và gây xung huyết da. Dung dịch plumbagin trong nước tiêm vào bụng chuột trắng có chửa sẽ gây chết thai và rối loạn buồng trứng.

Tại Ấn Độ, người ta dùng plumbagin chiết từ rễ bạch hoa xà để điều trị khối u ung thư thực nghiệm trên chuột làm giảm 70%.

Công dụng và liều dùng

Cây bạch hoa xà mới chỉ thấy được dùng trong phạm vi nhân dân làm thuốc chữa những bệnh ngoài da, những vết loét, vết thương. Thường dùng rễ hay lá giã nhỏ với cơm cho thành một thứ bột nhão, đắp lên những nơi sưng đau. Có nơi sắc rễ lấy nước bôi ghẻ, lá bạch hoa xà giã nát đắp lên đầu chốc lở đã rủa sạch hê thấy nóng thì bỏ ra. Do nhựa của cây bạch hoa xà làm chậm sự thành sẹo cho nên một số dân châu Phi đã dùng nhựa cây này bôi lên các hình vẽ trên người bàng dao cạo để cho hình nổi lên nó có tác dụng tăng sinh trưởng những tổ chức đã bị rạch.

Tại một số nước châu Phi, nhân dân dùng bột rễ cây này trộn với chất nhầy của một loại dâm bụt (Hìbìscus esculeníus) có nơi gọi là cây mướp tây (có trồng ở Việt Nam lấy quả ăn được) để đắp lên các vết hủi, sau đó người ta đắp lên đó một loại lá khô của một cây có nhựa chưa xác định được tên khoa học, nhưng dân Nigiêria (châu Phi) đã gọi tên là cây Niêcca.

Tại Ấn Độ và Nhật Bản, người ta dùng rễ cây này làm thuốc sẩy thai: Cho uống bột rễ cây này hay tán một ít bột cho vào khoang tử cung, thai sẽ tự ra do bị kích thích, nhưng hay gây ra viêm tử cung có khi chết người.

Cần chú ý nghiền cứu.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Phân biệt : khoai nước- khoai sọ - dọc mùng - môn bạc hà - Ráy voi....

KHOAI NƯỚC Khoai nước, Môn nước - Colocasia esculenta Schott,  Chi Colocasia - Khoai nước, Khoai môn,  Họ Araceae - ráy, khoai môn, khoai nước, thiên nam tinh,  bộ Alismatales Trạch tả Mô tả:  Khoai nước và Khoai sọ cùng loài nhưng khác thứ: +   Khoai nước - Colocasia esacuenta Schott  trồng nước + Khoai sọ - Colocasia esacuenta  var.  antiquorum  trồng khô.  Cây thảo mọc hoang và được trồng, có củ ở gốc thân hình khối tròn. Lá có cuống cao đến 0,8m; phiến dạng tim, màu lục sẫm nhiều hay ít, tím hay nâu tuỳ giống trồng, gân nổi rõ. Mo vàng có phần ống xanh, đầu nhọn. Trục bông mo mang hoa đực và hoa cái, hoa cái có bầu nhiều noãn. Quả mọng vàng khi chín to 3-4mm. Nơi mọc:   Loài được trồng nhiều ở nước ta và các xứ nhiệt đới để lấy củ ăn. Công dụng:  Ta thường dùng củ nấu ăn với xôi hay nấu chè, làm bánh. Cuống lá cũng thường dùng làm rau ăn nhưng phải xát hoặc ngâm với muối để khỏi ngứa. Cũng dùng muối dưa ăn. Củ tươi giã nhỏ dùng đắp trị mụn nhọt có mủ. Dùng ngoài giã nhỏ t

Tổng hợp các loại đậu

Các loại quả đậu ăn cả vỏ lẫn ruột khi chưa chín Đậu rồng – Đậu khế – Đậu xương rồng – Đậu cánh – Winged bean – Winged pea – Goa bean – Asparagus pea – Four-angled bean. Đậu rồng  còn gọi là đậu khế hay đậu xương rồng, đậu cánh (danh pháp hai phần: Psophocarpus tetragonolobus) là một loài cây thuộc họ Đậu (Fabaceae)  Đậu que – Green bean – String bean – Snap bean. Đậu que   là một tên gọi thường dùng ở Việt Nam để chỉ các loại đậu có dạng quả có đặc điểm dài và ốm, như: Đậu đũa , tên khoa học  Vigna unguiculata sesquipedalis , một loại đậu thuộc  chi Đậu  ( Vigna ),  họ Đậu . Đậu cô ve , tên khoa học  Phaseolus vulgaris , một loại đậu thuộc  chi Đậu cô ve  ( Phaseolus ),  họ Đậu . Đậu cô ve – Đậu a ri cô ve – French beans, French green beans, French filet bean (english) – Haricots verts (french): được trồng ở Đà Lạt. Đậu que ,  đậu ve  hay  đậu cô ve , còn gọi là: đậu a ri cô ve do biến âm từ  tiếng Pháp :  haricot vert , danh pháp khoa học Phaseolus vulgaris , là một giống  đ

Cơm nguội vàng hay còn gọi là cây sếu, phác, cơm nguội Trung Quốc - Celtis sinensis Pers.

Cơm nguội vàng  hay còn gọi là  cây sếu ,  phác ,  cơm nguội Trung Quốc  (tên khoa học:  Celtis sinensis  Pers., tiếng Trung:  朴树 ) là một loài thực vật thuộc  chi Cơm nguội ,  họ Gai dầu  ( Cannabaceae ). Phân loại khoa học Giới   ( regnum ) Plantae (không phân hạng) Angiospermae (không phân hạng) Eudicots Bộ   ( ordo ) Rosales Họ   ( familia ) Cannabaceae Chi   ( genus ) Celtis Loài   ( species ) C. sinensis Danh pháp hai phần Celtis sinensis Pers. Các danh pháp đồng nghĩa có:  Celtis bodinieri   H. Léveillé ;  C. bungeana  var.  pubipedicella   G. H. Wang ;  C. cercidifolia   C. K. Schneider ;  C. hunanensis   Handel-Mazzetti ;  C. labilis   C. K. Schneider ;  C. nervosa   Hemsley ;  C. tetrandra   Roxburgh  subsp.  sinensis   (Persoon) Y. C. Tang .